Tin tức
Rau lang - loài rau dân dã tốt như thần dược
- 21/11/2022 | Bất ngờ trước những tác dụng của rau sam đối với sức khỏe
- 07/11/2022 | Rau ngổ: công dụng và những bài thuốc tốt cho sức khỏe ít ai biết đến
- 04/01/2023 | Rau dớn - món ăn dân giã mang vị thuốc tự nhiên bổ dưỡng
1. Thành phần hoạt chất của cây rau lang
Rau lang (cam thử, phiên chử) là phần thân và lá của cây khoai lang - loại cây thân thảo chủ yếu được trồng để lấy củ. Loại rau này có thể chế biến thành nhiều kiểu món ăn khác nhau như: luộc, nấu canh, xào,... vừa ngon miệng vừa tốt cho sức khỏe.
Rau lang dễ trồng, dễ chế biến nên được trồng rất phổ biến
Theo Đông y thì rau lang là thảo mộc không độc, có tính bình, giúp bồi bổ sức khỏe, tăng cường thị lực, lợi mật, chữa vàng da,... Y học hiện đại cho rằng rau lang rất nhiều vitamin B6, C, riboflavin,... Trong 100g rau lang chứa các chất dinh dưỡng điển hình như: 22kcal năng lượng, 91.8g nước, 2.6g protein, 2.8g tinh bột, 11mg vitamin C, 900mg vitamin BB; các loại khoáng chất như: 48mg canxi, 54mg phốt pho, 2.7mg sắt,...
2. Lợi ích sức khỏe và các món ăn từ rau lang
2.1. Công dụng của rau lang với sức khỏe
Không chỉ là thực phẩm dinh dưỡng có hàm lượng chất xơ cao mà rau lang còn có khả năng phòng ngừa, điều trị tương đối nhiều bệnh lý.
- Giải độc và thanh nhiệt
Rau lang có tác dụng tích cực trong việc làm mát và thanh nhiệt cho cơ thể. Không những thế đây còn là thực phẩm giàu chất diệp lục có khả năng làm sạch máu và loại bỏ bớt độc tố ở trong cơ thể.
- Phòng ngừa đái tháo đường
Lá cây rau lang có đặc tính giảm đường huyết và đọt rau lang đỏ có chứa chất gần giống với insulin nên rất tốt cho bệnh nhân tiểu đường.
- Chống oxy hóa
Protein trong rau lang có khả năng chống lại sự oxy hóa. Loại protein này chứa khoảng 1/3 hoạt tính chống oxy hóa của glutathione - chất có vai trò lớn trong việc tạo ra chất chống oxy hóa bên trong cơ thể.
- Chống béo phì
Cây rau khoai lang ít tinh bột và nhiều chất xơ nên rất tốt với những người đang trong chế độ giảm cân. Bản thân loại rau này vừa là nguồn cung cấp dinh dưỡng cho cơ thể vừa làm giảm cảm giác thèm ăn nên là một gợi ý không tồi trong chế độ ăn của người cần ổn định cân nặng.
Rau lang giàu chất xơ nên nhuận tràng và ngừa táo bón hiệu quả
- Ngừa táo bón
Rau lang vị ngọt, tính mát và chứa nhiều chất xơ nên giúp nhuận tràng. Đặc biệt, lá rau lang chứa khoảng 1.95% - 1.97% chất nhựa tẩy nên vừa nhuận tràng vừa ngăn ngừa tình trạng táo bón.
2.2. Món ăn ngon từ rau lang
Có nhiều cách chế biến rau khoai lang nhưng món ăn được nhiều người ưa chuộng và giàu dinh dưỡng nhất phải kể đến:
- Món xào
Rau lang xào tỏi là món ăn chứa đầy vị bùi của tỏi cùng vị thơm đặc trưng của thứ rau dân dã, rất thân thuộc với các bữa ăn của đại đa số gia đình Việt. Cách làm rất đơn giản, chỉ cần lấy phần ngọn rau lang non đem rửa sạch, luộc sơ qua rồi phi thơm tỏi trên chảo dầu sau đó cho rau lang vào, nêm nếm gia vị vừa ăn, xào trong khoảng 10 phút là được.
