Tin tức
Siêu âm nhiều có hại không và nên đi siêu âm bao nhiêu lần là đủ
- 01/09/2019 | Siêu âm nhiều có hại không nên siêu âm bao nhiêu lần trong thai kỳ?
- 06/08/2019 | Giải đáp thắc mắc: mẹ bầu siêu âm nhiều có hại không?
1. Tại sao mẹ bầu cần siêu âm thai?
Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra giai đoạn tiền sản được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện. Vì sao lại vậy? Tác dụng của siêu âm thai là gì?
Thường thì, khi hỏi mẹ bầu về tác dụng của việc siêu âm thai, hầu hết câu trả lời sẽ là kiểm tra xem con có phát triển bình thường, khỏe mạnh không? Kiểm tra xem con được bao nhiêu tuần tuổi rồi? Con là trai hay gái? Bao giờ thì con sẽ chào đời? Có dấu hiệu gì bất thường trong sự phát triển của con không? Những câu trả lời của mẹ là đúng nhưng nhưng chưa đủ. Vì vậy, dưới đây MEDLATEC xin đưa ra những lý do mà mẹ bầu nên đi siêu âm thai:
- Vào thời điểm đầu tiên sau khi mẹ bầu chậm kinh và có kết quả dương tính khi sử dụng que thử thai. Siêu âm thai, sẽ giúp mẹ kiểm tra xem mẹ đã có thai chưa?
- Kiểm tra vị trí của thai nhi, thai nằm trong hay nằm ngoài tử cung? Đây là một kiểm tra có ý nghĩa quan trọng, ngăn ngừa các biến chứng nguy hiểm do mang thai ngoài tử cung gây ra.
- Xác định tuổi của thai nhi, đồng thời dự kiến ngày sinh của mẹ.
- Kiểm tra tốc độ phát triển của thai nhi theo tuổi của thai.
- Kiểm tra những dấu hiệu bất thường nếu có trong sự phát triển của thai nhi giúp phát hiện các dị tật bẩm sinh nguy hiểm như: tim bẩm sinh, hội chứng Down.
- Kiểm tra lượng nước ối, nhau thai,....
Siêu âm thai là phương pháp kiểm tra giai đoạn tiền sản được các bác sĩ khuyến cáo thực hiện
2. Siêu âm thai hoạt động như thế nào?
Siêu âm thai sử dụng những sóng âm có tần số cao mà không thể nghe được bằng tai. Những sóng âm này được phát ra từ thiết bị đầu dò, sóng âm từ đầu dò phát ra truyền qua da bụng mẹ, đi qua thành bụng và sau đó dội lại những hình ảnh đã ghi lại ở bên trong bụng của mẹ, hiển thị lên màn hình.
Thông qua những kết quả được ghi nhận trên hình ảnh, các bác sĩ có thể đưa ra những kết luận về sự phát triển của thai nhi. Siêu âm sử dụng sóng âm để tiến hành theo dõi sự phát triển của con ở bên trong bụng mẹ, vì đó chỉ là âm thanh nên không gây đau hay ảnh hưởng tới thai nhi.
Vì vậy, phương pháp này được đánh giá là có độ an toan cao. Tuy nhiên, không vì vậy mà mẹ bầu lại lạm dụng siêu âm để thỏa mãn sự tò mò của mình.
Siêu âm thai hoạt động dựa trên sóng âm
3. Siêu âm thai nhiều có hại không?
Hiện nay, nhiều chị em phụ nữ lạm dụng hình thức siêu âm. Mục đích là để thỏa mãn tính tò mò của mình. Đặc biệt là ở những phụ nữ lần đầu mang thai. Theo khảo sát, cho thấy hầu hết thai phụ siêu âm 9 lần trong một thai kỳ (gần như mỗi tháng đi siêu âm 1 lần), một số trường hợp siêu âm đến hơn 20 lần và thậm chí là 32 lần. Con số này đáng để báo động.
Mặc dù, siêu âm thai là một phương pháp được đánh giá là tương đối an toàn và hiện tại cũng chưa có kết quả nghiên cứu nào chỉ ra được tác hại của siêu âm đến sức khỏe của thai nhi. Tuy nhiên, các chuyên gia, bác sĩ vẫn khuyên các thai phụ không nên quá lạm dụng phương pháp siêu âm, vừa tốn thời gian mà không cần thiết.
Tốt nhất là mẹ bầu chỉ nên đi siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của con yêu.
Mẹ bầu nên tiến hành siêu âm theo chỉ định của bác sĩ để bảo vệ sức khỏe của con yêu
4. Siêu âm thai bao nhiêu lần là đủ?
Như đã nói ở trên, không nên lạm dụng siêu âm thai. Vậy, theo các bác sĩ chuyên khoa sản, siêu âm thai bao nhiêu lần là đủ?
Thực tế, đối với những thai phụ và thai nhi phát triển khỏe mạnh, thì chỉ cần siêu âm 3 lần trong cả thai kỳ là đủ. Đây cũng là 3 mốc thời gian quan trọng, mà mẹ bầu bắt buộc phải tiến hành siêu âm:
Siêu âm thai trong 3 mốc quan trọng của thai kỳ
Tuần thứ 12 - 14 của thai kỳ
Đây là mốc thời gian tốt nhất để các bác sĩ xác định tuổi thai và độ mờ da gáy của thai. Việc xác định độ mờ da gáy vào thời điểm này có ý nghĩa rất quan trọng, giúp phát hiện những bất thường về nhiễm sắc thể, nguyên nhân chính gây ra các bệnh nguy hiểm như: bệnh Down, tim bẩm sinh, thoát vị cơ hoành,....
Mẹ bầu cần lưu ý, độ mờ da gáy chỉ có thể xác định chính xác vào mốc thời gian này, nếu mẹ bầu thực hiện xét nghiệm này vào các thời điểm khác thì gần như các kết quả là không có giá trị. Vì vậy, mẹ bầu cần nhớ kỹ, để có thể đi thăm khám đúng ngày nhé!
Tuần thứ 21 - 24 của thai kỳ
21 - 24 tuần tuổi là thời điểm mà con đã bắt đầu hình, hình thể với một số bộ phận cơ quan, quan trọng như: não, hộp sọ, cột sống, tim, gan, phổi,... Việc siêu âm vào thời điểm này, giúp bác sĩ có thể khảo sát, đánh giá hình thể của con, qua đó phát hiện những dấu hiệu bất thường ở thai nhi như: dị dạng của các cơ quan nội tạng, hở hàm ếch...
Tuần thứ 30 - 32 của thai kỳ
Đây là thời điểm quan trọng giúp bác sĩ có thể phát hiện những bất thường về hình thể của thai nhi trong giai đoạn muộn của thai kỳ như những dấu hiệu ở mạch máu, ở tim, ở não.
Ngoài ra, siêu âm trong giai đoạn này giúp bác sĩ chẩn đoán cân nặng, ngôi thai, nước ối, bánh nhau, qua đó có những chẩn đoán cho kỳ sinh sắp tới của mẹ, mẹ có thể sinh sớm hay sinh đúng ngày, sinh thường hay phải tiến hành mổ lấy thai nhi.
Siêu âm nhiều có hại không? Câu trả lời là chưa có nghiên cứu khoa học chứng minh siêu âm nhiều có hại nhưng cũng không nên lạm dụng. Hãy siêu âm theo lời khuyên và chỉ định của các bác sĩ.
Nếu có thắc mắc gì về siêu âm thai, liên hệ tới MEDLATEC để được các bác sĩ giải đáp.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!