Tin tức
Sử dụng thuốc bôi bỏng hiệu quả cần lưu ý gì?
- 27/02/2022 | Mách bạn 3 cách trị bỏng không để lại sẹo ngay tại nhà
- 21/03/2021 | Các cấp độ của bỏng và hướng dẫn cách xử trí khi bị bỏng
- 23/04/2022 | Bỏng lạnh là gì? Nguyên nhân khiến da bị bỏng lạnh
- 04/05/2023 | Bỏng đường hô hấp: Nguyên nhân - triệu chứng và cách xử trí
1. Phân loại mức độ bỏng trên da
Bỏng là một trong các tai nạn thường gặp trong cuộc sống. Bỏng có nhiều dạng như bỏng nước sôi, bỏng hơi nước, bỏng điện,... Tùy thuộc vào loại bỏng cũng như mức độ nghiêm trọng của vết thương mà cách điều trị cũng sẽ khác nhau để cho các vết bỏng được phục hồi nhanh chóng và không để lại các vết sẹo xấu xí.
Các vết thương bỏng được điều trị tùy theo từng cấp độ nặng - nhẹ khác nhau
Các vết bỏng xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau. Chính vì vậy, mức độ ảnh hưởng của vết bỏng cũng sẽ có sự khác biệt. Dựa vào tình trạng và mức độ của các vết thương mà chúng được phân thành những độ như sau:
-
Độ 1: Da chỉ bị đỏ, hơi sưng nhẹ và không bị phồng rộp, ít bị sẹo.
-
Độ 2: Da bị bỏng khiến cho lớp mô ở bên trong dày lên.
-
Độ 3: Lớp da bị tổn thương sâu khiến cho các dây thần kinh bên trong bị tê liệt. Da bị bỏng sẽ có một lớp màu đen xám hoặc màu trắng đặc trưng.
-
Độ 4: Tình trạng bỏng da tổn thương sâu đến cả xương và gân ở dưới da.
Với 4 độ bỏng được phân chia như trên, nếu bạn chỉ bị bỏng ở mức nhẹ 1 và 2 thì có thể tự mình điều trị ở nhà. Trong khi đó, những vết bỏng ở độ 3 và 4 thì nên được điều trị tại bệnh viện. Bởi lẽ, đây là những tình trạng bỏng nặng và có liên quan đến hệ thần kinh và xương khớp của người bệnh.
Vết bỏng nặng cần được điều trị y tế kịp thời
Dưới sự chăm sóc và điều trị của các bác sĩ chuyên khoa, những vết bỏng nặng sẽ nhanh chóng phục hồi. Ngược lại, nếu bạn chủ quan và tự ý điều trị ở nhà thì có thể để lại những biến chứng và hậu quả khôn lường khi bị bỏng nặng.
2. Cách sử dụng thuốc bôi bỏng hiệu quả
Tùy vào cấp độ của các vết bỏng mà cách thức điều trị sẽ khác nhau. Với tình trạng bỏng nhẹ, bạn có thể sử dụng thuốc bôi bỏng tại nhà và chăm sóc đúng cách để vết thương mau lành.
Nếu vết bỏng của bạn chỉ ở độ 1 và da chỉ bị ửng đỏ thì có thể sử dụng nha đam để làm dịu da. Để đảm bảo an toàn, bạn nên sử dụng các loại gel có chiết xuất 100% từ lô hội để làm mát chỗ da bị bỏng.
Thuốc bôi bỏng tại nhà phù hợp với những vết bỏng nhẹ
Nếu bạn bị bỏng ở độ 2 thì bạn nên sử dụng thuốc cũng như điều trị theo hướng dẫn chi tiết của bác sĩ. Cách bôi thuốc trị bỏng cơ bản theo các bước đơn giản như sau:
Bước 1: Sử dụng nước muối sinh lý để vệ sinh vết thương nhằm loại bỏ các vi khuẩn và da chết ở vết bỏng.
Bước 2: Thoa lên vết bỏng một lớp kem bạc sulfadiazin 1% mỏng để phòng ngừa nhiễm trùng và giúp cho vết thương nhanh hồi phục. Bạn nên sử dụng các dụng cụ hỗ trợ đã được vô trùng để bôi thuốc lên vết bỏng. Trong trường hợp bạn phải bôi một lớp kem dày thì cần sử dụng thanh que đè lưỡi để lấy thuốc và bôi lên vết thương.
