Tin tức
Thấp tim sau viêm amidan gặp ở đối tượng nào? Phòng tránh ra sao?
- 23/12/2014 | Thuốc điều trị thấp tim
- 07/05/2014 | Bệnh thấp tim ở trẻ em, có thể chữa khỏi
- 09/06/2023 | Thấp tim ở trẻ: mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa
1. Bệnh thấp tim sau viêm amidan là gì?
Bệnh thấp tim sau viêm amidan là một biến chứng có thể xảy ra sau khi cơ thể bị nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A. Mặc dù không phải trường hợp viêm họng nào cũng dẫn đến thấp tim, nhưng nếu không được điều trị kịp thời và đúng cách, bệnh có thể gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho tim, ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống và thậm chí đe dọa tính mạng.
Cơ chế gây bệnh
Khi nhiễm khuẩn liên cầu khuẩn nhóm A, các kháng thể chống lại vi khuẩn sẽ được hệ miễn dịch sản sinh. Tuy nhiên, đôi khi các kháng thể này lại tấn công nhầm vào các mô của chính cơ thể, đặc biệt là các van tim, gây ra tình trạng viêm và tổn thương.
Đối tượng
Bệnh thấp tim sau viêm amidan thường ảnh hưởng đến một số đối tượng nhất định, đặc biệt là:
- Trẻ em: Trẻ em dưới 16 tuổi thường xuyên mắc bệnh lý đường hô hấp trên tái phát nhiều lần;
Trẻ em là đối tượng dễ mắc bệnh thấp tim sau viêm amidan
- Người có tiền sử gia đình mắc bệnh thấp tim: Nếu người thân có người từng mắc bệnh thấp tim, các thành viên khác có nguy cơ mắc bệnh cao hơn người bình thường;
- Người sống trong điều kiện vệ sinh kém: Việc sống trong môi trường ô nhiễm, không đảm bảo vệ sinh sẽ làm tăng nguy cơ nhiễm khuẩn đường hô hấp trên, từ đó dẫn đến viêm amidan và thấp tim;
- Người có hệ miễn dịch suy yếu: Những người mắc các bệnh mạn tính, suy dinh dưỡng, hoặc đang sử dụng thuốc ức chế miễn dịch cũng có nguy cơ cao mắc bệnh.
Các biến chứng nguy hiểm
Bệnh thấp tim có thể gây ra các biến chứng nghiêm trọng như:
- Suy tim: Khi van tim bị tổn thương nặng, tim không thể bơm máu đủ để đáp ứng nhu cầu của cơ thể;
- Rối loạn nhịp tim: Các rối loạn nhịp tim có thể dẫn đến ngất xỉu, thậm chí đột tử;
- Viêm nội tâm mạc nhiễm khuẩn: Đây là một biến chứng rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong.
2. Dấu hiệu nhận biết bệnh thấp tim sau viêm amidan
Như đã thông tin ở trên, trẻ em là đối tượng dễ mắc tình trạng thấp tim sau viêm amidan nhất. Các cơ quan khác trong cơ thể trẻ bị tổn thương sau các đợt viêm amidan, viêm họng hoặc viêm xoang do vi khuẩn liên cầu khuẩn tan huyết nhóm A gây ra. Lúc này có thể nhận biết bệnh thấp tim qua một số những dấu hiệu sau:
- Viêm họng (hay gặp trước đó 1 - 2 tuần);
- Sốt nhẹ hoặc sốt cao;
Sốt cao là một trong những dấu hiệu nhận biết thấp tim sau viêm amidan ở trẻ em
- Toàn thân mệt mỏi, ăn uống kém;
- Ho, đau ngực;
- Nhịp tim nhanh;
- Múa giật (kéo dài 4 - 6 tuần) với biểu hiện lo âu, kích thích, yếu cơ, một hoặc hai chi xuất hiện những động tác với biên độ rộng, không có ý thức;
- Suy tim, khó thở, tĩnh mạch cổ nổi, phù...
Bên cạnh đó, những cơn đau khớp có thể xuất hiện, kèm theo một số tổn thương nghiêm trọng khác như viêm màng trong tim, viêm van tim, viêm cơ tim hoặc viêm nhiễm ở ngoài màng tim. Thậm chí bệnh nhân có thể xuất hiện triệu chứng khó thở, đau ngực, nhịp tim bất thường nếu mắc phải biến chứng viêm nhiễm ở toàn bộ tim. Nếu bệnh càng nghiêm trọng, những vấn đề tim mạch nguy cơ cao dẫn đến tình trạng suy tim và phù phổi cấp có thể khiến người bệnh tử vong.
Ngoài ra, các dấu hiệu khác có thể thấy ở người bệnh thấp tim như:
- Ban đỏ vòng: Xuất hiện tại vùng trung tâm cơ thể, sau đó lan rộng ra ngoại vi. Ban thường có hình tròn, với tâm nhạt màu và viền đỏ rõ ràng. Đặc biệt, tình trạng này không ảnh hưởng đến vùng mặt;
- Các tổn thương khác: Phát ban thường không kèm theo sốt hoặc đau khớp; quanh các khớp bị tổn thương có thể xuất hiện các hạt cứng kích thước nhỏ như hạt ngô hoặc hạt táo…
Bên cạnh các triệu chứng trên, khi mắc bệnh thấp tim trẻ còn có các biểu hiện như cáu gắt, mệt mỏi kèm theo các hành động vô nghĩa như chân tay múa máy, nói khó…
3. Phương pháp để phòng ngừa căn bệnh thấp tim
Việc kịp thời đưa trẻ thăm khám và điều trị kịp thời các bệnh lý Tai mũi họng chính là chìa khóa giúp ngăn ngừa bệnh thấp tim sau viêm amidan một cách hiệu quả. Cha mẹ nên lưu ý tuyệt đối không nên tự ý cho trẻ sử dụng thuốc hoặc điều trị tại nhà. Điều này có thể khiến tình trạng bệnh của trẻ trở nên nghiêm trọng hơn.
Kịp thời đưa trẻ đến cơ sở y tế nếu có các dấu hiệu nghi ngờ thấp tim sau viêm amidan
Khi đưa trẻ đến cơ sở y tế, bác sĩ sẽ giúp phát hiện kịp thời các triệu chứng lâm sàng của viêm họng do liên cầu khuẩn tan huyết beta nhóm A. Việc chẩn đoán sớm và điều trị đúng cách sẽ giúp ngăn ngừa bệnh thấp tim sau viêm amidan và các biến chứng nguy hiểm. Phụ huynh cần đặc biệt chú ý và đưa trẻ đến bác sĩ ngay khi nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Trẻ bị sốt cao;
- Trẻ mệt mỏi, kiệt sức;
- Khó thở hoặc thở gấp;
- Khó nhai nuốt;
- Trẻ chảy nước dãi nhiều hơn bình thường;
- Họng có mủ trắng ở các khe, hốc amidan;
- Sờ thấy hạch nằm ở hai bên hàm;
- Phát ban đỏ toàn thân;
- Bệnh kéo dài trên 2 tuần mà không có dấu hiệu thuyên giảm.
Trong trường hợp phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ thấp tim sau viêm amidan ở trẻ, cha mẹ hãy liên hệ ngay đến Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn bởi đội ngũ y bác sĩ giàu kinh nghiệm và đặt lịch thăm khám, điều trị kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!