- Món luộc
Để làm được món ăn này chỉ cần lấy phần ngọn cùng với lá non đem rửa sạch sau đó luộc chín là có ngay đĩa rau xanh mướt ngon lành. Rau lang luộc có thể chấm chao hoặc nước mắm đều cho hương vị rất thơm ngon.
- Món canh
Canh rau lang nấu tôm là món dễ chế biến mà vẫn đầy đủ dưỡng chất. Đầu tiên chỉ cần đảo sơ cho tôm chín rồi thêm nước vào nấu sôi và cho rau lang đã được rửa sạch, thái nhỏ vào, nêm nếm lại vừa ăn, chờ cho nước sôi lại là có ngay nồi canh thanh mát rồi.
Rau lang xào tỏi - món ăn ngon và bổ dưỡng với sức khỏe
3. Một số bài thuốc tốt cho sức khỏe từ dược liệu rau lang
Là loại rau có vị ngọt, tính bình và không độc nên rau lang có tác dụng chữa rối loạn kinh nguyệt, bồi bổ sức khỏe,... Các bài thuốc chữa bệnh từ dược liệu rau lang được nhiều người tin dùng gồm:
- Chữa mỏi gối, đau lưng do thận âm hư: sắc 30g rau khoai lang cùng với mai rùa để lấy nước uống.
- Thanh nhiệt và giải độc: ăn rau lang luộc chung trong bữa ăn hoặc nấu canh khoai lang.
- Chữa mụn nhọt: lấy đậu xanh, rau lang cùng một chút muối đem giã nhuyễn sau đó cho vào tấm vải, bọc lại rồi đắp lên vết mụn.
- Chữa táo bón: 60 - 100g rau lang tươi đem sắc lấy nước uống.
- Chữa thiếu sữa: xào 250g rau lang cùng với thịt cho chín mềm rồi dùng trong bữa ăn.
- Chữa quáng gà: xào lá rau lang non với gan lợn hoặc gan gà và ăn thường xuyên.
4. Lưu ý khi sử dụng rau lang
Tuy rau lang là thực phẩm chứa nhiều chất dinh dưỡng tốt cho sức khỏe nhưng khi sử dụng loại rau này vẫn cần lưu ý:
- Không ăn rau khi đói để tránh bị hạ đường huyết xuống mức thấp.
- Để đạt được mục đích nhuận tràng nên ăn rau lang luộc chín chứ không nên dùng rau lang sống vì dễ gây táo bón.
- Nên ăn kèm rau lang với các loại thực phẩm giàu chất đạm để cân bằng dưỡng chất.
- Khi luộc rau lang để chữa bệnh, nếu cần dùng phần nước thì nên chắt nước thứ nhất đi rồi luộc lại để lấy nước thứ hai để không bị hăng và chát.
Về cơ bản, các món ăn từ rau khoai lang vừa lành vừa bổ cho sức khỏe nên rất đáng để có trong thực đơn của mỗi gia đình. Hương vị béo, thơm đặc trưng của loại rau này dễ kích thích vị giác, khiến bữa ăn trở nên ngon miệng hơn. Ăn rau lang giúp làm đẹp da, chống oxy hóa, cải thiện miễn dịch, làm sáng mắt, hạ đường huyết,... Tuy nhiên, không nên ăn rau lang thường xuyên vì trong nó có nhiều canxi, rất dễ gây ra bệnh sỏi thận.
Mong rằng những chia sẻ này đã giúp bạn biết được thêm về công dụng của thực phẩm tự nhiên an lành mang tên rau lang để không bỏ qua các món ăn ngon từ vị thuốc này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!