Tin tức

Tăng tiểu cầu là gì, nguyên nhân do đâu?

Ngày 21/12/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Tăng tiểu cầu là tình trạng số lượng tế bào tiểu cầu trong máu tăng cao quá mức. Vậy cụ thể đây là bệnh gì? Hãy theo dõi bài viết sau để MEDLATEC giúp bạn "giải quyết" những câu hỏi về tình trạng này mà nhiều người thắc mắc.

1. Tăng tiểu cầu là như thế nào? 

Tiểu cầu là một trong các tế bào máu của cơ thể được hình thành trong tủy xương. Ở mức an toàn, số lượng của tế bào tiểu cầu trong mỗi microlit máu sẽ vào khoảng từ 150.000 đến 450.000. Trường hợp con số tế bào máu này lớn hơn 450.000 sẽ là bệnh tăng tiểu cầu.

Như vậy, có thể hiểu đây chính là tình trạng có quá nhiều tế bào tiểu cầu trong máu của người bệnh. Bên cạnh đó, bệnh còn có thể gọi là đa tiểu cầu hoặc tiểu cầu cao. Bệnh này có hai dạng chính:

  • Tăng tiểu cầu nguyên phát;

  • Tăng tiểu cầu thứ phát.

Tăng tiểu cầu xảy ra khi chúng có số lượng tăng cao quá mức  Tăng tiểu cầu xảy ra khi chúng có số lượng tăng cao quá mức

2. Nguyên nhân nào gây ra? 

Theo đó, nguyên nhân dẫn đến bệnh tăng tiểu cầu ở hai dạng chính đã kể đến cụ thể như sau:

2.1. Đối với tăng tiểu cầu nguyên phát 

Đây là một rối loạn máu xảy ra do sự rối loạn tủy xương của bệnh nhân. Khi đó sẽ tạo ra quá nhiều tiểu cầu. Thông thường, dạng này hiếm gặp. Với các tiểu cầu trong tình trạng này, chúng sẽ gặp phải sự bất bình thường.

Về nguyên nhân gây ra thì vẫn chưa xác định rõ. Tuy nhiên, có trường hợp yếu tố về đột biến di truyền tác động và dẫn đến tình trạng này. 

2.2. Đối với tăng tiểu cầu thứ phát 

Khi số lượng tiểu cầu trong máu tăng cao bởi ảnh hưởng từ một bệnh lý, điều kiện hay tác nhân bên ngoài nào đó thì chính là tình trạng tăng tiểu cầu thứ phát. Đối với dạng này, thông thường, các tế bào tiểu cầu vẫn sẽ bình thường. 

Các trường hợp dưới đây có khả năng sẽ làm tăng tiểu cầu thứ phát:

  • Ung thư;

  • Thiếu máu do thiếu sắt;

  • Sau phẫu thuật, nhất là phẫu thuật cắt lách;

  • Thiếu vitamin;

  • Bị viêm hoặc bị các bệnh truyền nhiễm;

  • Tác dụng phụ khi sử dụng một số loại thuốc;

  • Tình trạng loãng xương;

  • Chấn thương.

3. Có những triệu chứng nào?  

Đa phần các trường hợp bị tăng số lượng tiểu cầu ít biểu hiện ra các dấu hiệu rõ rệt. Song, nếu tăng tiểu cầu gây ra các biến chứng tắc mạch thì sẽ có biểu hiện tại cơ quan bị tắc mạch:

- Với trường hợp tắc mạch não thì sẽ gây nhồi máu não với các biểu hiện: nói ngọn, liệt mặt, liệt chi, rối loạn cơ tròn (đại tiểu tiện không tự chủ),...

- Nếu tắc mạch vành sẽ gây nhồi máu cơ tim với các triệu chứng: Cơn đau ngực điển hình (đau như đá đè ở ngực, đau từ ngực lan lên vai, cánh tay và lan dọc theo mặt trong cẳng tay xuống ngón tay,...) thậm chí biến chứng hoại tử cơ tim gây thủng tim.

- Nếu thuyên tắc mạch phổi sẽ gây triệu chứng đau ngực dữ dội, khó thở, trụy tim mạch,...

- Nếu thuyên tắc mạch chi sẽ gây đau vùng chi phía dưới đoạn bị thuyên tắc, chi có xu hướng hoại tử nếu không có tuần hoàn bàng hệ cung cấp máu thay thế.

- Các trường hợp khác như tắc mạch thận, tắc mạch mạc treo tràng, tắc động mạch mắt,... cũng gây ra những triệu chứng tương ứng của cơ quan bị thuyên tắc mạch và có thể dẫn đến những hậu quả nghiêm trọng

Tiểu cầu tăng làm xuất hiện hiện tượng đau ở ngực

Tiểu cầu tăng làm xuất hiện hiện tượng đau ở ngực

4. Tăng tiểu cầu sẽ được chẩn đoán như thế nào? 

Để chẩn đoán xem trường hợp bệnh nhân có phải đang bị đa tiểu cầu hay không, các phương pháp sau đây thường được bác sĩ áp dụng:

- Thực hiện các loại xét nghiệm tổng phân tích tế bào máu để đánh giá số lượng tiểu cầu, xét nghiệm đông máu.

