Tin tức

Tai trẻ chảy mủ: nguyên nhân, triệu chứng và hướng điều trị hiệu quả

Ngày 26/08/2024
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Phương Dung
Tai trẻ chảy mủ là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác nhau ở tai, phổ biến nhất là do viêm tai giữa. Khi trẻ bị chảy mủ ở tai, cần đưa ngay đến những cơ sở y tế gần nhất để được thăm khám và điều trị kịp thời tránh được những biến chứng nguy hiểm sau này.

1. Tai trẻ chảy mủ nguyên nhân do đâu? 

Tai trẻ chảy mủ là một trong những biểu hiện liên quan tới các bệnh lý về tai mũi họng ở trẻ như viêm tai giữa cấp tính, viêm mủ ống tai ngoài và nhọt ống tai ngoài… Bên cạnh đó, ống thính giác của trẻ cũng ngắn hơn so với người lớn do vậy rất dễ gây ứ đọng các chất dịch bẩn gây viêm nhiễm. Dịch mủ từ ống tai có thể có đặc tính nhầy như nước hoặc có màu vàng, thậm chí lẫn máu.


Tai trẻ chảy mủ là biển hiện liên quan đến các bệnh lý tai mũi họng 

Tai trẻ chảy mủ có thể do một số những nguyên nhân chính sau đây:

  • Viêm tai giữa cấp tính: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất, bắt nguồn từ vi khuẩn hoặc virus gây viêm nhiễm trong tai giữa, dẫn đến sự tích tụ dịch và mủ. Khi màng nhĩ bị thủng, mủ sẽ chảy ra ngoài tai;
  • Viêm tai giữa mạn tính có mủ: Đây là tình trạng viêm tai giữa kéo dài, gây thủng màng nhĩ và chảy mủ liên tục;
  • Viêm ống tai ngoài: Nhiễm trùng ở ống tai ngoài, thường do vi khuẩn hoặc nấm, có thể gây ra chảy mủ tai. Tình trạng này thường xảy ra khi tai trẻ tiếp xúc nhiều với nước;
  • Dị vật trong tai: Trẻ nhỏ có thể đặt các vật nhỏ vào tai, gây viêm nhiễm và chảy mủ;
  • Chấn thương tai: Vết thương do tai nạn hoặc do trẻ tự gây ra khi gãi tai quá mạnh có thể dẫn đến viêm nhiễm và chảy mủ;
  • Nhiễm trùng đường hô hấp: Tình trạng nhiễm trùng đường hô hấp như cảm lạnh hoặc viêm xoang có thể lan đến tai giữa và gây viêm tai giữa, dẫn đến chảy mủ.

2. Nhận biết tình trạng chảy mủ ở tai trẻ qua những triệu chứng nào? 

Như đã thông tin ở trên, tai chảy mủ là một vấn đề sức khỏe nghiêm trọng cần được chú ý đặc biệt, vì nó có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng hoặc các bệnh lý khác liên quan đến tai - mũi - họng ở trẻ. Dưới đây là một số những triệu chứng thường gặp khi trẻ tai chảy mủ:

  • Dịch chảy ra từ tai: Dịch có thể có màu vàng, xanh lá cây hoặc nâu và có thể có mùi hôi;
  • Đau tai: Trẻ có thể khóc nhiều, khó chịu hoặc hay sờ vào tai;
  • Sốt: Trẻ xuất hiện tình trạng sốt cao kèm theo các triệu chứng mệt mỏi và chán ăn;


Sốt là một trong những triệu chứng nhận biết tình trạng chảy mủ ở tai trẻ 

  • Khó ngủ: Do đau và khó chịu, trẻ có thể khó ngủ hoặc quấy khóc;
  • Giảm thính lực: Trẻ có thể gặp khó khăn trong việc nghe hoặc phản ứng chậm với âm thanh;
  • Mất cân bằng: Trẻ mất cân bằng hoặc khó đứng vững, có thể dễ dàng ngã;
  • Chảy nước mũi hoặc ho: Nhiễm trùng tai giữa thường liên quan đến nhiễm trùng đường hô hấp trên, do đó các triệu chứng này có thể xảy ra.

