Tin tức

Tại sao trẻ sơ sinh ngủ há miệng? Tình trạng này có ảnh hưởng gì không?

Ngày 23/01/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Khi mới được sinh ra đời, trẻ sẽ thở bằng mũi. Tuy nhiên, lại có hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ há miệng mà các bậc phụ huynh cần nên lưu ý đến. Vậy tại sao lại xảy ra hiện tượng này? Liệu nó có nguy hiểm không? Mời bạn đọc theo dõi thông tin trong bài viết bên dưới để giải đáp các thắc mắc đó.

1. Tại sao trẻ sơ sinh ngủ há miệng? 

Khi mới chào đời, cơ thể của trẻ chưa hình thành đầy đủ phản xạ cho việc thở bằng miệng. Cùng với đó, cấu tạo đường thở của trẻ cũng còn bé. Do vậy, thông thường, trẻ khi mới chào đời sẽ chủ yếu thở bằng mũi và cũng chưa biết kết hợp thở bằng miệng. 

Hiện tượng trẻ sơ sinh ngủ há miệng là dấu hiệu cho thấy cơ thể trẻ đang gặp phải một vấn đề nào đó. Cụ thể, có thể liệt kê một số nguyên do dẫn đến hiện tượng này bao gồm: 

Do chất nhầy

Chất nhầy ứ đọng trong mũi của trẻ do bị sốt hay bị dị ứng không thể đào thải khiến đường thở bằng mũi của trẻ bị tắc nghẽn. Lúc này, trẻ buộc phải thở bằng miệng để thay thế, dẫn đến tình trạng khi ngủ có hiện tượng há miệng để thở. 

Đường mũi bị tắc nghẽn chất nhầy có thể khiến trẻ sơ sinh phải thở bằng miệng khi ngủ

Đường mũi bị tắc nghẽn chất nhầy có thể khiến trẻ sơ sinh phải thở bằng miệng khi ngủ

Do thói quen của trẻ

Thở bằng miệng thay vì mũi có thể là một thói quen được hình thành của trẻ. Thói quen này có thể xuất hiện từ tình huống trẻ bắt buộc phải thở bằng miệng sau thời gian dài bị ốm.

Do hội chứng ngưng thở khi ngủ

Đây là một loại rối loạn giấc ngủ, có thể xảy ra ở mọi lứa tuổi. Và trẻ sơ sinh cũng có nguy cơ mắc hội chứng này thường là do tình trạng tắc nghẽn đường thở gây ra. Cùng với đó, việc cấu trúc thân não của trẻ sơ sinh chưa được hoàn thiện cũng là một nguyên nhân khiến trẻ mắc phải hội chứng này khi đây là cơ quan điều hòa nhịp thở. Bên cạnh đó, dị tật bẩm sinh, xuất huyết não, bệnh hô hấp,... cũng có thể là các nguyên nhân khiến trẻ bị hội chứng ngưng thở khi ngủ. 

Trường hợp trẻ sơ sinh ngủ há miệng cũng có thể là biểu hiện đang mắc phải hội chứng ngưng thở khi ngủ với hiện tượng tắc nghẽn đường thở trên lúc ngủ.

Trẻ sơ sinh há miệng khi ngủ có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ

Trẻ sơ sinh há miệng khi ngủ có thể là một dấu hiệu của chứng ngưng thở khi ngủ

Do vách ngăn lệch

Tình trạng lệch vách ngăn mũi gây khó khăn cho trẻ khi thở bằng mũi. Vì vậy, đây cũng có thể là nguyên nhân làm xảy ra hiện tượng há miệng để thở vào lúc ngủ của trẻ.

2. Trẻ sơ sinh ngủ há miệng có sao không?

Tình trạng trẻ sơ sinh ngủ há miệng khi để kéo dài không được xử lý có thể gây hại đối với sức khỏe của trẻ. Theo đó, em bé của bạn có thể đối diện với một số vấn đề đi kèm như bị ho khan, ngủ thở khò khè, sưng amidan, viêm lưỡi, hơi thở có mùi,...

