Tin tức

Tất tần tật thông tin nên nhớ về xét nghiệm Cytochrome P450

Ngày 23/06/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Những người đã dùng thuốc điều trị trầm cảm ban đầu thường được làm xét nghiệm Cytochrome P450 để đánh giá hiệu quả của thuốc. Ngoài ra, xét nghiệm này còn giúp xác định các biến thể của một số loại enzym. Vậy đây là loại xét nghiệm như thế nào, được thực hiện ra sao, có ý nghĩa gì,... tất cả thông tin ấy sẽ có trong bài viết dưới đây.

1. Cytochrome P450 và xét nghiệm Cytochrome P450

1.1. Về thuật ngữ Cytochrome P450 và xét nghiệm Cytochrome P450

Cytochrome P450 (CYP450) là một hệ thống gồm 50 loại enzyme khác nhau của nhóm monooxygenase, có vai trò quan trọng với sinh lý của con người. Nó có chủ yếu ở tim, gan, phổi và thận nhưng nhiều nhất ở gan. Đây là nhóm enzyme chính tham gia vào quá trình chuyển hóa thuốc ở giai đoạn đầu, cho phép gan có thêm thời gian để giải độc trước khi chúng đến với hệ tuần hoàn.

Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định được cách chuyển hóa của một số loại thuốc chống trầm cảm trong cơ thể

Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định được cách chuyển hóa của một số loại thuốc chống trầm cảm trong cơ thể

Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định cách mà cơ thể chuyển hóa của thuốc chống loạn thần và trầm cảm. Do nhóm enzyme cùng tên bị biến đổi bởi các đặc điểm di truyền nên tùy vào từng cơ thể mà ảnh hưởng của thuốc sẽ có sự khác nhau. 

Thông qua việc kiểm tra ADN để biết về một số biến thể gen nhất định, xét nghiệm Cytochrome P450 sẽ cho ra dữ kiện về cách mà cơ thể phản ứng lại một loại thuốc chống trầm cảm cụ thể. Ngoài ra, xét nghiệm còn giúp xác định biến thể của các loại enzyme khác. Điều đáng nói là do xét nghiệm này giúp bác sĩ biết được nguyên nhân vì sao một loại thuốc chống trầm cảm nào đó chỉ có tác dụng với một số đối tượng nhất định nên nó đang được sử dụng rất phổ biến.

1.2. Vì sao nên làm xét nghiệm Cytochrome P450?

Bằng cách thử nghiệm mẫu DNA ở tế bào da hoặc máu, bác sĩ có thể dự đoán về khả năng làm giảm triệu chứng hoặc không cũng như tác dụng phụ có thể xảy ra ở một loại thuốc chống trầm cảm nhất định. Với một số người, việc cố gắng sử dụng thuốc chống trầm cảm đầu tiên sẽ giúp giảm triệu chứng của bệnh và họ có thể chịu được tác dụng phụ của thuốc. Tuy nhiên, cũng có những người chỉ có cách dùng thử thì mới tìm kiếm được loại thuốc chống trầm cảm phù hợp với mình.

Thông qua xét nghiệm Cytochrome P450, quá trình xác định các loại thuốc có khả năng điều trị tốt nhất bệnh trầm cảm có thể được thúc đẩy nhanh hơn. Xét nghiệm này thường được dùng khi đã dùng thuốc điều trị trầm cảm ban đầu nhưng không thành công. 

Nhờ xét nghiệm Cytochrome P450 mà bệnh nhân nhanh chóng tìm ra loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả nhất với mình

Nhờ xét nghiệm Cytochrome P450 mà bệnh nhân nhanh chóng tìm ra loại thuốc chống trầm cảm hiệu quả nhất với mình

Ngoài ra, kiểm tra kiểu gen cũng giúp dự đoán yếu tố nguy cơ trầm cảm cùng với bệnh tim và một số điều kiện khác, điển hình nhất là bệnh ung thư. Xét nghiệm Cytochrome P450 giúp xác định một loại thuốc ung thư nhất định dễ đạt hiệu quả với một số bệnh nhân cụ thể.

2. Quy trình thực hiện xét nghiệm Cytochrome P450 diễn ra như thế nào?

Thường thì một quy trình xét nghiệm Cytochrome P450 sẽ diễn ra theo một trong các cách:

- Lấy mẫu tế bào ở niêm mạc miệng: dùng một miếng bông gòn sạch chà xát vào phần má trong của miệng rồi tiến hành lấy mẫu tế bào. Người được lấy mẫu cần chú ý không hút thuốc lá, không uống sữa hay dùng các loại chất kích thích trong vòng 4 giờ trước khi làm xét nghiệm.

