Tin tức

Thắc mắc thường gặp: tắc tuyến lệ khi nào cần thông?

Ngày 19/06/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Thông tuyến lệ khá thường gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ song đa phần không quá nghiêm trọng với sức khỏe của mắt và thị lực. Sau khoảng vài tuần khi chăm sóc tốt, tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi nhưng vẫn có trường hợp kéo dài không thể tự thông. Vậy tắc tuyến lệ khi nào cần thông?

1. Hiện tượng tắc tuyến lệ là gì?

Với hoạt động và sức khỏe của mắt, tuyến lệ đóng vai trò quan trọng bằng việc giữ ẩm, cung cấp oxy cho nhãn cầu. Tuyến lệ sẽ hoạt động liên tục kể từ khi trẻ sinh ra cho đến khi già để giữ ẩm cho mắt. Ngoài ra khi khóc, nước mắt chứa kháng viêm tự nhiên sẽ làm sạch và bảo vệ mắt, loại bỏ tác nhân có thể làm tổn thương mắt.

tắc tuyến lệ khi nào cần thông

Tắc tuyến lệ chủ yếu gặp ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ

Hầu hết trường hợp tắc tuyến lệ xảy ra ở trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, nguyên nhân do tuyến lệ chưa phát triển hoàn toàn. Những vấn đề dễ xảy ra sau đều dẫn đến tắc tuyến lệ, cụ thể:

  • Van ở cuối tuyến lệ mở không đúng cách.

  • Ống dẫn nước mắt quá hẹp.

  • Các lỗ mở ở mí mắt không phát triển đúng cách.

Ngoài ra, tắc tuyến lệ nếu do nguyên nhân bệnh lý hoặc dị tật cấu trúc thì điều trị khó khăn hơn, bao gồm: tuyến lệ bị tổn thương, bệnh polyp mũi, xương mũi chặn đường dẫn của nước mắt, u nang, nhiễm trùng ở mắt hoặc mặt làm tăng áp lực cho ống dẫn nước mắt,…

Tắc tuyến lệ có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó mở mắt

Tắc tuyến lệ có thể khiến trẻ mệt mỏi, khó mở mắt

Hầu hết trẻ bị tắc tuyến lệ được chẩn đoán xác định bệnh qua triệu chứng và dấu hiệu lâm sàng. Nếu do tuyến lệ phát triển chưa hoàn toàn, biện pháp chăm sóc sẽ giúp bệnh tự khỏi sau một khoảng thời gian.

Ngoài ra, những nguyên nhân khác có thể dẫn đến tắc tuyến lệ nhưng ít gặp hơn là:

  • Tuổi tác: ở người cao tuổi, các lỗ nhỏ dẫn lưu nước mắt có thể bị hẹp lại và dẫn đến tắc nghẽn.

  • Chất thương: các chấn thương vùng mũi có thể là tắc ống dẫn nước mắt.

  • Khối u: các khối u cũng có thể là nguyên nhân dẫn đến tắc tuyến lệ khi đè lên hệ thống ống dẫn nước mắt.

  • Tác dụng phụ của thuốc hóa trịxạ trị ung thư.

2. Tắc tuyến lệ khi nào cần thông - bác sĩ giải đáp cụ thể

Kỹ thuật thông tắc tuyến lệ bao gồm 3 phương pháp chính:

  • Đặt luồng ống thông: phương pháp này mở các tắc nghẽn thu hẹp trong hệ thống ống nước mắt bằng các ống nhỏ silicon hoặc polyurethane.

  • Giãn thông qua ống thông bóng: đối tượng được chỉ định thường là trẻ sơ sinh, trẻ đang tập đi hoặc người mắc bệnh tắc tuyến lệ một phần. Phương pháp này giúp mở các đoạn tuyến lệ bị thu hẹp hoặc bị chặn bởi sẹo, viêm,...

  • Phẫu thuật mở túi lệ xuống đến tận mũi: giúp mở lối thoát nước mắt vào mũi. Thường được chỉ định cho các đối tượng sử dụng 2 phương pháp trên mà không hiệu quả hoặc đối tượng chống chỉ định ống thông.

  • Nội soi: đây là phương pháp có nhiều ưu điểm như quá trình hồi phục nhanh, không có sẹo. Tuy nhiên tỷ lệ thành công không cao bằng mổ mở.

Đối tượng mắc bệnh tắc tuyến lệ thường là trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ, mắt cũng như cơ thể đều nhạy cảm với mọi tác động nên phẫu thuật hay can thiệp nhỏ đều rất hạn chế. Hầu hết trường hợp tắc tuyến lệ đều tự khỏi khi chăm sóc tốt một thời gian, chỉ trường hợp nặng hoặc không tự khỏi mới cần thiết phải thông tắc tuyến lệ. Vậy tắc tuyến lệ khi nào cần thông?

Thông tuyến lệ thực hiện với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Thông tuyến lệ thực hiện với trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên

Tùy và nguyên nhân và đối tượng mà bác sĩ sẽ tư vấn, đưa ra các biện pháp điều trị phù hợp. 

