Sau tiêm uống thuốc gì để hạn chế tác dụng phụ do vắc xin Covid-19 gây ra | Medlatec

Sau tiêm uống thuốc gì để hạn chế tác dụng phụ do vắc xin Covid-19 gây ra

Thời gian gần đây, tổng đài của Bệnh Viện Đa Khoa MEDLATEC tiếp nhận khá nhiều câu hỏi liên quan đến việc tiêm vắc xin Covid-19 của người dân. Trong đó, điển hình như: sau tiêm uống thuốc gì, sau tiêm có được tắm không,… Trong phạm vi bài viết này, chúng tôi xin giải đáp câu hỏi “sau tiêm Covid nên uống thuốc gì?” cùng một số thông tin liên quan cho các bạn tham khảo.


06/10/2021 | Sau tiêm vắc xin Covid bao lâu thì an toàn, những tác dụng phụ sau tiêm là gì?
06/10/2021 | Tư vấn: Trước và sau khi tiêm vắc xin nên làm gì?
29/09/2021 | Cách bổ sung dinh dưỡng trước và sau tiêm vắc xin Covid-19

1. Các loại vắc xin Covid-19 ở Việt Nam đã được cấp phép

Tính đến thời điểm hiện tại, nhà nước vẫn đang đẩy nhanh tiến độ tiêm chủng Covid-19 cho toàn dân. Về các loại vắc xin được sử dụng, Bộ Y tế đã đưa vào cấp phép sử dụng khẩn cấp có điều kiện 06 loại vắc xin Covid sau: 

  • Vắc xin AstraZeneca: AstraZeneca đang là loại vắc xin được nhắc đến rất nhiều trong thời gian gần đây, đồng thời cũng là vắc xin được sử dụng rộng rãi ở nước ta. Vắc xin này do công ty dược AstraZeneca (Vương Quốc Anh) cùng Đại học Oxford phát triển.

  • Vắc xin Gam-COVID-VAC (SPUTNIK V): đây là vắc xin do Liên Bang Nga sản xuất. Mới đây, công ty TNHH MTV vắc xin và VABIOTECH đã công bố chính thức sản xuất gia công thành công vắc xin SPUTNIK V đầu tiên tại Việt Nam.

  • Vắc xin Vero Cell của Sinopharm: vắc xin này do Trung Quốc sản xuất, và được cấp phép tại 64 quốc gia và vùng lãnh thổ. Hiện tại, tỉnh Quảng Ninh là địa phương đầu tiên triển khai tiêm hoàn thành hơn 88 ngàn liều mũi 1 và đã tiến hành tiêm mũi 2 vào ngày 4/8.

  • Vắc xin Comirnaty của Pfizer/BioNTech: đây là loại vắc xin đồng phát triển bởi hãng dược phẩm Pfizer (Mỹ) và công ty công nghệ sinh học BioNTech (Đức). Đã được cấp phép tại 97 quốc gia và vùng lãnh thổ, tính đến nay đã có hơn 850 triệu liều được sử dụng.

  • Vắc xin Spike Vax (Covid-19 vắc xin Moderna): Moderna phối hợp với Viện Dị ứng và Bệnh truyền nhiễm Quốc gia Mỹ (NIAID), do Rovi Pharma Industrial Services, S.A (Tây Ban Nha) và Recipharm Monts (Pháp) sản xuất. Đã được cấp phép tại 64 quốc gia, vùng lãnh thổ.

  • Covid-19 vắc xin Janssen: Đây là loại vắc xin có thể chưa được nhiều người biết đến, do Janssen Pharmaceutica NV (Bỉ) và Janssen Biologics B.V (Hà Lan) sản xuất. Đã được cấp phép ở 56 quốc gia trong đó có 34 quốc gia đã có khoảng hơn 60 triệu liều được sử dụng.

  • Vaccine Abdala: là vaccine do trung tâm công nghệ sinh học và di truyền CIGB nghiên cứu và sản xuất tại Cuba. Và mới đây Cuba cũng đã gửi đến nước ta khoảng 1,05 triệu liều vaccine, kịp thời hỗ trợ cho việc phòng chống dịch Covid-19.

