Tin tức
Tất tần tật mọi vấn đề có liên quan đến thủ thuật lấy tủy răng
- 25/08/2021 | Bác sĩ nha khoa giải đáp thắc mắc: Khi nào cần điều trị tủy răng?
- 19/08/2021 | Những răng nào cần điều trị tủy răng và cách chăm sóc răng đúng
- 14/08/2021 | Phương pháp điều trị tình trạng đau do viêm tủy răng
1. Như thế nào là lấy tủy răng
1.1. Vì sao tủy răng bị tổn thương
Tủy răng là mô liên kết gồm có mạch máu và thần kinh, nằm bên trong hốc tủy, bao quanh nó là mô cứng của răng. Tủy răng xuất phát từ đỉnh chân răng. Tủy răng tham gia vào chức năng cảm giác, có nhiệm vụ nuôi dưỡng và sửa chữa ngà răng.
Lấy tủy răng giúp cho phần viêm nhiễm bị loại bỏ, ngăn ngừa lây lan sâu răng đến các răng lân cận
Lấy tủy răng tức là loại bỏ đi phần tủy bị nhiễm khuẩn do một nguyên nhân nào đó để lấy đi tủy chết, giúp răng được làm sạch và không bị mất răng, giúp ngăn ngừa không cho vi khuẩn lây lan đến các răng lân cận. Như vậy có nghĩa là tủy răng sẽ được lấy khi nó bị chết hoặc bị tổn thương.
Nguyên nhân gây tổn thương tủy răng chủ yếu gồm:
- Răng bị nứt gãy.
- Răng bị sâu hay mắc các vấn đề khác về răng miệng nhưng không được điều trị sớm nên ảnh hưởng đến tủy răng.
- Răng bị tổn thương nhưng không tìm ra cách khắc phục.
2. Lấy tủy răng có nguy hại không, dành cho ai
2.1. Có nguy hại gì khi lấy tủy răng không
Lấy tủy răng sẽ giúp nhiều người không còn cảm thấy đau nhức ở răng để trở lại ăn uống như bình thường. Ngược lại, nếu không lấy tủy răng tức là cố tình để cho tủy chết lưu lại trong răng. Điều này sẽ khiến cho tình trạng viêm tủy răng ngày càng nghiêm trọng hơn, tủy răng hoại tử và có thể gây lây lan sự viêm nhiễm sang các răng lân cận, thậm chí có thể gây nhiễm khuẩn xương hàm,...
2.2. Ai nên lấy tủy răng
Không phải mọi trường hợp bị tổn thương tủy răng đều cần phải lấy tủy. Việc làm này chỉ nên áp dụng với các trường hợp sau:
Răng sâu cần phải được lấy tủy để không lây lan đến các răng khác
+ Tủy răng bị lộ do răng gãy. Trường hợp này cần lấy tủy răng để tránh nguy cơ nhiễm trùng tác động đến khả năng ăn nhai và mất thẩm mỹ.
+ Răng bị sâu ăn mòn sát đến chân khiến cho vi khuẩn dễ dàng đi sâu vào trong tủy răng gây đau đớn cho người bệnh.
+ Có mụn mủ trắng gây mùi hôi khó chịu ở chân răng. Nguyên nhân của mùi hôi thường là do viêm tủy răng nên cần thăm khám để lấy tủy răng càng sớm càng tốt.
Ngoài những trường hợp trên đây thì khi có những cơn đau nhức dữ dội ở răng chúng ta cũng cần đi khám nha khoa để tìm nguyên nhân xem có phải do tủy răng hay không. Chỉ có cách làm như vậy mới tìm ra được giải pháp chấm dứt tình trạng khó chịu này.
2.3. Cách lấy tủy răng như thế nào
Quy trình lấy tủy răng ở hầu hết các cơ sở nha khoa uy tín đều sẽ được diễn ra thông qua các bước sau:
- Bước 1: người bệnh được thăm khám tổng quan tình trạng răng, chụp X-quang để xem mức độ viêm nhiễm và được tư vấn hướng xử trí.
