Tin tức

Thai 28 tuần: Sự phát triển của bé và những thay đổi của mẹ

Ngày 07/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Thai 28 tuần, bé rất hiếu động, đôi khi những lần đạp của bé khiến mẹ cảm thấy đau và khó chịu. Do đó, từ tháng thứ 7 của thai kỳ, các cơn đau dưới xương sườn có thể xuất hiện. Bài viết sau tìm hiểu rõ hơn về sự phát triển của bé, những thay đổi của mẹ và gợi ý chế độ dinh dưỡng hợp lý.

1. Sự phát triển của thai nhi ở tuần thứ 28

Thai nhi ở giai đoạn thai 28 tuần đạt 36 cm và nặng khoảng 1,4 kg, bé tăng hơn 400 g chỉ trong một tuần. Điều này liên quan trực tiếp đến khả năng mới của bé, đó là sự tích trữ chất béo dưới da. Chất béo này giúp bé tích lũy năng lượng dự trữ, đồng thời điều chỉnh nhiệt độ cơ thể. Không chỉ cơ thể trẻ tăng cân mà não cũng tăng khối lượng và phát triển hơn, nhờ vậy, bé có thể kiểm soát tốt hơn các cử chỉ của mình. Lớp vỏ bao quanh các sợi thần kinh (myelin) đang dần phát triển, và sẽ tiếp tục phát triển mạnh mẽ trong những năm đầu đời.

Em bé tiếp tục phát triển và xương ngày càng chắc khỏe hơn

Em bé tiếp tục phát triển và xương ngày càng chắc khỏe hơn

Đặc biệt, bé có thể mút ngón tay cái, nuốt đúng cách và phổi của bé đang được hoàn thiện dần. Chuyển động thở của bé trở nên đều đặn hơn, bé hít nước ối, những hành động này góp phần vào sự phát triển của phổi. Đồng thời, việc tiết chất hoạt động bề mặt, chất này nằm trong các phế nang phổi vẫn tiếp tục.

Bé di chuyển và sử dụng các giác quan của mình

Cuối tháng thứ 7 tương ứng với giai đoạn bé phát triển quan trọng về các giác quan. Trong hầu hết thời gian, mắt bé đều trong trong trạng thái mở, ngoài ra, bé còn nhạy cảm với sự luân phiên của bóng tối, ánh sáng. Bé nghe tốt cả âm thanh bên trong cơ thể mẹ và âm thanh bên ngoài.

Vì vậy, đã đến lúc nói chuyện với bé thường xuyên, bé có thể nhận ra giọng nói của cả mẹ và bố. Các mẹ cũng có thể cho bé nghe những bản nhạc từ tuần này. Vị giác và khứu giác cũng được hình thành thông qua việc hấp thụ nước ối. Bên cạnh đó, tính thấm của nhau thai tăng dần theo tháng, làm tăng khứu giác của thai 28 tuần.

Em bé ngày càng có ít chỗ để di chuyển hơn

Em bé ngày càng có ít chỗ để di chuyển hơn

Thai 28 tuần, bé có thể cảm nhận được cảm xúc của mẹ, vì thế, mẹ nên hạn chế sự căng thẳng. Mối quan hệ tình cảm giữa mẹ và bé cũng sẽ trở nên bền chặt hơn từ giai đoạn này. Bên cạnh đó, mẹ cảm thấy bé ít cử động hơn, vì cân nặng bé đã tăng nên không còn nhiều chỗ trống trong bụng mẹ. Nhưng chuyển động của bé thì trở nên mạnh mẽ hơn và có thể đạp khá mạnh.

2. Thai 28 tuần, mẹ có những thay đổi như thế nào?

Cân nặng của em bé ở thai 28 tuần bắt đầu đè nặng lên toàn bộ cơ thể mẹ, vì vậy mà mẹ tăng trung bình từ 8 đến 9 kg kể từ khi bắt đầu mang thai. Tử cung rất căng và em bé đè lên các cơ quan nội tạng. Khung xương sườn bị nén, mẹ có thể cảm thấy khó thở và hụt hơi khi đi bộ.

Thai 28 tuần khiến mẹ có cảm giác nặng vùng bụng dưới

Thai 28 tuần khiến mẹ có cảm giác nặng vùng bụng dưới

Mẹ gặp phải các vấn đề về tiêu hóa (táo bón, trào ngược axit), các vấn đề về tĩnh mạch (cảm giác nặng chân, giãn tĩnh mạch, trĩ) và thường xuyên muốn đi tiểu. Tất cả những căn bệnh này có thể sẽ đi kèm với sự mệt mỏi trong ba tháng cuối của thai kỳ. Bạn có thể cảm thấy chóng mặt và không ngủ ngon. Mặc dù điều này là hoàn toàn bình thường nhưng có thể gây khó chịu trong nhiều tuần.

Thai 28 tuần khiến các vết rạn da xuất hiện ở hai bên bụng và quanh rốn. Chúng là hậu quả của hiện tượng căng da cơ học kết hợp với sự suy yếu của các sợi collagen và elastin dưới tác dụng của hormone thai kỳ.