  AstraZeneca được triển khai tiêm rộng rãi tại nước ta

AstraZeneca được triển khai tiêm rộng rãi tại nước ta

2. Sau tiêm uống thuốc gì an toàn, hạn chế tác dụng phụ?

Sau khi tiêm vắc xin có thể sẽ xuất hiện một số tác dụng phụ. Những phản ứng này là hoàn toàn bình thường nên chúng ta không cần quá lo lắng. Tùy cơ địa mỗi người và loại vắc xin được tiêm mà có những triệu chứng khác nhau, với mức độ từ nhẹ đến trung bình, thường kéo dài trong vài ngày.

Một số các phản ứng có thể gặp như:

  • Tại vị trí tiêm sẽ xảy ra một số phản ứng như: sưng tấy, cảm giác đau nhức khó chịu, ngứa, đỏ, sưng.

  • Phản ứng toàn thân sẽ gồm có: mệt mỏi, đau nhức cơ, sốt (từ 38℃ trở lên và là phản ứng thường gặp nhất), đau đầu, buồn nôn, tiêu chảy, mệt mỏi,…

Sau tiêm uống thuốc gì nếu gặp phải tình trạng sốt

Sau tiêm uống thuốc gì nếu gặp phải tình trạng sốt

Có nên sử dụng thuốc hạ sốt?

Theo những số liệu ghi nhận được cho đến nay thì phản ứng phụ của vắc xin xuất hiện tùy theo từng cá thể. Các chuyên gia khuyên rằng, trong những trường hợp có biểu hiện sốt trên 38,5℃, nhức mỏi, đau đầu hay vị trí tiêm có dấu hiệu sưng tấy, cánh tay đau nhức thì có thể sử dụng thuốc giảm đau, thuốc hạ sốt.

Do đó, mọi người có thể sử dụng một số thuốc như: paracetamol liều 500mg, aspirin. Tuy nhiên nên chú ý không sử dụng paracetamol cho người bị suy gan, thận nặng. Aspirin cũng có khả năng giúp giảm đau hạ sốt hiệu quả nhưng có thể gây tổn hại niêm mạc dạ dày và đường ruột, xuất huyết.

Cẩn trọng trong việc sử dụng aspirin

Cẩn trọng trong việc sử dụng aspirin

Có nên sử dụng thuốc chống dị ứng?

Cho đến hiện tại, chuyên gia y tế đều đồng ý cho rằng việc người dân sử dụng thuốc chống dị ứng trước khi đi tiêm vắc xin là không nên. Việc tự ý sử dụng có thể sẽ dẫn đến các hậu quả không mong muốn. Do đó nên hỏi ý kiến bác sĩ hay chuyên gia y tế để có hướng dẫn sử dụng hợp lý.

Sau khi tiêm vắc xin thì hầu hết sẽ xuất hiện các phản ứng phụ do thuốc gây ra như ban ngứa, đau, sốt. Những biểu hiện này là hoàn toàn bình thường, và cho thấy rằng cơ thể bạn đang chủ động tạo ra kháng thể để chống lại các tác nhân lạ xâm nhập. Đừng lo lắng vì các phản ứng này sẽ nhanh biến mất sau khoảng 48 giờ mà không sử dụng thuốc. 

Đối với những trường hợp xuất hiện dị ứng sau khi tiêm mũi đầu tiên, các chuyên gia khuyến cáo nên điều trị bằng thuốc để giảm bớt mức độ nghiêm trọng do dị ứng gây ra. Tuy nhiên, việc sử dụng thuốc chống dị ứng cần phải có sự chỉ dẫn và theo dõi của bác sĩ và chuyên gia y tế, tuyệt đối không được tự ý sử dụng. 

Sử dụng chất điện giải và bổ sung chất dinh dưỡng cho cơ thể

Như đã nói, sau khi tiêm có thể sẽ xảy ra một số tác dụng phụ, đặc biệt sốt có tác động mạnh đến cơ thể, làm suy nhược, mất nước. Do đó, việc bổ sung chất điện giải, uống nhiều nước rất quan trọng. Đồng thời cũng cần bổ sung thêm một số những vitamin thiết yếu có sẵn trong các loại rau củ quả.

