Tin tức
Ai cũng có thể bị rối loạn lipid máu, vì thế nên nhớ điều này
- 09/07/2020 | Cần làm gì để kiểm soát tốt chỉ số mỡ máu trong cơ thể?
- 22/10/2020 | Một số dấu hiệu rối loạn lipid máu thường gặp nhất
- 21/10/2020 | Người bị mắc chứng loạn lipid máu cần biết những gì?
1. Rối loạn lipid máu là bệnh gì
1.1. Lipid máu là gì
Lipid máu (mỡ máu) là nguồn cung cấp năng lượng chính cho cơ thể (25 - 30%), nó gồm có nhiều thành phần khác nhau nhưng quan trọng nhất là cholesterol:
- Cholesterol xấu (LDL)
Nếu lượng LDL tăng nhiều trong máu sẽ dễ lắng đọng ở thành mạch máu và tạo thành các mảng xơ vữa động mạch. Theo thời gian, các mảng ấy gây hẹp hoặc tắc mạch máu, thậm chí còn vỡ ra gây tắc mạch máu cấp và sinh ra bệnh tai biến mạch máu não, nhồi máu cơ tim,...
2 loại cholesterol ở trong máu
- Cholesterol tốt (HDL)
Loại này có nhiều hơn cholesterol xấu, giữ nhiệm vụ vận chuyển cholesterol từ máu về gan và vận chuyển cholesterol ra ngoài mảng xơ vữa thành mạch máu. Nhờ đó mà nó làm giảm nguy cơ xơ vữa động mạch cùng những biến cố tim mạch khác.
- Triglycerides
Đây cũng là một dạng mỡ có ở bên trong cơ thể. Khi triglycerides trong máu cao thường kèm với tăng cholesterol toàn phần (gồm cả xấu và tốt). Việc tăng triglyceride trong máu cũng có thể gây ra các vấn đề tim mạch khác nhau.
1.2. Bệnh rối loạn lipid máu
Rối loạn lipid máu là hiện tượng rối loạn một hoặc nhiều thông số lipid. Điều đó có nghĩa là có sự gia tăng một cách bất thường LDL, triglycerid và giảm HDL trong máu. Bệnh lý này thường được phát hiện cùng thời điểm với các bệnh lý chuyển hóa, tim mạch hoặc nội tiết.
2. Nguyên nhân và triệu chứng của bệnh rối loạn lipid máu
2.1. Nguyên nhân gây rối loạn chuyển hóa lipid máu
Rối loạn chuyển hóa lipid nguyên phát do bẩm sinh, gen. Ngoài ra, các nguyên nhân gây nên sự rối loạn lipid máu thường gặp gồm:
- Sự lắng đọng lipid trong cơ thể
Tình trạng này xuất phát từ việc rối loạn quá trình chuyển hóa làm lắng đọng mỡ ở trong cơ thể hoặc do sự suy giảm của các chất tiêu mỡ.
Ăn quá nhiều chất béo là một trong những nguyên nhân gây rối loạn lipid máu
- Tăng huy động lipid
Bệnh tiểu đường, căng thẳng hay stress kéo dài làm tăng cường sử dụng lipid dự trữ của cơ thể nên gây rối loạn chuyển hóa lipid.
- Ăn uống
Cơ thể dung nạp quá nhiều chất béo, chất kích thích trong thời gian dài nên kết quả là bị rối loạn lipid máu.
2.2. Triệu chứng thường gặp khi bị rối loạn lipid máu
Về cơ bản, bệnh rối loạn lipid máu thường không có triệu chứng rõ rệt, người mắc bệnh này thường có các hiện tượng:
- Da có các nốt ban màu vàng không ngứa, không đau.
- Có triệu chứng tim mạch như: ngực đau tức, nặng ngực, có cảm giác như ngực bị bóp nghẹt, tê bì đầu ngón tứ chi,...
- Có triệu chứng tiêu hóa: khó tiêu, đầy bụng.
