Tin tức

Thải ghép thận là gì và tình trạng này có ảnh hưởng gì tới sức khỏe?

Ngày 21/07/2021
Tham vấn y khoa: ThS. BSNT Trần Tiến Tùng
Cấy ghép thận là giải pháp điều trị hiệu quả với nhiều bệnh lý thận, đặc biệt là suy thận khiến chức năng lọc máu bị suy giảm nghiêm trọng. Tuy nhiên, tình trạng thường gặp sau cấy ghép là thải ghép thận, ảnh hưởng đến hoạt động của cơ quan mới cũng như sức khỏe người bệnh. Vậy thải ghép thận là gì và có nguy hiểm không?

1. Chuyên gia tư vấn: Thải ghép thận là gì?

Khi thận của người bệnh bị tổn thương, suy yếu đến mức không thể đáp ứng tốt vai trò nữa, ghép thận là giải pháp điều trị cuối cùng và hiệu quả nhất. Tuy nhiên điều khó khăn là cần tìm nguồn thận cho phù hợp với người nhận, mục đích của việc này là để hạn chế tối đa phản ứng thải ghép ở cơ thể người nhận. Tuy nhiên dù lựa chọn cẩn thận nhưng người nhận vẫn có thể có phản ứng thải ghép nhất định. 

thải ghép thận là gì

Thận có vai trò quan trọng trong hệ tiết niệu cũng như sức khỏe cơ thể

Cơ chế hoạt động của phản ứng thải ghép này xảy ra theo 2 cách như sau:

Thải ghép dịch thể

Đây là loại thải ghép do kháng thể kháng mô có sẵn trong cơ thể, phản ứng khi tiếp xúc với kháng nguyên lạ như: ghép một lần, truyền máu, mang thai,…

Thải ghép tế bào

Phản ứng thải ghép này xảy ra với mô ghép khi hai hệ thống kháng nguyên bạch cầu của người cho và người nhận có sự bất tương hợp. Kháng nguyên xuất hiện trong ghép thận nói riêng và ghép tạng nói chung phổ biến nhất là kháng nguyên loại A, B và DR. 

Như vậy, hoạt động thải ghép thận là hoạt động tự nhiên của hệ miễn dịch, giúp bảo vệ cơ thể khỏi tác nhân lạ có thể gây hại. Tuy nhiên, điều này lại không tốt vì nó có thể tấn công, phá hủy mô được hiến tặng ghép trong cơ thể, khiến thận mới không thể hoạt động tốt.

Thải ghép thận là phản ứng thường gặp của cơ thể khi tiếp nhận thận từ người khác

Thải ghép thận là phản ứng thường gặp của cơ thể khi tiếp nhận thận từ người khác

Nếu người nhận có quan hệ huyết thống càng gần với người cho thận thì kháng nguyên bề mặt của tế bào càng có ít khác biệt và phản ứng thải ghép càng ít hơn. Các triệu chứng nhận biết tình trạng này gồm:

  • Cảm giác không thoải mái, mệt mỏi, ốm bệnh sau khi cấy ghép.

  • Chức năng thận được cấy ghép bắt đầu suy giảm.

  • Triệu chứng giống như cúm cho thấy hệ miễn dịch đang gặp vấn đề: ớn lạnh, buồn nôn, đau nhức cơ thể, khó thở, ho,…

  • Đau, sưng vùng khu vực bụng gần thận.

Ngoài ra, phản ứng thải ghép thận còn gây ra tình trạng tiểu ít, tiểu khó. Tùy vào dạng thải ghép thận mà thời điểm xảy ra sau cấy ghép là khác nhau, có thể xuất hiện sớm trong vài tuần hoặc vài tháng sau cấy ghép hoặc muộn sau nhiều năm. 

2. Các dạng thải ghép thận

Bệnh nhân sau ghép thận có thể gặp phải nhiều dạng đào thải, xảy ra nhiều nhất trong khoảng thời gian 3 tháng đầu. Trong đó, miễn dịch thể dịch hay miễn dịch qua trung gian tế bào thường gây ra những phản ứng thải ghép thận cấp nguy hiểm và sớm, còn miễn dịch tế bào gây thải ghép kéo dài.

2.1. Thải ghép thận dạng tối cấp

Nguyên nhân gây ra phản ứng thải ghép tối cấp này là sự có mặt của kháng thể độc tế bào với nồng độ cao trong huyết thanh người nhận chống lại kháng nguyên trên tế bào nội mô mạch máu thận ghép. Đây là dạng thải ghép nặng, xảy ra tức thì trước khi mô ghép hình thành mạch máu tân tạo.

