Tin tức
Sỏi mật: nguyên nhân hình thành và chế độ ăn uống khuyến cáo
- 21/05/2020 | Các phương pháp chữa sỏi thận hiệu quả bạn nên biết
- 21/07/2020 | Sỏi thận: Nguyên nhân, dấu hiệu và phương pháp chẩn đoán
- 07/07/2020 | Phát hiện sớm sỏi thận nhờ chụp CT hệ tiết niệu
1. Nguyên nhân hình thành sỏi túi mật
Sỏi mật được hình thành từ nhiều nguyên nhân khác nhau, bệnh phổ biến ở nữ giới và người cao tuổi. Hiện nay, có khoảng 80% sỏi ở túi mật được hình thành do tăng nhanh nồng độ Cholesterol, 20% còn lại liên quan đến sự thay đổi bất thường của Bilirubin và các yếu tố khác.
Rối loạn Cholesterol
-
Liệu trình giảm cân nhanh chóng có thể khiến gan tạo ra nhiều Cholesterol hơn bình thường, dẫn đến hình thành sỏi mật.
-
Các tác động gây tăng nồng độ Cholesterol trong máu một cách bất thường và nhanh chóng.
-
Tác dụng phụ của biện pháp tránh thai bằng thuốc là nguyên nhân làm tăng nồng độ Cholesterol và dẫn đến nguy cơ tồn đọng mật ở túi dự trữ.
-
Nạp vào cơ thể số lượng lớn thực phẩm chứa hàm lượng Cholesterol cao hay các chất béo động vật.
Các yếu tố khác
-
Nguy cơ lớn nhất gây bệnh là tình trạng béo phì dẫn đến việc làm rỗng túi mật gặp nhiều khó khăn.
-
Thói quen ăn uống không điều độ dẫn đến tình trạng rối loạn điều tiết túi mật.
-
Trong một số trường hợp, bệnh bắt nguồn từ yếu tố huyết thống.
-
Sử dụng nhóm thuốc có chứa các gốc Clofibrate, Estrogen,...
-
Phụ nữ đang mang thai cũng có nguy cơ cao mắc bệnh do rối loạn nội tiết tố và giảm công suất làm việc của túi mật.
-
Biến chứng từ bệnh lý khác như: đái tháo đường, thiếu máu tán huyết, xơ gan, thiếu máu hồng cầu hình liêm,...
Người béo phì có nguy cơ cao mắc bệnh sỏi mật
2. Bệnh sỏi mật bao gồm những triệu chứng nào
Xuất hiện những cơn đau bụng bất thường
Một số bệnh nhân có triệu chứng đau nhức dữ dội ở vùng hạ sườn phải hay vùng thượng vị (vị trí nằm giữa rốn và xương ức). Cơn đau thường xuất hiện sau bữa ăn, đặc biệt là khi sử dụng nguồn thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Thỉnh thoảng, những cơn đau bất ngờ về đêm dẫn đến mất ngủ, gây suy nhược cơ thể nghiêm trọng.
Khi các viên sỏi mắc kẹt ở cổ túi mật làm xuất hiện những cơn đau kéo dài từ 30 phút đến vài giờ, đau tăng dần theo tình trạng sức khỏe và tính chất ảnh hưởng của sỏi mật.
Rối loạn hệ tiêu hóa
Sỏi mật xuất hiện là nguyên nhân gây cản trở sự di chuyển dịch mật đến hệ tiêu hóa, từ đó gây nên tình trạng khó tiêu, đầy hơi, chán ăn,... ở bệnh nhân.
Triệu chứng bộc phát rõ nhất là sau các bữa ăn hoặc khi sử dụng thực phẩm có chứa nhiều dầu mỡ. Bệnh nhân không được chủ quan, nên đến ngay cơ sở y tế uy tín để kịp thời thăm khám khi xuất hiện các dấu hiệu sau:
-
Các cơn đau bụng kéo dài trong nhiều giờ, phương pháp giảm đau tại nhà bằng thuốc không có hiệu quả.
-
Bệnh nhân sốt cao trên 38 độ kèm theo biểu hiện toát mồ hôi, cảm giác ớn lạnh.
-
Xuất hiện cảm giác chướng bụng, nôn ói liên tục.
-
Da và mắt vàng bất thường, kem theo tình trạng ngứa da, gây khó chịu.
Biểu hiện ban đầu của bệnh là những cơn đau dữ dội ở bụng
3. Chế độ ăn uống của người bệnh
Để nhanh chóng cải thiện tình trạng bệnh, người bị sỏi túi mật cần xây dựng một chế độ dinh dưỡng khoa học, hợp lý.