Một số trẻ xuất hiện tình trạng chảy mủ tai nếu không được phát hiện sớm và điều trị kịp thời sẽ gây ra các biến chứng như thủng màng nhĩ, viêm tai giữa mạn tính, viêm tai xương chũm… Trường hợp bệnh kéo dài hơn sẽ gây ảnh hưởng thính lực, thậm chí là viêm màng não mủ khiến trẻ nguy kịch. Vì vậy khi thấy trẻ có các triệu chứng như trên, hãy đưa trẻ đến các cơ sở y tế để được kiểm tra và có những phương pháp điều trị phù hợp.

3. Lưu ý trong điều trị tình trạng tai chảy mủ ở trẻ 

Khi trẻ tai chảy mủ, việc kết hợp dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ kèm chế độ chăm sóc khoa học sẽ giúp trẻ nhanh khỏi bệnh hơn. Dưới đây là một số những lưu ý giúp điều trị tình trạng tai trẻ chảy mủ hiệu quả mà các bậc phụ huynh cần quan tâm:

  • Tuyệt đối không tự ý sử dụng thuốc khi không có sự chỉ dẫn của bác sĩ. Trẻ cần được uống thuốc theo đơn để tránh xảy ra những biến chứng đáng tiếc;
  • Sử dụng thuốc kháng sinh do bác sĩ chỉ định để cải thiện tình trạng nhiễm khuẩn, tránh viêm nhiễm tái phát;
  • Tránh đưa bất kỳ vật gì vào tai trẻ để lấy mủ ra khỏi tai như bông gòn hoặc tăm bông điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm nhiễm trở nên nặng hơn hoặc gây tổn thương tai;
  • Chườm ấm, dùng thuốc giảm đau phù hợp theo chỉ dẫn bác sĩ để giúp trẻ giảm đau;
  • Giữ tai trẻ luôn khô ráo tránh tình trạng nước vào tai khi tắm hoặc bơi;
  • Nếu trẻ đau tai nhẹ có thể chăm sóc và điều trị, vệ sinh tai - mũi - họng theo chỉ dẫn của bác sĩ tại nhà;
  • Vệ sinh tai - mũi - họng hàng ngày bằng nước muối sinh lý hoặc dùng nước ấm sẽ giúp cho trẻ cảm thấy dễ chịu hơn, vệ sinh đúng cách và nhẹ nhàng để tránh làm tổn thương ống tai các loại đồ khô cứn;
  • Với trẻ nhỏ cần dùng rơ lưỡi để đảm bảo khoang miệng luôn sạch sẽ;
  • Cung cấp chế độ ăn uống đầy đủ các chất dinh dưỡng để tăng cường sức đề kháng cho trẻ, hạn chế các loại đồ ăn khiến trẻ phải nhai nhiều, ảnh hưởng đến sự phục hồi tai, khiến bệnh lâu khỏi hơn;
  • Tóm lại khi trẻ bị chảy mủ tai cha mẹ hãy đưa trẻ đi khám và tuân thủ các hướng dẫn của bác sĩ sẽ giúp tình trạng bệnh mau lành và tránh được những biến chứng nguy hiểm ảnh hưởng tới sức khỏe của trẻ sau này.

Hiện nay, tình trạng tai trẻ chảy mủ khá phổ biến khiến nhiều bậc cha mẹ không khỏi lúng túng trong xử trí. Nếu cha mẹ đang phân vân lựa chọn một địa chỉ thăm khám uy tín thì chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC chính là gợi ý chất lượng. 


Chuyên khoa Tai - mũi - họng, Hệ thống Y tế MEDLATEC là địa chỉ thăm khám chất lượng cao được cha mẹ tin tưởng lựa chọn 

Trẻ sẽ được trực tiếp thăm khám bởi đội ngũ y bác sĩ với chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm. Đồng thời, với sự hỗ trợ của hệ thống trang thiết bị tân tiến, hiện đại được trang bị tại đây sẽ giúp chẩn đoán chính xác tình trạng bệnh và hướng dẫn phác đồ điều trị hợp lý. 

Mọi thông tin thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám cha mẹ vui lòng liên hệ tới đường dây nóng của MEDLATEC 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.