Tuần này, mẹ thường xuyên bị đau bụng kèm theo cảm giác nặng vùng bụng dưới, đau thắt lưng, đau vùng bẹn và mông. Các yếu tố khác nhau dẫn đến sự xuất hiện của cảm giác đau này là:

  • Nội tiết tố của thai kỳ: estrogen và relaxin là 2 hormone dẫn đến giãn dây chằng.

  • Hạn chế về mặt cơ học: sự to lên của vòng bụng cũng như tăng cân có xu hướng làm tăng độ cong thắt lưng (vòm tự nhiên của lưng) và dẫn đến đau lưng dưới và đau các khớp xương bên cạnh.

  • Yếu tố trao đổi chất: sự thiếu hụt magie sẽ thúc đẩy đau vùng chậu.

Hầu hết các mẹ đều trải qua các cơn co thắt bởi vì lúc này các cơ trong tử cung đang chuẩn bị cho quá trình sinh nở. Tuy nhiên, nếu cơn co thắt xuất hiện thường xuyên và kéo dài, hãy tham khảo ý kiến từ bác sĩ chuyên khoa để tìm ra giải pháp khắc phục.

3. Lời khuyên về chế độ dinh dưỡng cho mẹ bầu

Cơ thể mẹ cung cấp cho em bé tất cả các yếu tố cần thiết để phát triển tốt như protein, chất béo tốt, đường, vitamin và khoáng chất. Vì vậy, việc đảm bảo ăn uống đầy đủ trong thời kỳ mang thai sẽ góp phần vào sức khỏe của thai nhi. Dưới đây là những lời khuyên nhằm đáp ứng nhu cầu dinh dưỡng của mẹ và bé:

  • Ăn 3 bữa chính một ngày, ăn hai hoặc ba bữa ăn nhẹ trong trường hợp đói. Ví dụ, bữa ăn nhẹ là một miếng trái cây, sữa chua, sữa hoặc hạnh nhân,...

  • Ăn nhiều loại thực phẩm bao gồm rau và trái cây, thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt và thực phẩm giàu protein.

  • Tránh nhịn ăn trong khoảng thời gian dài.

  • Tránh ăn kiêng không cần thiết, vì điều này có thể gây hại cho sự phát triển của thai nhi và khiến bạn mệt mỏi.

  • Tránh thực phẩm đã qua chế biến sẵn, thức ăn nhanh,… vì thường chứa quá nhiều chất béo, đường và muối.

Những thực phẩm cần thiết, tốt cho phụ nữ mang thai

Nhu cầu calo vào cuối thai kỳ lớn hơn so với lúc đầu. Nhu cầu calo trong một ngày tăng từ 0 đến 100 calo trong tam cá nguyệt đầu tiên, sau đó khoảng 340 calo trong tam cá nguyệt thứ hai và 450 calo trong tam cá nguyệt thứ ba.

Nhu cầu về vitamin và khoáng chất rất lớn, kể cả khi mới bắt đầu mang thai, đặc biệt là sắt, axit folic, canxi và vitamin B12.

Trái cây và rau nên chiếm khoảng một nửa số thực phẩm bạn ăn mỗi ngày, bởi vì chúng chứa nhiều chất dinh dưỡng cần thiết (ví dụ: khoáng chất, vitamin và chất xơ), nước và tương đối ít calo.

Nên ăn đa dạng các loại rau có màu sắc khác nhau

Nên ăn đa dạng các loại rau có màu sắc khác nhau

Thực phẩm ngũ cốc nguyên hạt bao gồm bánh mì, mì ống, gạo, bột yến mạch,… Chọn các sản phẩm ngũ cốc nguyên hạt vì chúng cung cấp năng lượng và chứa một số vitamin và khoáng chất. Ngoài ra, các chất xơ trong nhóm thực phẩm này tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình tiêu hóa, giúp ngăn ngừa táo bón.

Đậu lăng và các loại đậu khác, trứng, hạt, bơ đậu phộng, thịt bò, thịt gà và các loại thịt khác, cá hồi, cá mòi và các loại cá khác, sữa, pho mát và sữa chua. Những loại thực phẩm này cung cấp protein, chất béo tốt và một số vitamin và khoáng chất, bao gồm canxi, vitamin D và vitamin B12.

Trên đây là những thông tin cụ thể về thai 28 tuần với sự phát triển của bé, những thay đổi của mẹ và gợi ý chế độ dinh dưỡng hợp lý. Nếu mẹ gặp phải những cơn đau, co thắt kéo dài, thường xuyên, mệt mỏi nhiều hoặc băn khoăn về chế độ ăn uống sao cho vừa phù hợp với sức khỏe, thể trạng của mẹ, vừa cung cấp đầy đủ các chất dinh dưỡng cho bé. Hãy đến trực tiếp Bệnh viện, Phòng khám thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC để được các bác sĩ chuyên khoa Sản - Phụ khoa dày dặn kinh nghiệm thăm khám và cho lời khuyên hữu ích.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ qua số tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được các chuyên viên giải đáp và đặt lịch khám.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.