- Lấy mẫu nước bọt: người được xét nghiệm sẽ cho nước bọt vào trong ống đựng mẫu. Để kết quả xét nghiệm không bị tác động dẫn đến sai số, trước khi lấy mẫu 2 giờ không được đánh răng và ăn uống bất kỳ thứ gì (nước lọc vẫn được uống).

- Xét nghiệm máu: mẫu bệnh phẩm là máu được lấy từ tĩnh mạch trên của cánh tay.

3. Ý nghĩa của kết quả xét nghiệm Cytochrome P450 và một số hạn chế

Để có kết quả xét nghiệm Cytochrome P450 cần phải chờ trong khoảng vài ngày cho đến 1 tuần. Sau khi có kết quả, bác sĩ sẽ đọc và cho biết về những ảnh hưởng có thể xảy ra chọn dùng một loại thuốc điều trị nhất định.

Các kết quả của xét nghiệm này được phân loại dựa trên tốc độ chuyển hóa của cơ thể trước một loại thuốc chống trầm cảm nhất định, cụ thể như:

Người bệnh nên lắng nghe và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ sau khi có kết quả xét nghiệm Cytochrome P450

Người bệnh nên lắng nghe và thực hiện đúng hướng dẫn của bác sĩ sau khi có kết quả xét nghiệm Cytochrome P450

- Chuyển hóa kém: khả năng xử lý của cơ thể trước một loại thuốc chậm hơn mức bình thường vì thiếu một loại dược chất, enzyme ở trong cơ thể. Đây cũng là nguyên nhân làm tăng nguy cơ gặp tác dụng phụ do thuốc ở một số bệnh nhân. Tuy hiệu quả của thuốc vẫn đạt được nhưng nó chỉ ở mức độ kém.

- Chuyển hóa trung bình: enzyme bị giảm chức năng xử lý thuốc nên cơ thể cũng không xử lý tốt với một số loại thuốc nhất định.

- Chuyển hóa bình thường: cơ thể có khả năng xử lý một số thuốc ở mức bình thường nên hiệu quả điều trị tốt hơn, ít gặp tác dụng phụ hơn.

- Chuyển hóa cực nhanh: cơ thể đào thải thuốc ra bên ngoài rất nhanh (thường là trước khi thuốc kịp phát huy tác dụng) nên cần phải dùng với liều lượng cao hơn bình thường thì mới có hiệu quả.

Bên cạnh những ưu điểm không thể phủ nhận thì xét nghiệm Cytochrome P450 cũng tồn tại một số hạn chế như:

- Chỉ phù hợp với một số loại thuốc chống trầm cảm nhất định.

- Mỗi lần xét nghiệm chỉ được áp dụng với một loại thuốc nên nếu muốn đổi thuốc thì lại phải làm xét nghiệm mới.

- Xét nghiệm không gợi ý về loại thuốc hiệu quả nhất mà chỉ cung cấp thêm thông tin về thuốc mà thôi.

- Xét nghiệm chỉ dựa trên các gen liên quan đến cách cơ thể chuyển hóa một số loại thuốc nhất định chứ không phải dựa trên cách mà thuốc tác động lên cơ thể. Do đó, các yếu tố nằm ngoài phạm vi xét nghiệm có thể sẽ tác động đến quyết định dùng thuốc.

Trầm cảm là một bệnh lý có thể gây ra nhiều hệ lụy nghiêm trọng nên cần phải được điều trị từ sớm. Người bị trầm cảm ngoài việc dùng thuốc đúng chỉ định của bác sĩ điều trị còn cần tái khám thường xuyên để làm xét nghiệm Cytochrome P450 đánh giá hiệu quả của việc dùng thuốc.

Nếu bạn đang có nhu cầu làm xét nghiệm Cytochrome P450, hãy liên hệ ngay tổng đài 1900 56 56 56 để được đội ngũ chuyên gia y tế của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC chia sẻ những thông tin chính xác và cần thiết. Bệnh viện sở hữu Trung tâm xét nghiệm đạt chứng chỉ CAP dành cho phòng LAB đạt tiêu chuẩn quốc tế và chứng nhận ISO 15189:2012 cùng đội ngũ bác sĩ chuyên khoa hàng đầu nên bạn sẽ an tâm về độ chính xác của kết quả cùng những tư vấn hữu ích có liên quan đến xét nghiệm.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.