- Xét nghiệm huyết đồ hoặc tủy đồ tìm nguyên nhân về cơ quan tạo máu

- Các xét nghiệm khác về kháng thể kháng tiểu cầu, các xét nghiệm chức năng gan thận, các xét nghiệm về chất chỉ điểm ung thư, các xét nghiệm tầm soát bệnh lý truyền nhiễm 9 viêm gan B, C HIV,...)

- Ngoài ra, để tìm nguyên nhân gây tăng tiểu cầu hoặc đánh giá biến chứng tắc mạch do tăng tiểu cầu, bệnh nhân cũng có thể được kiểm tra siêu âm ổ bụng, điện tim, siêu âm tim, chụp CT-Scan phổi, ổ bụng, chụp cộng hưởng từ sọ não - mạch não,... Chụp động mạch mắt, soi đáy mắt,...

Sau khi chẩn đoán và phát hiện bệnh, các bác sĩ sẽ đưa ra phương pháp điều trị thích hợp dựa trên nguyên nhân cụ thể gây ra bệnh và các biến chứng của bệnh.

Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán tình trạng tiểu cầu tăng

Xét nghiệm công thức máu giúp chẩn đoán tình trạng tiểu cầu tăng

5. Người bệnh cần lưu ý những gì? 

Đối với trường hợp các bệnh nhân không may mắc phải bệnh tăng tiểu cầu, cần "thuộc nằm lòng" một số lưu ý sau: 

  • Khám bệnh định kỳ. 

  • Từ bỏ thói quen thường xuyên hút thuốc lá.

  • Kiểm soát tốt các yếu tố là tình trạng tăng huyết áp, tiểu đường, tăng cholesterol trong máu,... - nguy cơ làm xuất hiện cục máu đông bên trong cơ thể.

  • Sử dụng thuốc theo đúng hướng dẫn và kê đơn của bác sĩ.

  • Theo dõi các dấu chứng của huyết khối và tình trạng chảy máu để báo cáo cho bác sĩ được biết ngay khi nó xảy ra.

  • Trước khi tiến hành một thủ thuật, làm phẫu thuật hay một can thiệp nha khoa nào, cần thông báo cho bác sĩ, nha sĩ nếu đang phải sử dụng thuốc để làm giảm số lượng tế bào tiểu cầu. 

  • Tránh các loại thuốc giảm đau bán tự do như ibuprofen, trừ paracetamol. 

6. Các biện pháp nào có thể giúp phòng ngừa bệnh?

Đi kèm với đó, bạn có thể thực hiện một số biện pháp giúp phòng ngừa tình trạng số lượng tiểu cầu tăng cao quá mức xảy ra. Cụ thể, hãy chú đến những điều sau đây:

  • Có một chế độ ăn uống lành mạnh, khoa học: Cần bổ sung đa dạng các thực phẩm có lợi, thêm ngũ cốc, rau xanh, hoa quả. 

  • Biết cách kiểm soát khẩu phần ăn để duy trì cân nặng ở mức bình thường, giúp giảm thiểu tình trạng thừa cân, béo phì.

  • Tăng cường vận động, thường xuyên tham gia các hoạt động thể chất có lợi như đi bộ, đạp xe hay tập luyện môn bơi. 

  • Ngừng sử dụng thuốc lá. 

Cần "nói không" với việc hút thuốc lá để phòng bệnh

Cần "nói không" với việc hút thuốc lá để phòng bệnh

Nói tóm lại, khi tình trạng tăng tiểu cầu xảy ra đến một số lượng nhất định có thể dẫn đến hiện tượng hình thành huyết khối trong mạch máu hoặc các hậu quả nguy hiểm khác như gây đau tim, đột quỵ. Vì vậy, điều quan trọng là cần chẩn đoán bệnh sớm để thực hiện xử lý kịp thời, đúng lúc.

Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC là một địa chỉ uy tín để khách hàng lựa chọn khi cần kiểm tra, xét nghiệm kiểm tra sức khỏe. Bởi tại đây sẽ có sự kết hợp giữa đội ngũ các bác sĩ có chuyên môn cao và luôn tận tâm với bệnh nhân cùng một hệ thống các trang thiết bị hiện đại, Trung tâm Xét nghiệm chuẩn quốc tế, phục vụ tốt nhất cho công tác khám chữa bệnh.  

Nếu vẫn còn băn khoăn và thắc mắc, quý khách hãy liên hệ tổng đài của MEDLATEC tại số điện thoại: 1900 56 56 56 để được các tổng đài viên hỗ trợ.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.