Tin tức
Sau ngộ độc thực phẩm nên ăn gì, kiêng gì?
- 17/03/2023 | Cách xử lý ngộ độc rượu methanol giúp giảm nhanh triệu chứng
- 27/12/2022 | Cách chữa ngộ độc thực phẩm tại nhà giúp giảm nhanh các triệu chứng
- 03/01/2023 | Cảnh giác trước tình trạng ngộ độc thị thần kinh do rượu!
1. Sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì?
Sau khi bị ngộ độc thực phẩm, bạn nên ăn những thực phẩm sau để bổ sung dinh dưỡng, đẩy nhanh quá trình hồi phục:
Thực phẩm nhạt
Ngộ độc thực phẩm khiến đường ruột trở nên nhạy cảm hơn, vì thế nên ăn những món ăn nhẹ nhàng để xoa dịu đường ruột.Trong đó, thực phẩm ít chất béo, chất xơ là lựa chọn hàng đầu, chẳng hạn như: khoai tây, mật ong, chuối, cháo yến mạch,...
Một bát cháo yến mạch có thể xoa dịu đường ruột sau khi ngộ độc
Thức uống có chứa pedialyte
Những người sau khi ngộ độc thực phẩm thường gặp phải tình trạng mất nước. Vì thế, việc bổ sung nước và các chất điện giải là điều cần thiết. Bên cạnh đó, bạn có thể bổ sung thức uống có chứa pedialyte để hạn chế tình trạng mất nước.
Sữa chua
Trong sữa chua có chứa men vi sinh và các loại lợi khuẩn tốt cho đường ruột. Việc bổ sung sữa chua sẽ giúp bổ sung lợi khuẩn, cải thiện sức đề kháng, hỗ trợ hoạt động của hệ tiêu hoá.
Trà
Bạn có thể sử dụng các loại trà như gừng, hoa cúc, bạc hà,...sau ngộ độc thực phẩm. Được biết, những loại trà này có khả năng giảm viêm, xoa dịu dạ dày, bù nước và hạn chế các cơn buồn nôn hiệu quả.
2. Sau khi ngộ độc thực phẩm nên kiêng gì?
Ngoài việc bổ sung những thực phẩm có lợi, bạn cũng nên kiêng những thực phẩm không tốt tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục sức khỏe.
Thực phẩm giàu đạm
Thực phẩm giàu đạm được đánh giá rằng khó và mất nhiều thời gian để tiêu hoá hơn carbohydrate. Vì vừa mới ngộ độc nên dạ dày còn khá yếu nên việc bổ sung các thực phẩm giàu đạm như trứng, thịt bò, cá béo,...là hơi "quá sức".
Sau khi ngộ độc, người bệnh không nên ăn thực phẩm giàu đạm
Chất béo
So với đạm, chất béo còn khó tiêu hoá hơn, chính vì thế người bệnh cũng nên hạn chế ăn các thực phẩm giàu chất béo trong quá trình hồi phục sức khỏe như. Chẳng hạn, không nên ăn socola, bánh, kẹo, đồ ăn chiên rán, nhiều dầu mỡ,...
Đồ ăn cay
Việc ngộ độc có thể khiến đường ruột trở nên nhạy cảm hơn. Vì thế, trong thời gian này không nên tiêu thụ đồ ăn cay để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục.
Thực phẩm chứa nhiều chất xơ
Thông thường, chất xơ rất có lợi trong việc kích thích hoạt động tiêu hoá, hạn chế tình trạng táo bón. Tuy nhiên, sau khi ngộ độc thực phẩm, việc bổ sung nhiều chất xơ sẽ không có lợi cho đường ruột, có thể gây đầy hơi, chướng bụng, chuột rút,...
Thực phẩm có tính axit
Những thực phẩm có thể gia tăng mức độ các triệu chứng như ợ chua, ợ nóng, gây khó chịu cho người bệnh. Vì thế, sau ngộ độc thực phẩm bạn không nên ăn cà chua, cam, quýt, bưởi, dưa chua,...
Các thực phẩm có tính axit có thể ảnh hưởng đến quá trình hồi phục
Một số loại đồ uống
Bia, rượu, cà phê, nước ngọt, nước tăng lực là những thức uống bạn cần tránh sau khi bị ngộ độc thực phẩm.
