Tin tức
Teo đường mật có nguy hiểm không?
Key: teo đường mật
Tít: Teo đường mật: Triệu chứng và cách điều trị bệnh
Bệnh teo đường mật bẩm sinh có thể gây biến chứng xơ gan mật và đe dọa tính mạng của trẻ. Chính vì thế, những trường hợp trẻ nhỏ nghi ngờ mắc căn bệnh này cần được thăm khám sớm và điều trị kịp thời.
1. Triệu chứng teo đường mật bẩm sinh
Teo đường mật bẩm sinh được đánh giá là một căn bệnh nguy hiểm, xảy ra khi thiếu hụt hoặc gián đoạn hệ thống đường mật ngoài gan. Từ đó, dòng chảy đường mật bị tắc nghẽn và tiến triển thành xơ gan.
Teo đường mật là bệnh nguy hiểm
Căn bệnh này có thể được hình thành ngay trong quá trình tạo phôi, khi hệ thống đường mật của trẻ phát triển một cách bất thường. Bên cạnh đó, một số yếu tố làm tăng nguy cơ bị bệnh có thể kể đến như nhiễm virus, bất thường khi mang thai hoặc bất thường trong quá trình chuyển hóa mật,…
Nếu không được phát hiện sớm và điều trị bệnh kịp thời, teo đường mật bẩm sinh có thể dẫn đến tình trạng gan to, tổn thương gan, suy chức năng gan, cổ trướng hay ngứa dưới da, xuất huyết đường tiêu hóa dưới da,… ảnh hưởng rất nghiêm trọng đến sức khỏe của trẻ và có thể gây tử vong.
Những biểu hiện của bệnh teo đường mật bẩm sinh thường xuất hiện ở giữa tuần đầu tiên cho đến tuần tuổi thứ 6 của trẻ. Cụ thể như sau:
- Vàng da trên 2 tuần: Nếu là tình trạng vàng da sinh lý ở trẻ sơ sinh thì các bậc cha mẹ không cần quá lo lắng. Tuy nhiên, nếu tình trạng vàng da kéo dài hơn 2 tuần thì cha mẹ không nên chủ quan vì rất có thể đây chính là dấu hiệu của bệnh teo đường mật bẩm sinh.
Vàng da kéo dài trên 2 tuần có thể do teo đường mật
- Nước tiểu của trẻ có màu vàng đậm và khi nước tiểu ngấm vào quần áo hay tã thì rất khó giặt sạch.
- Phân màu bạc: Thời gian đầu, biểu hiện này chưa rõ ràng. Nhưng càng về sau, dấu hiệu phân bạc màu càng rõ hơn và phụ huynh có thể quan sát nhận biết dễ dàng. Tùy vào mức độ bệnh mà đặc điểm phân của trẻ có thể kể đến như sau: Phân sống, phân có màu trắng như phân cò hoặc cũng có thể màu xám, vàng nhạt,… Sở dĩ phân của trẻ bạc màu hơn bình thường là do đường mật của trẻ bị teo và sắc tố mật ở trong gan sẽ không thể xuống ruột để cùng thực hiện tiêu hóa.
- Một số biểu hiện khác:
+ Tĩnh mạch dưới da bụng giãn nổi rất rõ.
+ Xuất hiện dịch cổ trướng khiến bụng của trẻ phình to.
+ Gan to, cứng.
+ Ở các trường hợp tiến triển thành xơ gan, có kèm theo biểu hiện lách to.
+ Xuất hiện những vết chấm đỏ dưới da.
+ Trẻ bị thiếu máu, chậm phát triển.
Khi trẻ xuất hiện những biểu hiện nêu trên, đặc biệt là tình trạng vàng da kéo dài trên 2 tuần, cha mẹ không nên chủ quan mà nên đưa trẻ đi khám càng sớm càng tốt.
2. Điều trị teo đường mật bẩm sinh bằng cách nào?
Hiện nay, phương pháp được dùng để điều trị teo đường mật bẩm sinh là phẫu thuật Kasai. Các bác sĩ sẽ tiến hành phẫu thuật để tạo nên một đường thông từ gan đến mật nhờ một phần ruột non. Như vậy, một ống mật mới sẽ được tạo ra và có thể đảm nhiệm được những chức năng quan trọng.
