Tin tức

Những răng nào cần điều trị tủy răng và cách chăm sóc răng đúng

Ngày 18/08/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Tủy răng là hệ thống các mô liên kết gồm bạch mạch, dây thần kinh và mạch máu có vai trò cung cấp, nuôi dưỡng răng. Điều trị tủy răng là một trong những thủ thuật nha khoa đơn giản, ít gây đau đớn. Vậy những răng nào cần điều trị tủy răng và bệnh lý tủy răng nào điều trị là cần thiết?

1. Những bệnh lý ở tủy răng

Tủy răng nằm sâu trong răng, được bao bọc xung quanh là các lớp mô ngà cứng nên được bảo vệ khá tốt. Vì thế các bệnh lý tủy răng không thường gặp trong nha khoa, tuy nhiên hầu hết trường hợp là nặng và cần can thiệp điều trị.

Điều trị tủy răng là thủ thuật gây nhiều đau đớn cho người bệnh

Điều trị tủy răng là thủ thuật gây nhiều đau đớn cho người bệnh

Vi khuẩn có thể tấn công vào sâu bên trong răng đến tủy răng do có sẵn vết nứt hở (thường do tai nạn, vỡ răng, nhai đồ ăn quá cứng,…), mòn răng hoặc lỗ do sâu răng gây ra. Những bệnh lý ở tủy răng bao gồm:

1.1. Viêm tủy răng có hồi phục

Đây là tình trạng viêm tủy răng nhẹ, thường do sâu răng hoặc nứt vỡ răng không được chăm sóc và bảo vệ tốt. Đa phần bệnh nhân dạng này chỉ có triệu chứng nhẹ, chủ yếu là tăng sự nhạy cảm với các yếu tố nóng, lạnh, thực phẩm chua, ngọt,… Những cơn ê buốt thoáng qua thường không nghiêm trọng, cũng không ảnh hưởng đến sức khỏe và cuộc sống nên hầu hết bệnh nhân không tự phát hiện bệnh giai đoạn này.

Lâm sàng rất hiếm gặp trường hợp viêm tủy răng có hồi phục

Lâm sàng rất hiếm gặp trường hợp viêm tủy răng có hồi phục

Trên lâm sàng, nha sĩ rất hiếm gặp trường hợp bệnh nhân viêm tủy có hồi phục do triệu chứng nhẹ. Tuy nhiên đây là giai đoạn điều trị bệnh tốt nhất, nếu tiến triển chúng có thể gây đau nhói, viêm tủy nặng ảnh hưởng đến chân răng, viêm nhiễm lan rộng,…

1.2. Viêm tủy răng không hồi phục

Trong bệnh lý tủy răng này được chia thành 2 nhóm nhỏ là dạng đau và không đau. Cơn đau do viêm răng không hồi phục ở mỗi bệnh nhân có thể khác nhau, cụ thể gồm:

  • Cơn đau nhức răng tự nhiên.

  • Cơn đau lan tỏa lên nửa đầu và mặt cùng bên.

  • Cơn đau nhức răng kéo dài hàng giờ.

  • Đau ở một vùng răng, rất khó để bệnh nhân xác định chính xác được vị trí răng bị viêm tủy.

  • Đau răng thường nặng hơn khi thay đổi tư thế, nhai mỏi hoặc gặp kích thích nóng, lạnh,…

Viêm tủy không hồi phục là dạng bệnh nặng cần điều trị, nếu thăm khám lâm sàng thường thấy rõ răng bị hở tủy. Vị trí lỗ sâu hoặc vùng răng nứt được tìm thấy, qua đó thấy được tủy chuyển màu đen, có lốm đốm vàng do dịch viêm.

1.3. Viêm tủy răng cấp

 Viêm tủy răng cấp khởi phát đột ngột, thường gây cơn đau nhói hoặc âm ỉ, đau khu trú hoặc lan tỏa theo từng cơn hoặc liên tục. Mỗi bệnh nhân viêm tủy răng cấp có thể có triệu chứng đau khác nhau, nhưng đặc điểm chung là cơn đau xuất hiện và nghiêm trọng hơn vào ban đêm, khi bệnh nhân nằm xuống, khi thay đổi nhiệt độ hoặc thức ăn rơi vào lỗ răng sâu.

Đa phần viêm tủy răng cấp không kéo dài, tuy nhiên có thể tái phát nhiều lần với mức độ đau nghiêm trọng hơn. Nếu viêm đi kèm với dịch mủ, cơn đau thường dữ dội hơn đi kèm với tình trạng lung lay răng, răng mọc nhô cao bất thường, đau giật,…

1.4. Viêm tủy răng mạn tính

Viêm tủy răng mạn tính thường gặp nhiều hơn ở người trẻ tuổi, nguyên nhân là do nhiều kích thích cường độ nhẹ nhưng liên tục tác động lên mô tủy. Viêm tủy mạn tính thường gây đau tự nhiên, kéo dài âm ỉ hàng giờ với các cơn khá ngắn. 

Chỉ khi khám lâm sàng mới thấy rõ sự xuất hiện của nốt đỏ bất thường mọc giữa thân răng. Khi tác động lực vào răng bị hở tủy, triệu chứng gặp phải là đau nhẹ nhưng máu sẽ chảy ồ ạt.