2. Cách ngăn ngừa tình trạng ngộ độc thực phẩm
Ngộ độc thực phẩm nhẹ thì có thể khiến người bệnh đau đầu, mệt mỏi, buồn nôn nặng thì có thể gây ra các biến chứng nguy hiểm nếu không được xử trí kịp thời. Vì thế, phòng ngừa ngộ độc thực phẩm là điều cần thiết.
Rửa sạch thực phẩm
Cho dù thực phẩm mà bạn mua có nguồn gốc từ đâu thì việc đầu tiên cần làm là rửa sạch chúng. Nhiều người có suy nghĩ rằng, hoa quả bóc hay gọt vỏ thì không cần rửa. Tuy nhiên điều này là hoàn toàn sai lầm, với hoa quả của bề mặt vỏ có thể truyền sang phần thịt quả trong khi bạn bóc hoặc gọt.
Vì thế, đối với tất cả các loại thực phẩm trước khi sử dụng và chế biến đều phải được rửa sạch. Đối với các loại rau, củ, quả bạn có thể sử dụng một miếng mông hoặc một chế bàn chải mềm chà thật nhẹ nhàng và cẩn thận lên bề mặt của thực phẩm. Đồng thời, khi chế biến các dụng cụ nấu ăn, bề mặt bếp cũng phải được vệ sinh kỹ càng.
Đi chợ vào buổi sáng
Bà bà nội trợ nên đi chợ vào buổi sáng vì đây là thời điểm thực phẩm còn tươi, sạch, có nhiều lựa chọn. Thực phẩm tươi sạch có mùi vị ngon hơn lại hạn chế được nguy cơ ngộ độc.
Để riêng thức ăn đã nấu chín với thực phẩm sống
Thực phẩm sống còn tồn tại nhiều loại vi khuẩn có hại nếu để tiếp xúc gần với thức ăn đã nấu chín sẽ tạo điều kiện cho các loại vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể.
Bảo quản đúng cách
Nhiệt độ bình thường có thể khiến thực phẩm nhanh hỏng, tiềm ẩn nguy cơ gây hại cho cơ thể. Do đó, cần phải bảo quản thực phẩm đúng cách. Cụ thể, đối với rau củ khi mua về cần loại bỏ các phần hỏng, nát rồi cho vào túi zip có lỗ thoát hơi vào bảo quản trong ngăn mát tủ lạnh. Đối với thịt, cá thù cho vào các hộp kín và bảo quản ở ngăn đông tủ lạnh. Đặc biệt, không để lẫn thịt cá với rau củ.
Bảo quản thực phẩm đúng cách có thể hạn chế được nguy cơ ngộ độc
Ăn ngay sau khi nấu
Sau khi nấu chín ở nhiệt độ từ 70 - 100°C thì các loại vi khuẩn từ thức ăn đã được loại bỏ, vì thế cần ăn cơm sau khi nấu càng sớm càng tốt. Vì để lâu vi khuẩn từ môi trường bên ngoài có khả năng xâm nhập vào thức ăn và tăng nguy cơ ngộ độc.
Nấu chín thức ăn
Thực phẩm được nấu chín mới có thể loại bỏ vi khuẩn và an toàn với người sử dụng. Nhiệt độ thích hợp để nấu chín thức ăn tùy vào từng loại thực phẩm là 60 - 100°C.
Ngoài việc chăm sóc, nghỉ ngơi hợp lý thì sau khi ngộ độc thực phẩm nên ăn gì cũng là điều cần quan tâm. Đồng thời, cũng cần kiêng một số thực phẩm để tránh ảnh hưởng đến quá trình hồi phục. Tuy nhiên, tốt nhất bạn vẫn nên phòng ngừa tình trạng ngộ độc bằng cách chú ý hơn đến việc lựa chọn, bảo quản và chế biến thực phẩm.
Nếu còn bất kỳ thắc mắc nào hay có nhu cầu đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC, quý khách vui lòng liên hệ đến đường dây nóng của bệnh viện theo số 1900 56 56 56 để được hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!