Nên uống nước từng ít một, không nên uống nhiều nước cùng lúc. Việc bổ sung nước vào cơ thể đột ngột kèm với lượng nước quá nhiều trong thời gian ngắn có thể gây phản ứng ngược, làm tăng cơn khát, tăng tiết mồ hôi, cơ thể càng trở nên mệt mỏi hơn.

 Tuân thủ các quy tắc 5T trước, trong và sau khi đã tiêm đầy đủ vắc xin

Tuân thủ các quy tắc 5T trước, trong và sau khi đã tiêm đầy đủ vắc xin

Qua những thông tin trên có thể đã giải đáp được một phần câu hỏi “sau tiêm uống thuốc gì?” mà người dân đặt ra. Ngoài ra, sau khi tiêm vắc xin sẽ mất vài tuần để cơ thể có khả năng miễn dịch chống lại virus. Do đó, bạn vẫn có thể mắc Covid-19 dù đã hoàn thành 2 mũi. Vì vậy dù bất cứ ở đâu hãy luôn thực hiện nghiêm túc các quy định 5K để hạn chế thấp nhất những nguy cơ có thể mắc bệnh.

Đăng ký khám, tư vấn

Tại sao nên chọn bệnh viện đa khoa MEDLATEC

Bệnh viện đa khoa nhiều năm kinh nghiệm.
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Đội ngũ giáo sư, bác sĩ đầu ngành
Cơ sở vật chất hiện đại
Áp dụng thanh toán bảo hiểm y tế lên tới 100%
Quy trình khám chữa bệnh nhanh chóng
Chi phí khám chữa bệnh hợp lý.

Tin cùng chuyên mục

Tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường - đôi điều cần lưu ý

Tiêm phòng uốn ván ở trạm y tế phường, xã là lựa chọn của rất nhiều người. Tuy nhiên, nếu lần đầu đến tiêm tại đây, bạn sẽ có không ít vấn đề băn khoăn về hiệu quả của vắc xin, quy trình tiêm chủng,... Bài viết dưới đây sẽ cùng bạn tìm hiểu cụ thể hơn để có được giải đáp cho những thắc mắc này.
Ngày 27/03/2023

Tiêm phòng cho chó - những vấn đề người nuôi pet không thể bỏ qua

Khi trong nhà nuôi một chú chó thì ngoài việc đảm bảo dinh dưỡng trong chế độ ăn uống, vệ sinh hàng ngày thì vấn đề phòng bệnh cũng rất quan trọng. Để phòng ngừa các bệnh lý nguy hiểm thì tiêm phòng cho chó trở thành việc không thể bỏ qua. Bài viết dưới đây sẽ là nguồn thông tin cần thiết cho những ai chưa có kinh nghiệm trong việc chủng ngừa cho pet yêu của mình.
Ngày 27/03/2023

Chi tiết về lịch tiêm phòng cho trẻ và các vấn đề liên quan

Đối với trẻ nhỏ, nhất là trẻ sơ sinh, hệ miễn dịch còn non yếu nên có nguy cơ cao đối với các bệnh lý lây truyền. Nếu trẻ được tiêm phòng đầy đủ, hệ miễn dịch sẽ được cải thiện và sản sinh ra kháng thể để chống lại tác nhân gây bệnh. Dưới đây sẽ là thông tin chi tiết về lịch tiêm phòng cho trẻ ở mọi độ tuổi để giúp cha mẹ chủ động ghi nhớ, tránh bỏ qua thời điểm chích ngừa tốt nhất cho con.
Ngày 27/03/2023

Trước khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh cha mẹ nên biết

Lao là một bệnh truyền nhiễm, thường gây bệnh ở phổi. Trẻ sơ sinh được tiêm phòng lao ngay trong tháng đầu sau sinh là cách tốt nhất để phòng ngừa bệnh lý này. Bài viết dưới đây sẽ cùng cha mẹ tìm hiểu những vấn đề không thể bỏ qua khi tiêm phòng lao cho trẻ sơ sinh.
Ngày 27/03/2023
Call Now
  Đặt lịch lấy mẫu tại nhà
  Đặt lịch KSK doanh nghiệp