1.5. Hoại tử tủy răng

Đây là tình trạng tổn thương viêm nhiễm tủy răng nghiêm trọng nhất sau khi các bệnh lý viêm nhiễm tủy răng không được điều trị tốt. Có thể bệnh nhân trước đó đã đau buốt răng nhưng không phát hiện ra.

Theo thời gian, lượng tủy hoại tử sẽ tăng dần, thăm khám thấy tổ chức tổn thương cứng, gây đau khi viêm lan rộng.

2. Những răng nào cần điều trị tủy răng - giải đáp chi tiết, cụ thể

Những răng nào viêm tủy răng hoặc hoại tử tủy răng nghiêm trọng, không đáp ứng với điều trị bằng thuốc và chăm sóc thì việc điều trị tủy răng là cần thiết. Vì thế, bác sĩ cần khám lâm sàng và xét nghiệm cận lâm sàng để xác định chính xác răng bị viêm tủy, vị trí, mức độ viêm cũng như ảnh hưởng của bệnh đến sức khỏe răng miệng.

Răng bị viêm tủy hoặc hoại tử tủy răng nặng cần điều trị tủy răng

Răng bị viêm tủy hoặc hoại tử tủy răng nặng cần điều trị tủy răng

Các trường hợp phải điều trị tủy răng càng phát hiện sớm, khi khu vực tủy răng viêm càng nhỏ thì việc điều trị càng dễ dàng, hạn chế cơn đau cũng như biến chứng nghiêm trọng của bệnh. Đến giai đoạn nghiêm trọng là hoại tử răng, cơn đau có thể không còn xuất hiện nhiều và nghiêm trọng. Tuy nhiên vẫn cần điều trị tủy, loại bỏ tủy viêm để ngăn ngừa viêm nhiễm lan rộng gây ảnh hưởng đến nhiều răng hơn.

3. Chăm sóc sau điều trị tủy răng như thế nào?

Răng sau khi điều trị tủy được gọi là răng chết, tuy nhiên không nhất thiết phải loại bỏ do chúng vẫn đảm bảo được chức năng nhai và thẩm mỹ của răng. Tuy nhiên, sự suy giảm hoặc mất hoàn toàn tủy răng do điều trị sẽ khiến sức khỏe răng và chức năng ăn nhai suy yếu, vì thế việc chăm sóc sau điều trị là rất quan trọng.

Dưới đây là những lưu ý  trong chăm sóc răng miệng sau điều trị tủy răng:

Tái tạo lại thân răng

Sau điều trị tủy, răng yếu hơn nên cần thiết phải tái tạo lại thân răng để củng cố độ vững chắc, đảm bảo chức năng ăn nhai và thẩm mỹ lâu dài. Vì thế tùy từng trường hợp, bác sĩ sẽ xem xét tái tạo lại chân răng bằng các biện pháp khác nhau.

Bọc răng sớm

Răng đã chữa tủy được tạo một lỗ lớn trên răng, vì thế vi khuẩn dễ xâm nhập gây viêm tái phát. Do đó, sau chữa tủy bệnh nhân nên bọc răng càng sớm càng tốt. Hãy cùng nha sĩ tư vấn để lựa chọn phương pháp và vật liệu bọc răng để đảm bảo thẩm mỹ và hiệu quả lâu dài.

Răng sau điều trị tủy răng cần được bọc bảo vệ

Răng sau điều trị tủy răng cần được bọc bảo vệ

Chế độ ăn uống

Răng sau điều trị tủy thường yếu hơn nên hạn chế các thực phẩm quá cứng, quá dai, thực phẩm kích thích quá nóng hoặc quá lạnh.

Vệ sinh răng miệng

Nên đánh răng kết hợp với làm sạch kẽ răng bằng chỉ nha khoa ít nhất 1 lần/ngày.

Nhai kỹ, nhai chậm

Nên hạn chế nhai thức ăn ở bên răng đã chữa tủy, cùng với đó là nhai kỹ, ăn chậm.

Kiểm tra và lấy cao răng định kỳ

Điều này giúp phát hiện sớm các vấn đề răng miệng như viêm tủy răng tái phát hoặc những biến chứng sau thủ thuật.

Qua bài viết này, MEDLATEC đã giải đáp đến bạn đọc thắc mắc: Những răng nào cần điều trị tủy răng. Nếu cần tư vấn về phương pháp điều trị này, hãy liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56.

Để được tư vấn trực tiếp cùng bác sĩ và hiểu rõ tình trạng răng - miệng của mình, Quý khách hàng cũng có thể liên hệ ngay đội ngũ tiến sĩ, bác sĩ trên 15 năm kinh nghiệm của Hệ thống nha khoa MedDental - Medlatec tại:

- Tổng đài: 1900 4000 66 | Đường dây nóng: 0985 01 8688 (Gọi điện - Zalo)

- Website: meddental.vn 

- Địa chỉ cơ sở:

  •  Cơ sở 1: 87 Bùi Thị Xuân, Hai Bà Trưng, Hà Nội
  •  Cơ sở 2: 03 Khuất Duy Tiến, Thanh Xuân, Hà Nội
  •  Cơ sở 3: 99 Trích Sài, Tây Hồ, Hà Nội
  •  Cơ sở 4: 42-44-66 Nghĩa Dũng, Ba Đình, Hà Nội
  •  Cơ sở 5: 31 Ngõ 23 Lê Văn Lương, Thanh Xuân, Hà Nội

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.