Thải ghép thận có thể gây biến chứng nguy hiểm

Thải ghép thận có thể gây biến chứng nguy hiểm

Phức hợp kháng thể - kháng nguyên hình thành lúc này sẽ nhanh chóng hoạt hóa hệ thống bổ thể, dẫn tới thâm nhiễm bạch cầu trung tính trong mô ghép. Kết quả là sự hình thành các cục máu đông nằm rải rác các mao mạch, dẫn tới tắc nghẽn mạch máu, giảm sinh mạch máu và khiến thận mới ghép bị hoại tử nhanh chóng.

2.2. Thải ghép thận cấp thể dịch

Thải ghép thận cấp thể dịch là dạng rối loạn chức năng thận nặng, có thể gặp trong 2 trường hợp gồm:

  • Thận ghép trì hoãn phục hồi chức năng do có sự có mặt của kháng thể lưu hành đặc hiệu của người nhận chống lại người cho.

  • Thải ghép cấp sớm và nặng, còn gọi là thải ghép cấp gia tốc.

Thải ghép thận cấp thể dịch có thể xảy ra sớm hoặc muộn sau khi ghép, do nhiều nguyên nhân khác nhau. Đa phần là bệnh nhân không tuân thủ điều trị, tự ý giảm liều thuốc, không tuân thủ điều trị ức chế miễn dịch. 

2.3. Thải ghép thận cấp tế bào

Đây là dạng thải ghép thận thường gặp nhất, xuất hiện chủ yếu sau khi ghép 10 ngày đến tháng thứ 3. Triệu chứng xuất hiện khá điển hình bao gồm: sốt, mệt mỏi toàn thân, tăng huyết áp, đau thận ghép, có hoặc không có thiểu niệu. Có thể phát hiện thải ghép thận cấp tế bào ở tình trạng ngưng trệ trị số Creatinin huyết thanh ở mức tương đối cao, mặc dù ngay sau khi ghép chức năng thận có dấu hiệu hồi phục.

Dùng thuốc chống miễn dịch là cần thiết khi bệnh nhân có phản ứng thải ghép

Dùng thuốc chống miễn dịch là cần thiết khi bệnh nhân có phản ứng thải ghép

3. Thải ghép thận có nguy hiểm không?

Thải ghép thận bản chất là phản ứng miễn dịch của cơ thể nhưng trong trường hợp cần kiểm soát quá trình này để đảm bảo thời gian cho cơ quan mới ghép thích nghi, hòa hợp trong cơ thể mới. Hầu hết bệnh nhân ghép thận đều có phản ứng thải ghép từ nhẹ đến nghiêm trọng tùy theo kháng nguyên bất đồng trên thận người cho với người nhận. 

Tuy nhiên nguồn ghép thận đều chọn lọc kỹ càng, đảm bảo có khả năng tương thích nhất định với người cho nên hầu hết phản ứng thải ghép đều có thể kiểm soát. Khi phát hiện sớm dấu hiệu của quá trình từ chối tạng ghép, bệnh nhân sẽ cần dùng thuốc ức chế miễn dịch để chống lại.

Với các đợt thải ghép thận cấp tính, dùng thuốc và theo dõi sát sao giúp phòng ngừa nguy cơ biến chứng gây suy nội tạng, phá hủy thận mới ghép. Trong trường hợp không thể kiểm soát được bằng thuốc chống thải ghép, thận mới có dấu hiệu suy nhanh chóng thì có thể, bác sĩ cần thực hiện ca phẫu thuật ghép tạng khác.

Mặc dù dùng thuốc ức chế miễn dịch là cần thiết ở bệnh nhân xuất hiện thải ghép thận, song nó có tác dụng toàn thân nên khiến hệ miễn dịch chung hoạt động yếu đi. Bệnh nhân lúc này có nguy cơ nhiễm khuẩn cao hơn, các biến chứng nhiễm khuẩn cũng nguy hiểm hơn. Một số trường hợp cơ thể từ chối cấy ghép gây ra các biến chứng như: ung thư, nhiễm trùng, mất chức năng của thận cấy ghép, tác dụng phụ nghiêm trọng của thuốc,…

Dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Dùng thuốc ức chế miễn dịch có thể làm tăng nguy cơ nhiễm trùng

Nắm được thải ghép thận là gì cũng như cách điều trị, kiểm soát phản ứng thải ghép này xảy ra sẽ giúp bệnh nhân cũng như người nhà chủ động hơn. Bệnh nhân sau ghép thận cần được theo dõi kĩ triệu chứng và can thiệp sớm ngay khi xuất hiện dấu hiệu thải ghép. Nếu cần tư vấn thêm, liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 để được hỗ trợ hoàn toàn miễn phí.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