Khi đường mũi của trẻ bị tắc nghẽn, dịch tiết có thể thông qua đường họng vào dạ dày gây ra cảm giác chán ăn, nôn. Đi kèm với đó, việc thở bằng miệng thay vì mũi cũng sẽ làm cho lượng oxy trong máu của trẻ bị thấp hơn. Điều này có thể dẫn tới các vấn đề về tim về sau này. Ngoài ra, xương mặt của trẻ cũng có khả năng bị ảnh hưởng. 

Bên cạnh đó, việc há miệng khi ngủ còn ảnh hưởng đến chất lượng giấc ngủ của trẻ sơ sinh. Điều này tác động tới sức khoẻ và sự phát triển khỏe mạnh của trẻ bởi giấc ngủ vô cùng quan trọng đối với trẻ.

Ngủ há miệng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

Ngủ há miệng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe của trẻ sơ sinh

3. Một số lời khuyên dành cho cha mẹ

Cơ thể của trẻ sơ sinh khi mới chào đời còn khá non nớt nên cần được cha mẹ quan tâm chăm sóc cẩn thận. Khi trẻ sơ sinh có hiện tượng há miệng lúc ngủ, cha mẹ cũng cần lưu ý đến tình trạng của trẻ, chú ý quan sát, tránh để hiện tượng đó kéo dài gây ảnh hưởng xấu đến sức khỏe của em bé nhà mình. Điều cần thiết cha mẹ cần làm là nên kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để được thăm khám, chẩn đoán chính xác nguyên nhân và có biện pháp điều trị hiệu quả từ sớm.

Cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám khi trẻ ngủ há miệng

Cha mẹ nên kịp thời đưa trẻ đến gặp bác sĩ để thăm khám khi trẻ ngủ há miệng

Ngoài ra, phụ huynh có thể áp dụng một số biện pháp tại nhà để giúp trẻ giảm nghẹt mũi như dùng nước muối sinh lý có nồng độ an toàn thích hợp để rửa mũi cho trẻ đúng cách giúp làm loãng chất nhầy trong mũi, sau đó tiến hành hút chất nhầy ra khỏi mũi của trẻ bằng ống xilanh một cách nhẹ nhàng và cẩn thận, giúp làm thông thoáng trở lại đường thở cho trẻ. 

Một lời khuyên nữa dành cho cha mẹ là cần nên quan tâm đến việc phòng ngừa bệnh cho trẻ, tránh để trẻ bị cảm. Trong trường hợp em bé bị cảm thì cần thực hiện điều trị triệt để, dứt điểm, không để bệnh kéo dài. Đi kèm với đó, cần tăng cường sức đề kháng cho trẻ bằng một chế độ ăn uống đầy đủ và cân bằng các chất dinh dưỡng cần thiết với đa dạng các loại thực phẩm. 

Thông qua bài viết trên đây, bạn đọc đã được giải đáp các thắc mắc về việc tại sao trẻ sơ sinh ngủ há miệng, hiện tượng này có nguy hiểm không cũng như một số lời khuyên dành cho cha mẹ. Hy vọng đó sẽ là những thông tin hữu ích góp phần giúp các bậc phụ huynh tham khảo trong quá trình chăm sóc bé để trẻ được lớn lên mạnh khỏe, phát triển toàn diện. 

Nếu đang có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ, cha mẹ có thể đưa trẻ đến chuyên khoa Nhi của Hệ thống Y tế MEDLATEC. MEDLATEC quy tụ đội ngũ bác sĩ có chuyên môn cao và giàu kinh nghiệm, kết hợp với hệ thống trang thiết bị máy móc hiện đại đảm bảo mang lại kết quả chẩn đoán chính xác và điều trị bệnh hiệu quả cho khách hàng. Chưa kể, các cơ sở y tế của MEDLATEC còn có không gian khám chữa bệnh rộng rãi, sạch sẽ, đem lại cảm giác thoải mái cho cả trẻ và các bậc phụ huynh trong suốt quá trình thăm khám.

Cha mẹ có thể gọi điện cho MEDLATEC qua tổng đài chăm sóc khách hàng: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên kịp thời tư vấn, hỗ trợ đặt lịch khám.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.