Tin tức
Sẹo lồi hình thành như thế nào? Phương pháp điều trị ra sao?
1. Sẹo lồi hình thành như thế nào?
Sẹo lồi chính là kết quả của quá trình lành vết thương hay nói một cách khách nó chính là những mô sợi để thay thế cho vùng da đã bị tổn thương.
Sẹo lồi không gây đau nhưng gây mất thẩm mỹ
Khi da bị tổn thương, nó sẽ phải trải qua 3 giai đoạn. Đầu tiên là giai đoạn phản ứng viêm, tiếp theo là giai đoạn tăng sinh và cuối cùng là giai đoạn tái tạo tổ chức. Nếu trong thời gian diễn ra 3 giai đoạn này, bạn gặp phải bất cứ tình trạng rối loạn nào của cơ thể đều có những ảnh hưởng nhất định đến quá trình liền sẹo và hình thành loại sẹo.
Mỗi mức độ tổn thương, vị trí vùng da bị tổn thương, những tác nhân gây tổn thương mà cơ thể sẽ hình thành những loại sẹo khác nhau. Đó có thể là loại sẹo bình thường và những loại sẹo không bình thường chẳng hạn như sẹo lồi, sẹo phì đại, sẹo có nhiều nhân sơ hoặc có dấu hiệu co kéo,…
Trong đó, sẹo bình thường đây là một loại sẹo mà hình dạng và kích thước của nó tương ứng với hình dạng cũng như kích thước của vết thương. Những sẹo này cũng không bị lồi hoặc lõm với bề mặt da, màu sắc giống với màu da ở quanh vết sẹo, thường không bị đậm màu hơn. Sẹo phì đại có đặc điểm là nhô lên bề mặt da, nó có thể mang màu sắc hồng hơn da bình thường và có kích thước tương ứng với kích thước của vết thương. Sau khoảng 6 đến 12 tháng, vết sẹo này có thể trở về trạng thái bình thường mà không cần phải điều trị.
Băng vết thương sai cách, không làm sạch vết thương cũng dễ gây hình thành sẹo lồi
Còn sẹo lồi thường xuất hiện khi các tổ chức xơ phát triển quá mức, thậm chí cao hơn bề mặt da và lan rộng sang vùng da xung quanh. Bất cứ trường hợp nào cũng có thể gặp phải tình trạng sẹo lồi nhưng thường những người trẻ ở độ tuổi từ 10 đến 30 tuổi là những người có nguy cơ mắc sẹo lồi nhiều nhất. Quá trình hình thành, phát triển sẹo lồi cũng do yếu tố di truyền và cơ địa của mỗi người.
2. Những đặc điểm, dấu hiệu nhận biết của sẹo lồi
Việc nhận biết sẹo lồi không phải là vấn đề quá khó khăn. Dưới đây là những đặc điểm để bạn phân biệt, nhận dạng sẹo lồi:
Khi các tổ chức xơ phát triển quá mức, kích thước của sẹo lồi sẽ lớn hơn phạm vi kích thước của vết thương. Chẳng hạn, chỉ một vết côn trùng cắn rất nhỏ, hay một vết kim tiêm, nốt mụn trứng cá cũng dễ dàng hình thành một khối sẹo lồi khá to.
Bóp mụn trứng cá gây sẹo lồi
Thông thường sẹo lồi có vỏ bọc, mặt sẹo nhẵn và sẹo có thể chuyển màu, chẳng hạn từ màu đỏ sang màu nâu. Phần lớn những vết sẹo bình thường sẽ không gây ra triệu chứng gì. Nhưng đối với sẹo lồi thì có thể gây ra những triệu chứng như nhạy cảm hơn, căng tức da, có biểu hiện ngứa và khó chịu, đôi khi bị đau khi chạm vào vết sẹo.
Sẹo lồi sẽ không thể tự nhỏ đi vì nó hình thành do tăng sinh collagen quá mức khi diễn ra quá trình liền sẹo. Khi hình thành sẹo lồi nghĩa là những tổn thương của da đã được hồi phục nhưng nó lại có thể gây ra những vấn đề lớn về thẩm mỹ cũng như tâm lý của bệnh nhân. Những vết sẹo ở vị trí vai, đầu gối, ngực hay cánh tay,... thì sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi rất cao.
3. Những nguyên nhân gây hình thành sẹo lồi
Dưới đây là một số nguyên nhân gây hình thành sẹo lồi:
Nhiễm khuẩn: Khi vết thương trên da bị nhiễm khuẩn hoặc không may có dị vật như lông tóc, bụi bẩn dính vào sẽ có nguy cơ hình thành sẹo lồi cao hơn.
Những người có cơ địa sẹo lồi thì việc phòng ngừa tình trạng này lại càng cần thiết và khó khăn hơn. Những trường hợp này cần chú ý hơn đến vấn đề ăn uống khi đang trong quá trình điều trị vết thương.
Khi bị thương, nếu xử lý không đúng cách thì rất dễ hình thành sẹo lồi. Bạn cần xử lý vết thương thật sạch sẽ để tránh nguy cơ nhiễm trùng, loại bỏ hết dị vật ở trên bề mặt vết thương. Khi băng vết thương, lưu ý không băng quá trùng hoặc quá căng.
Ăn rau muống dễ gây hình thành sẹo lồi
Nếu cơ địa của bạn dễ hình thành sẹo lồi thì chỉ thói quen nặn mụn không đúng cách cũng chính là nguyên nhân gây ra tình trạng sẹo lồi. Hơn nữa, khi nặn mụn bạn không vệ sinh chân tay sạch sẽ cũng chính là nguyên nhân khiến cho các loại vi khuẩn sẽ xâm nhập và gây tổn thương cho da và cuối cùng là để lại sẹo.
Một số thực phẩm có thể để lại sẹo nếu bạn ăn quá nhiều khi vết thương đang trong quá trình hình thành bao gồm: rau muống, trứng, thịt gà, đồ nếp,.... Vì thế, hãy hạn chế những thực phẩm này trong bữa ăn của bạn khi đang trong quá trình điều trị vết thương, để phòng tránh nguy cơ sẹo lồi. Thay vì đó, bạn nên bổ sung một số loại thực phẩm chống viêm, kháng khuẩn tốt và giúp đẩy nhanh quá trình liền sẹo chẳng hạn như nghệ và rau diếp cá,…
Điều trị sẹo lồi rất khó khăn và phức tạp. Với mỗi trường hợp có thể áp dụng những phương pháp điều trị khác nhau, kết hợp nhiều phương pháp khác nhau nhưng mức độ thành công ở mỗi người cũng khác nhau.
Phần lớn những trường hợp điều trị sẹo lồi đều với mong muốn giải quyết tình trạng gây mất thẩm mỹ. Tuy nhiên, việc điều trị sẹo lồi chỉ giúp vết sẹo nhỏ hơn và có thể phẳng, nhẵn hơn. Rất khó và gần như không thể làm mất đi sẹo, vùng da đã bị sẹo sẽ rất khó có thể trở về trạng thái bình thường như trước đây. Chính vì việc điều trị sẹo lồi rất khó khăn nên phòng ngừa sẹo lồi là vô cùng quan trọng.
Trên đây là những kiến thức về sẹo lồi, đặc điểm của sẹo lồi, sẹo lồi hình thành như thế nào,… Nếu bạn cần thêm thông tin chi tiết hơn, hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!