Hạn chế chất béo bão hòa
Dư thừa Cholesterol là nguyên nhân chính dẫn đến kết tinh và hình thành sỏi mật. Do đó, nên hạn chế chất béo chứa nhiều Cholesterol trong khẩu phần ăn hàng ngày. Cụ thể là cắt giảm các loại thực phẩm như: thịt bò, xúc xích, bơ và mỡ động vật, thức ăn chiên rán,...
Bổ sung nguồn chất béo “tốt”
Để ổn định lượng chất béo cần thiết cho các hoạt động của cơ thể, nên bổ sung nhóm các chất béo “tốt” sau đây:
-
Dầu Oliu là một nguồn cung cấp chất béo có lợi cho cơ thể và giúp giảm các Cholesterol không cần thiết trong cơ thể.
-
Quả bơ được xem là nguồn chất béo “tốt” trong việc cung cấp năng lượng cho các hoạt động của cơ thể. Bên cạnh đó còn giúp hấp thụ có hiệu quả hơn các chất dinh dưỡng khác.
-
Bổ sung các loại hạt như: bí ngô, hướng dương, hạt vừng,... giúp cơ thể đủ lượng chất béo cần thiết và hỗ trợ đào thải các Cholesterol xấu.
-
Nhóm cá giàu dưỡng chất Omega-3 như: cá hồi, cá ngừ, cá thu,... giúp hỗ trợ tăng cường sức đề kháng cơ thể, giảm nguy cơ gây bệnh sỏi mật.
Ăn nhiều thực phẩm giàu chất xơ
Theo các nghiên cứu gần đây, cung cấp đủ lượng chất xơ cần thiết cho cơ thể sẽ giúp giảm nguy cơ mắc bệnh sỏi mật. Bên cạnh đó, đây còn là nguồn dưỡng chất có lợi cho cơ thể, đặc biệt là hệ tiêu hóa:
-
Trái cây, rau xanh là nguồn cung cấp chất xơ dồi dào, đặc biệt là những quả có hạt như: quả mâm xôi, dâu tây,...
-
Hạt ngũ cốc, đậu hà lan, gạo lứt,... là nguồn cung cấp chất xơ hiệu quả, thay thế các thực phẩm chứa nhiều đường và đảm bảo dinh dưỡng cho cơ thể.
Uống nhiều nước
Việc uống đủ nước mỗi ngày theo trọng lượng cơ thể giúp quá trình đào thải các chất có hại diễn ra thuận lợi hơn. Từ đó, ngăn ngừa nguy cơ hình thành sỏi mật.
Bên cạnh đó, việc cung cấp đủ nước cho cơ thể còn giúp giảm stress, tăng sức đề kháng, giảm nguy cơ nhồi máu cơ tim,...
Cung cấp đủ lượng nước cho cơ thể mỗi ngày sẽ góp phần ngăn ngừa bệnh hiệu quả
4. Thăm khám, chẩn đoán sỏi mật tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC
Tự hào là đơn vị y tế có đầy đủ các trang thiết bị hiện đại trong chẩn đoán, theo dõi và điều trị các bệnh lý về sỏi mật như:
-
Máy siêu âm 3D, 4D.
-
Máy chụp cắt lớp vi tính đa dãy.
-
Máy chụp X - quang kỹ thuật số.
-
Hệ thống xét nghiệm hiện đại, đồng bộ.
MEDLATEC - nơi được nhiều bệnh nhân tin tưởng điều trị các bệnh về gan, mệt
Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC cam kết mang lại kết quả chẩn đoán chính xác và nhanh chóng nhất. Đội ngũ y bác sĩ tận tâm, kỹ thuật chuyên môn cao, bao gồm nhiều Giáo sư, Tiến sĩ, Bác sĩ chuyên khoa đầu ngành trực tiếp điều trị, chấm dứt tình trạng sỏi mật ở bệnh nhân.
Bệnh sỏi mật có thể ngăn ngừa bằng một chế độ sống lành mạnh, khoa học. Nên thăm khám định kỳ 6 tháng một lần để kịp thời chẩn đoán tình trạng sức khỏe. Trong trường hợp được hỗ trợ tư vấn, đội ngũ y bác sĩ tận tâm, giàu kinh nghiệm của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC sẵn sàng hỗ trợ trực tiếp hoặc thông qua số điện thoại 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!