- Bước 2: người bệnh sẽ được gây tê cục bộ để không cảm thấy đau đớn trong quá trình lấy tủy răng. Những trường hợp bị dị ứng với gây tê nha sĩ sẽ thay thế bằng thuốc diệt tủy.
- Bước 3: đặt đế cao su ôm sát phần chân răng cần được lấy tủy để cho quá trình lấy tủy diễn ra khô ráo, sạch sẽ và thuốc không bị rơi vào khoang miệng.
Lấy tủy răng ở cơ sở nha khoa uy tín giúp tủy được lấy sạch, đảm bảo an toàn cho vùng răng miệng
- Bước 4: lấy tủy bằng khoan nha khoa chuyên dụng bằng cách khoan một lỗ nhỏ từ trên thân răng đi xuống ống tủy rồi lấy châm hút sạch phần tủy bị viêm ra bên ngoài. Sau khi tủy hút xong sẽ được bơm rửa sạch sẽ, chụp lại X-quang để kiểm tra xem tủy viêm đã được lấy hết hay chưa, tránh tình trạng để sót gây tái phát viêm nhiễm ở tủy răng.
- Bước 5: lấp đầy và trám bít ống tủy bằng vật liệu nha khoa chuyên dụng. Thao tác này cần được thực hiện chính xác sao cho ống tủy được đầy và kín để vi khuẩn không có điều kiện xâm nhập vào. Nếu người bệnh cần tăng tính thẩm mỹ và đồng ý thì bác sĩ sẽ bọc sứ răng vừa được lấy tủy.
2.4. Một số điều cần chú ý khi đã lấy xong tủy răng
Hầu hết các trường hợp lấy tủy răng một thời gian sau sẽ có hiện tượng đau, ê răng khi chạm vào. Tuy nhiên, cảm giác mà bạn phải chịu đựng sẽ rất nhẹ nhàng và hiện tượng ấy sẽ tự biến mất trong 3 - 5 ngày. Trong trường hợp sau khi đã lấy tủy răng xong, về nhà phát hiện có dấu hiệu sưng nướu, đau nhức răng hoặc có mùi hôi, có mủ trong răng,... thì người bệnh cần đến gặp bác sĩ kiểm tra lại.
Để giảm đau nhức và giúp răng vừa được lấy tủy lành nhanh chóng, người bệnh cần lưu ý:
- Không ăn đồ ăn cứng, quá nóng hay quá lạnh, dai. Thay vào đó nên chọn loại đồ ăn mềm và dễ nhai nuốt như cháo, súp, sữa, nước ép trái cây,…
- Không nên xỉa răng bằng các loại tâm có cấu trúc không tương thích với kẽ răng, tốt nhất nên dùng chỉ nha khoa.
- Mỗi ngày, sau khi ăn xong hãy cố gắng vệ sinh răng miệng sạch sẽ rồi lấy bàn chải mềm nhẹ nhàng đánh răng theo chiều từ trên xuống. Việc làm này nên kết hợp cùng với súc miệng bằng nước muối ấm để đạt hiệu quả bảo vệ răng tốt nhất.
- Nếu cơn đau hay ê buốt răng quá sức chịu đựng của bạn, có thể giảm đau bằng cách chườm đá lạnh ở bên ngoài.
- Tái khám định kỳ theo lịch hẹn của nha sĩ để xem tủy răng bị viêm đã thực sự được lấy hết chưa.
Qua những chia sẻ trên đây hy vọng đã giúp bạn đọc hiểu hơn về vấn đề lấy tủy răng để dễ dàng hơn trong việc đưa ra quyết định cho mình và biết nên chọn địa chỉ nào để lấy tủy uy tín. Nếu còn thắc mắc nào khác hay cần tới sự trợ giúp về y tế, đừng ngại ngần liên hệ tổng đài 1900 56 56 56 để được các bác sĩ và chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC trực tiếp tư vấn và định hướng chính xác.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!