Tin tức

Rối loạn lipid máu là bệnh gì - những điều bạn nên biết!

Ngày 25/02/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Khi nồng độ Lipid trong máu tăng cao bất thường, bạn sẽ có nguy cơ gặp phải các biến chứng liên quan đến tim mạch. Vậy rối loạn lipid máu là bệnh gì? Mời bạn đọc theo dõi bài viết dưới đây, chúng tôi sẽ giúp bạn hiểu rõ hơn về bệnh, đồng thời đưa ra cách điều trị giảm lượng Lipid hiệu quả.

1. Lipid máu là gì?

Để việc tìm hiểu rối loạn lipid máu là bệnh gì trở nên dễ dàng hơn, bạn nên nắm được khái niệm về Lipid máu.

Lipid máu còn được gọi là mỡ máu bao gồm nhiều thành phần khác nhau, nhưng chủ yếu là: Cholesterol và Triglyceride.

Cholesterol là được xem là thành phần quan trọng nhất, nó có ở khắp các cơ quan bộ phận với vai trò giúp cơ thể hoạt động và phát triển bình thường. Ngoài gan thì chúng được tổng hợp từ những cơ quan khác và còn lại là từ thức ăn có nguồn gốc động vật.

Cholesterol không phải lúc nào cũng xấu, chúng cũng có loại tốt là HDL với chức năng vận chuyển Cholesterol từ máu trở về gan, từ đó làm giảm nguy cơ dẫn đến xơ vữa động mạch và các biến chứng liên quan đến tim mạch. Cholesterol tốt chỉ chiếm khoảng 1/4 - 1/3 tổng số cholesterol trong máu. Những người có thói quen hút thuốc lá, lười vận động, béo phì,… thì hàm lượng HDL trong máu càng giảm.

Đối với Cholesterol xấu LDL, khi nồng độ tăng cao trong máu sẽ dẫn đến hiện tượng lắng đọng ở thành mạch máu, nhất là não và tim từ đó tạo nên các mảng xơ vữa động mạch. Nếu mảng xơ vữa càng tích tụ nhiều thì mạch máu sẽ bị tắc nghẽn hoặc vỡ ra gây tai biến, nhồi máu cơ tim đột ngột. Nguyên nhân làm gia tăng LDL thường liên quan đến chế độ ăn uống, sinh hoạt không lành mạnh, bệnh lý đái tháo đường, tăng huyết áp.

2. Rối loạn lipid máu là bệnh gì?

Vậy rối loạn lipid máu là bệnh gì, được biết bệnh xảy ra khi hàm lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid tăng bất thường trong máu, cùng với đó là sự suy giảm của HDL - Cholesterol tốt.

Nếu không phát hiện và chữa trị kịp thời, bệnh sẽ dẫn đến một loạt biến chứng nguy hiểm như: xơ vữa động mạch, tăng huyết áp, nhồi máu cơ tim, mạch vành, đột quỵ,…

Ngoài ra, rối loạn lipid máu còn làm tăng nguy cơ mắc viêm tụy cấp, nếu tái phát nhiều lần sẽ chuyển thành viêm tụy mạn và gây đái tháo đường.

Bệnh xảy ra khi hàm lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid tăng bất thường, cùng với sự suy giảm của HDL - Cholesterol tốt

Bệnh xảy ra khi hàm lượng Cholesterol toàn phần, Triglycerid tăng bất thường, cùng với sự suy giảm của HDL - Cholesterol tốt

Nguyên nhân:

Dưới đây là những nguyên nhân dẫn đến rối loạn mỡ máu, bạn nên chú ý để giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh này:

  • Thói quen ăn uống nhiều dầu mỡ, sử dụng rượu bia trong thời gian dài.

  • Thường xuyên căng thẳng, chịu áp lực hoặc mắc bệnh đái tháo đường khiến nhu cầu sử dụng lipid dự trữ trong cơ thể tăng, từ đó dẫn đến rối loạn.

  • Chất tiêu mỡ trong cơ thể bị suy giảm làm quá trình chuyển hóa bị rối loạn, mỡ lắng đọng lại trong cơ thể.

Triệu chứng:

Đa số người bệnh chỉ phát hiện mình bị rối loạn lipid máu khi nồng độ Cholesterol đã tăng vượt ngưỡng, đi kèm với những biến chứng ở các cơ quan như: nhồi máu cơ tim, tai biến,… Dưới đây là những triệu chứng giúp bạn dễ dàng nhận biết được bệnh, từ đó sớm có biện pháp điều chỉnh lượng mỡ máu:

  • Các chỉ số huyết áp không ổn định, cơ thể rơi vào tình trạng mệt mỏi thường xuyên chóng mặt, ăn uống khó tiêu.

