Tin tức
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em có nguy hiểm không?
- 24/10/2022 | Hội chứng ruột kích thích nên ăn gì? Gợi ý những món ăn tốt cho hệ tiêu hóa
- 01/04/2024 | Đẩy lùi hội chứng ruột kích thích (IBS) để cải thiện chất lượng sống
- 01/09/2023 | Triệu chứng ruột kích thích và cách phòng ngừa bệnh
1. Hội chứng
ruột kích thích ở trẻ em
Hội chứng ruột kích thích là vấn đề tiêu hóa thường gặp, tình trạng này xảy ra ở ruột già. Hội chứng này thường có xu hướng bắt đầu ở tuổi thanh thiếu niên, khoảng tầm 20 tuổi và đối với trẻ em thì đây là hội chứng hiếm gặp.
Bình thường, ruột già chịu trách nhiệm hấp thu nước, một phần dinh dưỡng đã được tiêu hóa tại ruột non. Phần thức ăn không hấp thu được sẽ được đào thải ra khỏi cơ thể, chúng được gọi là phân.
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em là vấn đề được nhiều phụ huynh quan tâm
Hội chứng ruột kích thích ở trẻ em xảy ra khi thức ăn không được chuyển tới ruột già gây tắc nghẽn. Đây là nguyên nhân khiến trẻ bị đau bụng và khó chịu, cơn đau có thể xảy ra trong vòng 2 tháng và ảnh hưởng tới sinh hoạt hàng ngày của bé. Đồng thời, tần suất đi đại tiện của bé cũng thay đổi, có thể tăng hoặc giảm, đặc điểm phân khác thường (phân cứng hoặc lỏng, chảy nước,…). Một vài triệu chứng khác có thể xảy ra là: đầy hơi, chướng bụng,…
Tuy nhiên, trẻ còn nhỏ nên chưa biết mô tả chính xác các triệu chứng bệnh cho cha mẹ. Đó là lý do vì sao chúng ta thường nhầm lẫn hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ với các vấn đề tiêu hóa khác, ví dụ như tiêu chảy, táo bón hoặc rối loạn tiêu hóa…
2. Xác định nguyên nhân gây bệnh
Thực tế, chưa có nghiên cứu nào chứng minh được nguyên nhân chính xác gây hội chứng ruột kích thích. Một số số yếu có thể làm tăng nguy cơ mắc bệnh là: do trẻ bị nhiễm trùng đường ruột, do tình trạng nội tiết,… Cha mẹ nên chú ý theo dõi các dấu hiệu bất thường ở trẻ, chủ động đưa bé đi khám để được bác sĩ tư vấn, hướng dẫn điều trị kịp thời.
Nhiễm trùng đường ruột là một nguyên nhân gây hội chứng ruột kích thích ở trẻ
Hội chứng ruột kích thích cũng có thể xảy ra do chế độ ăn uống không đảm bảo, trẻ ăn quá nhiều thực phẩm giàu chất béo hoặc các loại thực phẩm chứa gluten, đồ ăn nhiều đường,… Các bậc phụ huynh cần kiểm tra lại và xây dựng thực đơn ăn uống phù hợp đối với trẻ nhỏ, tránh các vấn đề tiêu hóa xảy ra.
Một số yếu tố khác có thể làm gia tăng nguy cơ mắc hội chứng ruột kích thích ở trẻ nhỏ là: do yếu tố di truyền, do dị ứng thuốc…
3. Chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ như thế nào?
Để chẩn đoán hội chứng ruột kích thích ở trẻ, bác sĩ sẽ chẩn đoán lâm sàng như hỏi về tiền sử bệnh lý, đặc điểm cơn đau cùng các biểu hiện khác có liên quan…. Ngoài ra, bác sĩ cũng sẽ dựa theo tiêu chuẩn Rome để đưa ra kết luận cụ thể và chính xác hơn. Tiêu chuẩn Rome là tiêu chuẩn đánh giá giúp chẩn đoán hội chứng ruột kích thích. Cụ thể tiêu chuẩn Rome như sau: số lần đau bụng tối thiểu 1 ngày/tuần, kéo dài trong khoảng 3 tháng gần đây và đi kèm với các triệu chứng như:
Bác sĩ sẽ thăm khám lâm sàng và chẩn đoán dựa theo tiêu chuẩn Rome
- Cơn đau liên quan đến việc đi đại tiện.
- Cơn đau liên quan đến việc thay đổi tần suất đi đại tiện.
- Cơn đau có liên quan đến tình trạng thay đổi khuôn phân.
Trong trường hợp biểu hiện nghiêm trọng thì bác sĩ có thể sẽ chỉ định thực hiện thêm một số xét nghiệm cần thiết khác sao cho phù hợp.
4. Phác đồ điều trị hội chứng ruột kích thích ở trẻ em
Dựa vào nguyên nhân gây bệnh cùng các triệu chứng trẻ gặp phải, bác sĩ sẽ hướng dẫn phác đồ điều trị thích hợp nhất. Trẻ có dấu hiệu đau bụng có thể tham khảo và dùng thuốc giảm đau. Bên cạnh đó, tùy xem trẻ bị tiêu chảy hay táo bón, bác sĩ hướng dẫn cha mẹ cho bé dùng loại thuốc điều trị phù hợp nhất.
Cha mẹ nên điều chỉnh lại chế độ dinh dưỡng cho trẻ.
Khi phát hiện hội chứng ruột kích thích ở trẻ em, cha mẹ nên xem lại thói quen ăn uống của con, chủ động điều chỉnh cho phù hợp. Chúng ta không nên ép bé ăn quá no, ăn nhiều thực phẩm giàu chất béo, các món ăn ngọt hoặc cay nóng,… Thay vào đó, cha mẹ ưu tiên cho con ăn nhiều rau củ, hoa quả và các thực phẩm giàu chất xơ, nhờ đó quá trình tiêu hóa sẽ diễn ra hiệu quả hơn.
Bác sĩ cũng khuyến khích trẻ mắc hội chứng ruột kích thích bổ sung khoáng chất như: kẽm, vitamin B1, selen và lysine… Việc bổ sung khoáng chất giúp tăng cường khả năng hấp thu dinh dưỡng, giúp bé ăn uống ngon miệng hơn.
Để đảm bảo an toàn và giúp con nhanh khỏe, các bậc phụ huynh nên đưa con đi thăm khám để được bác sĩ kiểm tra chuyên sâu và có hướng điều trị phù hợp. Chuyên khoa Nhi thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC là một trong những đơn vị y tế uy tín, quy tụ của nhiều bác sĩ giỏi, có chuyên môn và kinh nghiệm lâu năm mà ba mẹ có thể lựa chọn.
Ngoài ra, cơ sở vật chất của MEDLATEC cũng được đánh giá cao, cụ thể như:
- Trung tâm Xét nghiệm chuẩn ISO 15189:2012 và được Hội Bệnh học Hoa Kỳ trao chứng chỉ CAP.
- Hệ thống máy chẩn đoán hình ảnh tiên tiến, đồng bộ như máy siêu âm, máy chụp X - quang, nội soi, MRI, CT Scan,... được nhập khẩu từ Mỹ, Đức và Thụy Sỹ.
Ba mẹ có thể đưa con đến MEDLATEC để thăm khám
Bài viết này chắc hẳn đã giúp các bậc phụ huynh hiểu hơn về hội chứng ruột kích thích ở trẻ em. Dù bệnh không gây tổn thương tới hệ tiêu hóa, chúng ta vẫn nên chú ý theo dõi và cho bé đi điều trị càng sớm càng tốt. Để đặt lịch khám, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ nhanh chóng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!