Tin tức
Sinh mổ bao lâu thì được nằm sấp để đảm bảo sức khỏe cho mẹ?
- 16/07/2020 | Sinh mổ bao lâu thì quan hệ được để đảm bảo sức khỏe cho mẹ?
- 26/07/2022 | Sau khi sinh mổ bao lâu hết sản dịch và thế nào là bất thường?
- 14/06/2021 | Sinh mổ bao lâu thì lành? Phương pháp chăm sóc vết mổ như thế nào?
1. Giải thích về vấn đề sinh mổ bao lâu thì được nằm sấp?
Sinh mổ là phương pháp giúp mẹ bầu vượt cạn thành công, nhanh chóng trong các trường hợp không thể sinh thường hoặc cấp cứu. Nếu muốn nằm sấp sau sinh, mẹ cần phải dựa theo tình trạng vết mổ của mình, thường rơi vào khoảng 1 - 2 tháng sau khi sinh. Có thể nằm sấp trong khoảng từ 20 - 30 phút để giúp sản dịch thoát ra ngoài dễ dàng hơn. Đồng thời, mẹ nên mát xa vùng bụng dưới mỗi ngày để tử cung co hồi tốt sau quá trình sinh mổ.
Sinh mổ bao lâu thì được nằm sấp là thắc mắc của rất nhiều mẹ bỉm sữa
Nếu mẹ bỉm nằm sấp trong một thời gian dài sau khi sinh mổ rất có thể gặp phải một số sự cố như :
-
Nằm sấp có thể gây chèn ép tuyến vú dẫn đến sưng, đau hoặc viêm tuyến vú.
-
Một số mẹ có tiền sử bị bệnh về cột sống, tư thế nằm sấp gây đau phần lưng dưới, gây tác động tiêu cực lên vết mổ và sức khỏe của người mẹ
-
Tư thế này không chỉ định với người có tiền sử về bệnh tim. Vì nằm sấp khiến thay đổi nhịp tim đột ngột và khó thở.
Do vậy, để chắc chắn với tư thế ngủ của mẹ sau khi sinh mổ, bạn nên đến phòng khám chuyên khoa Sản để nhận được lời tư vấn chính xác từ bác sĩ.
2. Nằm sấp sớm sau khi sinh mổ có gây nguy hiểm không?
Nhiều mẹ bầu theo thói quen nên sau khi sinh thường nằm sấp để giúp giấc ngủ ngon và thoải mái hơn. Tuy nhiên, câu hỏi sinh mổ bao lâu thì được nằm sấp đã được MEDLATEC giải đáp cho bạn. Đó là trung bình từ 1 - 2 tháng tùy theo tình trạng vết mổ của mẹ đã hoàn toàn lành lại hay chưa. Nếu mẹ nằm sấp quá sớm dễ dẫn đến các biến chứng sau mổ như sau:
2.1. Vết khâu bị nhiễm trùng
Sau khi sinh mổ, bác sĩ sẽ khâu lại vết mổ cho sản phụ một vết khâu dài ở bụng dưới. Do vậy, khi mẹ nằm sấp sẽ tác động đến vết mổ có thể gây viêm, nhiễm khuẩn. Ban đầu mẹ sẽ có triệu chứng sốt 38 độ, quanh vết khâu bị sưng, đỏ tấy và đau đớn. Thậm chí có sản phụ xuất hiện mủ và có mùi tại vết khâu.
Khi phát hiện dấu hiệu không khả quan về sức khỏe, bạn cần đến bệnh viện để được thăm khám và điều trị kịp thời
2.2. Tình trạng ứ tắc sản dịch sau sinh
Việc nằm sấp có thể giúp tử cung được đàn hồi, sản dịch còn sót lại sẽ được đưa ra ngoài khi co bóp mạnh. Tuy nhiên, đây cũng là điều kiện thuận lợi để vi khuẩn sinh sôi và phát triển.
Sau khi sinh, tử cung có nhiệm vụ co bóp để sản dịch ra bên ngoài. Đây cũng là nguyên nhân khiến mẹ bầu sau sinh thường cảm giác đau tức nhẹ bụng dưới. Nếu sản dịch không thể thoát được ra ngoài hoặc bị ứ đọng trong tử cung sẽ dẫn đến ứ tắc sản dịch sau sinh, mẹ bầu lúc này thường có biểu hiện sốt, đau bụng dưới dữ dội,....