Cần lưu ý, những trẻ còn quá nhỏ sẽ có nguy cơ cao với một số biến chứng sau phẫu thuật. Tốt nhất, nên phẫu thuật cho trẻ trong khoảng thời gian từ 2 đến 3 tháng tuổi. Trong vòng 100 ngày tuổi, phẫu thuật có thể mang lại hiệu quả tích cực nhưng từ sau thời điểm này, bệnh có thể tiến triển nhanh chóng và có thể gây ra tình trạng xơ gan và rất khó để đạt được hiệu quả điều trị như mong muốn.
Tỷ lệ thành công của kỹ thuật Kasai phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố khác nhau như thời điểm điều trị, mức độ tổn thương gan của trẻ như thế nào, trình độ chuyên môn cũng như kinh nghiệm của bác sĩ phẫu thuật ra sao,…
Teo đường mật cần điều trị bằng phương pháp phẫu thuật
Phương pháp Kasai có thể cải thiện được bệnh lý tắc mật của trẻ. Tuy nhiên, một số trường hợp có thể bị tái phát bệnh sau phẫu thuật và bệnh có thể tiến triển, gây ra những biến chứng nghiêm trọng như lách to, gan to, suy gan, xơ gan, , viêm tụy, nhiễm khuẩn nghiêm trọng,...
Trường hợp phẫu thuật Kasai không mang lại kết quả như mong muốn, có thể điều trị bằng phương pháp cấy ghép gan. Phương pháp này có thể kéo dài sự sống cho trẻ thêm khoảng 10 năm. Tuy nhiên, vấn đề đáng lo ngại là sự thiếu hụt nguồn hiến tặng gan ghép. Vì thế, trong một số trường hợp cần thiết, bác sĩ có thể tính đến giải pháp lấy một nửa gan của mẹ hay của bố để ghép cho trẻ
- Hướng dẫn cách chăm sóc trẻ sau phẫu thuật:
+ Khi vừa trải qua phẫu thuật, trẻ cần nhịn ăn và truyền tĩnh mạch đến khi có thể đi đại tiện phân xanh hay phân vàng. Sau đó, tùy vào màu sắc cũng như tính chất của phân, cha mẹ có thể điều chỉnh chế độ ăn phù hợp cho trẻ.
+ Sau phẫu thuật, trẻ cũng được chỉ định dùng kháng sinh để phòng tránh nguy cơ nhiễm trùng đường mật. Các bậc phụ huynh cần cho trẻ uống thuốc theo đúng hướng dẫn của bác sĩ.
+ Bổ cho trẻ các loại vitamin A, D, E, K theo hướng dẫn của chuyên gia.
Cha mẹ không nên chủ quan với những dấu hiệu bất thường ở trẻ
Có thể nói rằng, teo đường mật bẩm sinh là bệnh vô cùng nguy hiểm. Nhất là khi đối tượng bị bệnh lại là trẻ sơ sinh có hệ miễn dịch yếu, dễ bị tổn thương. Do đó, cha mẹ nên theo dõi từng dấu hiệu bất thường của trẻ, dù là nhỏ nhất để kịp thời đưa trẻ đi kiểm tra sức khỏe, phòng ngừa tối đa nguy cơ rủi ro, biến chứng nghiêm trọng trong tương lai.
Chuyên khoa Nội của Hệ thống Y tế MEDLATEC là cơ sở y tế đáng tin cậy mà các bậc phụ huynh có thể đưa trẻ đến thăm khám, kiểm tra sức khỏe. Đây là nơi quy tụ các bác sĩ chuyên môn cao, giàu kinh nghiệm và được đầu tư quy mô về cơ sở vật chất cũng như các trang thiết bị máy móc hiện đại phục vụ đắc lực cho quá trình chẩn đoán và điều trị bệnh.
Mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu đặt lịch khám, mời các bậc phụ huynh liên hệ đến tổng đài 1900 56 56 56, đội ngũ tư vấn viên của MEDLATEC luôn sẵn sàng hỗ trợ bạn.
BS Chỉnh đã duyệt
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!