  • Dưới da xuất hiện các nốt ban vàng không ngứa cũng không đau.

  • Tay chân đau nhức, tê bì hoặc sưng tấy do cholesterol tăng cao gây tắc nghẽn mạch khiến máu không thể lưu thông đến chân, tay.

  • Có cảm giác đau tức, nặng ngực, cơn đau có thể lan sang hai cánh tay hoặc sau lưng.

Khi bị rối loạn mỡ máu bạn sẽ có biểu hiện đau tức, nặng ngực, cơn đau có thể lan sang hai cánh tay hoặc sau lưng

Khi bị rối loạn mỡ máu bạn sẽ có biểu hiện đau tức, nặng ngực, cơn đau có thể lan sang hai cánh tay hoặc sau lưng

3. Cách điều trị rối loạn lipid máu

Để nhanh chóng làm giảm lượng Cholesterol xấu trong máu, bạn nên có biện pháp điều trị phù hợp với tình trạng bệnh:

Sử dụng thuốc:

Sau khi thăm khám và được chẩn đoán lipid ở mức cao thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị cho bạn. Tùy thuộc vào tuổi tác, tình trạng sức khỏe và các chỉ số cholesterol mà toa thuốc sẽ bao gồm:

  • Thuốc Statin có tác dụng ức chế gan sản xuất enzyme tạo ra Cholesterol, từ đó làm giảm LDL và tăng HDL.

  • Thuốc ức chế hấp thụ Cholesterol thường được kết hợp với các loại thuốc điều trị khác.

  • Thuốc Resin hoạt động theo cơ chế gắn với một acid mật có chứa Cholesterol từ đó giảm lượng Cholesterol trong cơ thể.

  • Fibrate được dùng trong điều trị rối loạn lipid máu với tác dụng tăng HDL và giảm sản sinh triglyceride.  

Trong quá trình sử dụng thuốc, bạn có thể gặp phải các tác dụng phụ liên quan đến đường tiêu hóa, do đó hãy liên hệ với bác sĩ khi phát hiện triệu chứng bất thường.

Sau khi thăm khám và được chẩn đoán lipid ở mức cao thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị cho bạn

Sau khi thăm khám và được chẩn đoán lipid ở mức cao thì bác sĩ sẽ chỉ định một số loại thuốc điều trị cho bạn

Biện pháp hỗ trợ điều trị:

Đối với những trường hợp bị rối loạn mỡ máu nhẹ, bạn chỉ thiết lập thói quen sinh hoạt lành mạnh thì nồng độ cholesterol xấu sẽ giảm:

  • Giảm lượng chất béo bão hòa hoặc chuyển hóa trong thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách hạn chế ăn những món chiên rán, thức ăn chế biến sẵn,…

  • Bổ sung thực phẩm giàu omega-3 để hạ bớt Triglyceride. Đồng thời cắt giảm thực phẩm giàu tinh bột và thức uống nhiều đường hoặc chứa cồn,…

  • Tập thể dục, đi bộ thường xuyên hoặc tham gia các bài tập yoga, đến phòng gym để kích thích cơ bắp, phân hủy triglyceride.

  • Duy trì cân nặng ở mức hợp lý và thực hiện giảm cân đối với những người béo phì.

Giảm lượng chất béo bão hòa trong thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách hạn chế ăn những món chiên rán, thức ăn chế biến sẵn,…

Giảm lượng chất béo bão hòa trong thực đơn ăn uống hàng ngày bằng cách hạn chế ăn những món chiên rán, thức ăn chế biến sẵn,…

Chắc hẳn sau khi đọc xong bài viết, bạn đã hiểu rối loạn lipid máu là bệnh gì. Để phát hiện sớm bệnh, bạn nên thực hiện kiểm tra sức khỏe định kỳ và làm các xét nghiệm sinh hóa máu cần thiết. Khi thăm khám tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC bạn sẽ được các bác sĩ tại đây tư vấn về phương pháp điều trị cũng như cách kiểm soát nồng độ Cholesterol trong máu. 

Ngoài ra, bạn cũng có thể sử dụng dịch vụ lấy mẫu xét nghiệm tại nhà tiện lợi do MEDLATEC cung cấp. Đặc biệt trong bối cảnh dịch bệnh phức tạp như hiện nay, bạn sẽ không còn phải lo lắng bị lây chéo bệnh khi trực tiếp đến các cơ sở y tế.

Để chủ động đăng ký đặt lịch, bạn có thể liên hệ với chúng tôi qua số điện thoại: 1900 56 56 56 hoặc truy cập vào website: medlatec.vn để được hướng dẫn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.