Tin tức
Suy thận độ 3: đặc điểm và phương pháp điều trị
- 13/02/2022 | Triệu chứng thiếu máu ở bệnh nhân suy thận và cách khắc phục hiệu quả
- 08/03/2022 | Cẩm nang sức khỏe về bệnh suy thận cấp
- 15/02/2022 | Bác sĩ cảnh báo những triệu chứng suy thận cần lưu ý
1. Đặc điểm giai đoạn suy thận độ 3
Khi thận bị suy giảm chức năng, không còn hoạt động bình thường, khả năng lọc chất thải kém đi thì gọi là suy thận. Mức độ suy thận được chia theo chỉ số tốc độ lọc cầu thận.
Thận có vai trò quan trọng là bài tiết nước và chất độc ra khỏi cơ thể
Trong đó, suy thận độ 3 là cấp độ nặng, được chia thành 2 giai đoạn như sau:
1.1. Suy thận độ 3a
Thận bị suy chức năng từ nhẹ đến trung bình, chỉ số tốc độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 45 - 59 ml/phút/1.73 m2.
1.2. Suy thận độ 3b
Tổn thương thận ở mức độ trung bình đến nặng, chỉ số tốc độ lọc cầu thận nằm trong khoảng từ 30 - 44 ml/phút/1.73 m2.
Trong những năm gần đây, số ca mắc suy thận ngày càng tăng, các chuyên gia ước tính có đến 5% người trưởng thành có triệu chứng của bệnh suy thận giai đoạn 3. Cùng với đó, nhiều người mắc bệnh suy thận độ 3 nhưng không có triệu chứng hoặc triệu chứng bệnh rất mờ nhạt dẫn đến phát hiện và điều trị chậm trễ.
Bệnh nhân suy thận giai đoạn sớm thường chưa có triệu chứng rõ ràng
Một số triệu chứng thường xuất hiện ở bệnh nhân suy thận độ 3 gồm: mất ngủ, đau lưng, người mệt mỏi, xanh xao, khó thở, chân tay sưng phù tích nước, nước tiểu có bọt, đi tiểu nhiều lần,...
Suy thận độ 3 khiến chức năng lọc chất thải và chất độc giảm nhiều, nguy cơ biến chứng ảnh hưởng tới sức khỏe là rất cao. Biến chứng thường gặp ở giai đoạn bệnh này là thiếu máu, bệnh lý về xương khớp, tụ độc, huyết áp cao,... có thể gây tử vong hoặc khiến bệnh tiến triển nhanh sang giai đoạn 4 và 5.
Có thể nói, suy thận độ 3 là giai đoạn báo động về sức khỏe, đe dọa nguy hiểm đến tính mạng nên việc điều trị tích cực là rất quan trọng.
2. Suy thận độ 3 - phương pháp điều trị hiệu quả
Chức năng thận ở bệnh nhân suy thận độ 3 đã suy giảm từ 50 - 75%. Việc điều trị cần đảm bảo các mục đích:
-
Bảo tồn chức năng thận.
-
Ngăn chặn bệnh phát triển.
-
Phòng ngừa biến chứng.
Một số trường hợp đã có thể phải lọc máu khi chất thải và dịch thừa tích tụ nhiều gây nguy hiểm.
Thận đã bị giảm chức năng khoảng 50 - 70% ở bệnh nhân suy thận độ 3
Biến chứng tiểu đường và tăng huyết áp là những biến chứng phổ biến nhất ở người suy thận độ 3, do vậy trong điều trị và theo dõi cần thường xuyên kiểm tra, duy trì đường huyết và huyết áp ở mức an toàn. Ngoài ra, người bệnh cần theo dõi phòng ngừa các biến chứng nguy cơ cao khác như: tăng huyết áp, bệnh tiểu đường, bệnh cơ tim, bệnh mạch vành, bệnh van tim, rối loạn nhịp tim, viêm màng ngoài tim khô,...
Trong điều trị và theo dõi người bị suy thận độ 3, các chỉ số chức năng thận, protein niệu và huyết áp được kiểm soát thường xuyên:
Protein niệu
Protein niệu ACR hoặc PCR được theo dõi để đánh giá tình trạng suy thận, đặc biệt với người tiểu ra máu hoặc huyết áp cao.
Hemoglobin
Mức độ Hemoglobin giảm dần cho thấy tình trạng suy thận cũng trở nên nghiêm trọng hơn, đặc biệt chú ý khi chỉ số này ở mức gần hoặc dưới 100 g/L, sẽ cần điều trị trực tiếp và lọc máu.
Chức năng thận
Theo dõi chức năng thận thông qua chỉ số GFR trong thời gian điều trị, nếu chức năng thận giảm nhanh sẽ cần điều trị đặc biệt.
Chức năng thận được theo dõi thông qua chỉ số GFR
Nguy cơ tim mạch
Bệnh nhân suy thận cần bỏ thói quen xấu như hút thuốc, chế độ ăn uống thiếu lành mạnh, đồng thời cần thay đổi tập thể dục thường xuyên, lối sống lành mạnh để ngăn ngừa biến chứng tim mạch. Ngoài ra, bệnh nhân cũng cần được theo dõi sức khỏe tim mạch thường xuyên qua các chỉ số nhịp tim, huyết áp,...
Chế độ dinh dưỡng giữ vai trò đặc biệt quan trọng trong điều trị bệnh suy thận. Bệnh nhân không nên tự ý ăn uống kém lành mạnh mà cần tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ hoặc chuyên gia dinh dưỡng phù hợp với tình trạng bệnh và phác đồ điều trị. Những bệnh nhân tuân thủ dinh dưỡng tốt có khả năng hồi phục chức năng thận và ngăn chặn hiệu quả tiến triển bệnh, quyết định đến chất lượng sống và tuổi thọ.
Chế độ ăn uống của bệnh nhân suy thận cần lưu ý
-
Tăng cường ăn trái cây, rau củ và ngũ cốc.
-
Kiểm soát chặt chẽ lượng protein và kali trong khẩu phần ăn.
-
Hạn chế hấp thu phospho.
3. Bệnh nhân suy thận độ 3 sống được bao lâu?
Suy thận độ 3 là mức độ bệnh tương đối nặng, tuy nhiên chức năng thận chưa mất hoàn toàn, vẫn có thể điều trị duy trì và phục hồi từ từ. Thực tế có rất nhiều bệnh nhân suy thận độ 3 nhưng điều trị tốt, tuân thủ phác đồ điều trị và dinh dưỡng phù hợp cùng với thái độ tích cực nên có tiên lượng bệnh tốt.
Bệnh nhân suy thận độ 3 có thể điều trị để phục hồi chức năng thận từ từ
Hầu hết bệnh nhân suy thận độ 3 chưa cần thiết phải chạy thận nhân tạo. Tuy nhiên nếu để bệnh tiến triển, suy thận gây ra nhiều vấn đề sức khỏe thì chạy thận để lọc máu định kỳ là cần thiết, ngăn ngừa nhiễm trùng thận, phình động mạch thận, tắc nghẽn mạch thận, dư thừa chất lỏng, tăng kali máu,...
Như vậy, khi có các dấu hiệu suy thận độ 3, hãy sớm đi khám để chẩn đoán mức độ bệnh và điều trị sớm. Liên hệ ngay với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu quý khách hàng có thắc mắc về bệnh hoặc cần tư vấn điều trị, chăm sóc cho bệnh nhân suy thận. Các chuyên gia, bác sĩ của MEDLATEC luôn luôn sẵn sàng hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!