  • Với trẻ sơ sinh: thường sẽ không cần điều trị mà tự khỏi khi trẻ được 1 tuổi.

  • Trẻ hơn 1 tuổi: nếu tuyến lệ vẫn bị tắc sẽ được sử dụng kỹ thuật massage đặc biệt giúp mở các màng.  

Ngoài ra, bệnh nhân sẽ được chỉ định bơm rửa lệ đạo nếu tắc tuyến lệ trong trường hợp sau:

  • Trước khi thực hiện phẫu thuật can thiệp vào nội nhãn, phổ biến như phẫu thuật đục thủy tinh thể, phẫu thuật glocom.

  • Trước khi thông lệ đạo.

  •  Điều trị viêm loét giác mạc.

Thông tắc tuyến lệ giúp giải quyết các trường hợp nặng, nguy cơ biến chứng cao song chống chỉ định với trẻ bị áp xe túi lệ. Do đó cần thăm khám chẩn đoán cẩn thận trước khi phẫu thuật.

3. Phương pháp khác để xử lý tắc tuyến lệ ở trẻ

Đa phần trường hợp tắc tuyến lệ sẽ được cải thiện đến khỏi hoàn toàn qua biện pháp chăm sóc tại nhà, cha mẹ có thể tự thực hiện hoặc hướng dẫn nếu trẻ đủ lớn. 

Trẻ bị tắc tuyến lệ cần vệ sinh mắt sạch sẽ

Trẻ bị tắc tuyến lệ cần vệ sinh mắt sạch sẽ

3.1. Nhỏ mắt cho trẻ

Tắc tuyến lệ ở trẻ không những gây sưng mắt mà có nguy cơ nhiễm trùng cao nên việc vệ sinh cho mắt của trẻ là vô cùng quan trọng. Việc vệ sinh này không quá phức tạp, cha mẹ chỉ cần nhỏ mắt cho trẻ bằng nước muối sinh lý hàng ngày hoặc dùng bông gòn thấm nước muối này, lau mắt nhẹ nhàng cho trẻ. Đặc biệt những ghèn màu vàng dính trên mắt trẻ phải được vệ sinh sạch sẽ thường xuyên, nếu không chúng dễ là nơi vi khuẩn phát triển gây bội nhiễm.

Ngoài ra, biện pháp kết hợp để ngăn ngừa bội nhiễm ở trẻ bị tắc tuyến lệ là sử dụng thuốc mỡ, thuốc bôi kháng sinh cho mắt của trẻ. Song cần sử dụng theo chỉ định của bác sĩ về loại thuốc và liều dùng thích hợp. Hầu hết trẻ bị tắc tuyến lệ sẽ được cải thiện với các biện pháp chăm sóc này.

3.2. Day mắt cho trẻ

Kỹ thuật này sẽ giúp tuyến lệ của trẻ được thông tắc, hiệu quả với trường hợp tắc tuyến lệ nhẹ và cha mẹ thực hiện đúng kỹ thuật. Đầu tiên phải rửa tay sạch sẽ, sát khuẩn và cắt ngắn móng tay để tránh làm tổn thương hay nhiễm trùng cho mắt.

Sau đó, dùng ngón tay massage nhẹ nhàng vùng góc mắt cho bé, đầu tiên là góc trong của mí mắt sau đó di chuyển xuống phía mũi. Cách massage này nên thực hiện đều đặn từ 5 - 10 lần mỗi ngày, mỗi lần kéo dài 5 - 10 phút. Ống tuyến lệ bị tắc được massage có thể tự thông chất lỏng và dịch nhầy, từ đó tắc tuyến lệ sẽ tự khỏi.

Lưu ý không để trẻ day mắt gây bội nhiễm

Lưu ý không để trẻ day mắt gây bội nhiễm

Nếu tình trạng bệnh kéo dài và các biện pháp chăm sóc trên không có hiệu quả, cha mẹ nên sớm đưa trẻ tới cơ sở y tế chuyên khoa khám và điều trị. Đặc biệt trong thời gian mắc bệnh, hướng dẫn và lưu ý không để trẻ đưa tay lên dụi mắt, không những khiến tắc tuyến lệ nặng hơn mà có nguy cơ bội nhiễm hoặc tổn thương vào mắt. 

Với đội ngũ y bác sĩ chuyên môn cao, tận tình với bệnh nhân cũng như trang thiết bị hiện đại, chắc chắn bạn hoàn toàn yên tâm khi thực hiện thông tắc tuyến lệ tại MEDLATEC. Hơn nữa, bệnh viện hiện đang áp dụng bảo lãnh viện phí của đa dạng các thẻ bảo hiểm như thẻ bảo hiểm Bảo Việt, thẻ bảo hiểm Manulife, bảo hiểm dầu khí PVI,... giúp tiết kiệm tối đa chi phí cho bệnh nhân.

Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ từ các bác sĩ chuyên khoa Mắt.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.