Bước 3: Sử dụng một miếng gạc vô trùng và đắp lên trên vết thương. Bạn cũng có thể dùng những miếng gạc có tẩm thuốc để đắp lên vết thương ngay sau khi vệ sinh bằng nước muối sinh lý. Ưu điểm nổi bật của gạc tẩm thuốc là không gây dính, việc thay băng cũng dễ dàng hơn và vết thương nhanh chóng hồi phục.
Bước 4: Nếu vết bỏng có chảy nhiều dịch thì sau khi dùng thuốc bôi bỏng, bạn có thể đắp lên đó một lớp bông hoặc một lớp gạc sạch rồi cố định lại. Thuốc bỏng và gạc cần được thay 2 lần/ngày để đảm bảo hiệu quả.
Lưu ý, khi chăm sóc và bôi thuốc cho vết bỏng bạn nên kéo căng da một cách nhẹ nhàng để cho vùng da bị thương không co rút lại. Đồng thời, khi bị thương bạn cũng nên hạn chế cử động. Mỗi ngày bạn có thể kéo căng vùng da này khoảng 10 lần. Việc bôi thuốc bỏng nên dừng lại sau khi lớp da bỏng bị bong ra và có một lớp da non mới xuất hiện. Lúc này bạn cũng không cần dùng gạc để băng vùng da bị bỏng lại.
3. Những vấn đề quan trọng cần nhớ khi bôi thuốc trị bỏng
Dưới đây là một số lưu ý quan trọng mà bạn cần phải ghi nhớ trong quá trình điều trị và sử dụng thuốc bôi bỏng để đạt hiệu quả tốt nhất:
Bạn cần lưu ý đến một vài vấn đề khi bôi thuốc trị bỏng
-
Nếu vùng da bị bỏng có kích thước lớn thì việc bôi thuốc trị bỏng có thể làm ảnh hưởng đến tác dụng của một vài loại thuốc điều trị khác như thuốc phòng ngừa bệnh động kinh hay thuốc hạ đường huyết,...
-
Cần phải theo dõi nồng độ thuốc hiện có ở trong máu của bệnh nhân bị bỏng, nhất là với những người bị mắc bệnh tiểu đường hoặc bệnh động kinh nhằm có phương án điều chỉnh liều dùng thuốc thích hợp. Nếu không chú ý đến vấn đề này thì việc bôi thuốc bỏng có thể khiến những bệnh lý khác phát triển nhanh chóng thành bệnh mãn tính.
-
Ngoài việc bôi thuốc, để vết thương nhanh chóng lành thì bạn có thể bổ sung thêm các loại vitamin uống như C hoặc E. Khi lớp da bỏng đã bong ra và có da non xuất hiện thì bạn có thể sử dụng vitamin E để bôi lên vùng da bị bỏng.
Các loại thuốc bôi bỏng không kê đơn hiện được bày bán khá phổ biến trên thị trường. Tuy nhiên, để đảm bảo an toàn thì bạn vẫn nên tìm đến sự hỗ trợ và tư vấn từ các bác sĩ chuyên khoa tại các cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Da liễu, Hệ thống Y tế MEDLATEC. Với gần 30 năm kinh nghiệm trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe cộng đồng, MEDLATEC đã trở thành đơn vị y tế được nhiều bệnh nhân tin tưởng lựa chọn.
Các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc bỏng phù hợp với vết thương
Khi thăm khám, các bác sĩ sẽ kiểm tra tình trạng vết bỏng, các vấn đề y tế khác và đưa ra lời khuyên cũng như kê đơn thuốc phù hợp với từng tình trạng bỏng khác nhau. Các loại thuốc bôi bỏng cũng sẽ được bác sĩ kê đơn và hướng dẫn sử dụng phù hợp, đảm bảo an toàn, giúp vết bỏng nhanh chóng hồi phục và hạn chế tối đa việc để lại sẹo. Để đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ qua số điện thoại 1900 56 56 56. Hy vọng những thông tin về cách bôi thuốc bỏng ở trên sẽ có ích cho bạn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!