Phụ nữ sau sinh không được can thiệp kịp thời khi ứ đọng sản dịch sẽ dẫn đến những biến chứng nguy hiểm như nhiễm trùng huyết, đông máu, mất máu quá nhiều và nguy hiểm đến tính mạng.
3. Tư thế nằm ngủ an toàn cho phụ nữ sau sinh mổ
Nội tiết tố và thể tích tại vùng bụng tăng lên trong quá trình mang thai và sau sinh ảnh hưởng đến việc hô hấp. Vậy tư thế nằm thích hợp sau sinh mổ phù hợp, thoải mái và dễ chịu là tư thế nào? Sau đây MEDLATEC sẽ chia sẻ những dáng ngủ giúp mẹ yên tâm không gây lo lắng về vấn đề sức khỏe sau khi sinh con.
3.1. Tư thế ngủ khi nằm ngửa
Nằm ngửa không gây áp lực nặng nề lên vết mổ của sản phụ. Mẹ có thể kê gối bên dưới đầu gối để tạo cảm giác thoải mái cho giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, nằm ngửa với một số mẹ có thể gây khó khăn khi bước xuống giường hay ngồi dậy. Bởi vì ban đầu nằm ngửa dễ tác động căng thẳng lên vết mổ.
Ngoài ra, với những bạn có huyết áp bất thường, việc thay đổi tư thế 1 cách đột ngột sẽ khiến bị hoa mắt chóng mặt, hoặc dễ bị ngã. Tốt hơn hết, để đứng dậy khi nằm ngửa, bạn nên lăn người qua một bên rồi ngồi dậy và đứng lên khi cần thiết.
Nằm ngửa sau khi sinh mổ giúp mẹ bỉm có một giấc ngủ ngon, trọn vẹn hơn
3.2. Tư thế nằm nghiêng sang một bên
Nằm nghiêng là một tư thế an toàn hơn sau khi phụ nữ sinh mổ. Bởi vì nó không có quá đè ép lên vết mổ và khi bạn xuống giường cũng không gây đau đớn cho mẹ. Ngủ nghiêng sang một bên sẽ giúp cho lượng máu được lưu thông, cải thiện tốt hệ tiêu hóa. Bạn có thể sử dụng gối để hỗ trợ phần dưới hông và bụng để không gây đau lưng, gây mỏi khi ngủ.
Nằm nghiêng là tư thế ngủ thích hợp với các mẹ bỉm có vấn đề về huyết áp
3.3. Nâng cao phần trên của cơ thể
Bạn có thể chống phần trên của cơ thể bằng chiếc gối lớn để toàn bộ cơ thể được nâng lên. Điều này giúp bạn thở tốt và dễ ngủ hơn. Trong trường hợp bạn không thấy thoải mái khi nâng cao phần trên của cơ thể, bạn có thể áp dụng kê gối giữa đầu gối và dưới hông.
3.4. Tư thế ngủ ngồi
Ngủ ngồi là tư thế được áp dụng khi mẹ có thể ngồi trên ghế dài hoặc tại ghế có nhiều gối hỗ trợ. Đây là tư thế ngủ tạm thời thuận tiện cho việc sau khi cho con bú hoặc sau khi cho bé ngủ. Bạn có thể ngả lưng nghỉ ngơi trong hai tuần đầu tiên để không tác động lớn đến vết mổ.
Sinh mổ bao lâu thì được nằm sấp là một vấn đề chung được nhiều mẹ quan tâm. Vì đây là dáng ngủ được ưa thích trước khi mang bầu, tạo cảm giác thoải mái cho giấc ngủ ngon. Tuy nhiên, sau sinh mổ mẹ cần kiêng không nên nằm sấp mà nên thay đổi tư thế ngủ phù hợp như MEDLATEC đã chia sẻ trong bài viết trên đây.
Ngoài ra, để được tư vấn về sức khỏe sinh sản, cũng như hỏi đáp từ chuyên gia Sản - phụ khoa của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC, bạn có thể liên hệ hotline: 1900 56 56 56 để được giải đáp chi tiết nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!