3. Thận trọng trước các biến chứng nguy hiểm do rối loạn lipid máu
3.1. Vì sao rối loạn lipid máu có thể gây nguy hiểm
Đối với các bệnh lý tim mạch thì tăng cholesterol máu được xem là yếu tố nguy cơ gây bệnh. Có rất nhiều yếu tố nguy cơ tim mạch đi kèm với nhau và thúc đẩy nhau cùng tiến triển. Nếu nhiều yếu tố nguy cơ kết hợp lại trên cơ thể sẽ làm nguy cơ mắc bệnh tim mạch lên gấp nhiều lần.
Thêm vào đó, quá nhiều cholesterol LDL lưu thông trong máu chúng sẽ lắng đọng dần dần vào thành các mạch máu. Theo thời gian, nó kết hợp với một số chất khác để hình thành mảng xơ vữa động mạch và khiến lòng mạch bị thu hẹp rồi tắc hoàn toàn. Quá trình xơ vữa động mạch có liên quan nhiều với bệnh rối loạn lipid máu và các yếu tố khác như bệnh tiểu đường, cao huyết áp, bệnh tim mạch,...
3.2. Các biến chứng do rối loạn lipid máu gây ra
Người bị rối loạn lipid máu có thể sẽ phải đối diện với các biến chứng nguy hiểm như:
- Bệnh tim mạch: tăng triglycerid và cholesterol gây xơ vữa hoặc tắc nghẽn động mạch từ đó sinh ra cơn nhồi máu cơ tim, suy tim,...
- Cao huyết áp: sự xuất hiện của các mảng xơ vữa khiến cho lòng mạch bị mất đàn hồi, thu hẹp và tăng độ nhớt máu. Tất cả những điều ấy làm tim phải co bóp mạnh hơn nên người bệnh bị suy tim, cao huyết áp, đột quỵ,...
Xét nghiệm sinh hóa máu giúp chẩn đoán chính xác bệnh rối loạn lipid máu
- Tiểu đường: rối loạn lipid máu làm tăng chất béo tự do trong máu và hệ lụy chính là suy giảm bài tiết, chức năng tế bào tụy bị ảnh hưởng. Theo thời gian chúng gây ra bệnh lý rối loạn chuyển hóa trong đó có bệnh lý tiểu đường typ 2.
- Sỏi mật: cholesterol trong túi mật tăng cao về nồng độ kết hợp cùng sự ứ đọng của dịch mật lâu ngày kết tủa tạo thành sỏi mật và một loạt các vấn đề đường mật khác như: viêm tắc ống dẫn mật, viêm túi mật,...
- Gan nhiễm mỡ: rối loạn chuyển hóa cholesterol ở tế bào gan sinh ra sự gia tăng triglyceride, LDL và cholesterol toàn phần đồng thời làm giảm HDL. Những điều này gây nên gan nhiễm mỡ và rối loạn lipid máu.
Nhìn chung, rối loạn lipid máu chính là nguyên nhân của hàng loạt bệnh lý nguy hiểm trong đó có bệnh lý tim mạch, bệnh tiểu đường, bệnh tuyến tụy,... nên nó thực sự nguy hiểm đối với sức khỏe và tính mạng người bệnh.
Tuy nhiên, việc kiểm soát yếu tố nguy cơ và lượng cholesterol để phòng ngừa rối loạn lipid máu là hoàn toàn có thể làm được. Điều quan trọng là mỗi người trong chúng ta cần phải chủ động thăm khám định kỳ để phát hiện bệnh sớm, thực hiện chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học; kiên trì tuân thủ đúng phác đồ điều trị bệnh từ bác sĩ. Khi đã khống chế tốt các yếu tố làm gia tăng rối loạn lipid máu cũng có nghĩa là chúng ta đã ngăn ngừa được tối đa nguy cơ mắc các bệnh lý tim mạch.
Rối loạn lipid máu có thể được chẩn đoán chính xác thông qua xét nghiệm sinh hóa máu. Nếu bạn đang băn khoăn không biết làm cách nào để xác định mình có bị bệnh rối loạn mỡ máu hay không, hãy nhấc máy gọi ngay đến tổng đài 1900565656 để có được những chỉ dẫn chính xác từ chuyên viên y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC về cách thức thực hiện xét nghiệm này.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!