Tin tức
Thấp tim ở trẻ: mức độ nguy hiểm và cách phòng ngừa
- 13/03/2023 | 6 dấu hiệu bệnh tim ở phụ nữ cần cảnh giác
- 14/01/2023 | 11 triệu chứng bệnh tim ai cũng cần nằm lòng
- 18/04/2023 | Bệnh tim ở tuổi dậy thì có nguy hiểm không?
1. Thấp tim ở trẻ là bệnh gì?
Thấp tim là một dạng bệnh được xếp vào viêm cấp tính toàn thân với tác nhân gây nên là liên cầu khuẩn tan máu Beta nhóm A (streptococcus). Lứa tuổi phổ biến có thể mắc bệnh ở trẻ là khoảng từ 5 tới 15.
Thường là bệnh sẽ xuất hiện sau m ột đợt trẻ bị viêm amidan, viêm họng hoặc viêm xoang do nhiễm loại vi khuẩn này. Sau thời gian 2 tới 4 tuần từ khi nhiễm liên cầu, bệnh sẽ gây ra các biểu hiện cụ thể.
Nhiễm Streptococcus là nguyên nhân gây ra bệnh này
Nguy cơ thấp tim ở trẻ có thể tăng lên với một số trường hợp sau:
-
Yếu tố gia đình: một số người do đặc tính gen có thể dễ bị mắc hiện tượng sốt thấp khớp.
-
Môi trường: Những người có điều kiện sống còn khó khăn tại những nơi dịch vụ chăm sóc sức khỏe chưa đầy đủ và tiếp xúc với loại liên cầu khuẩn này là đối tượng dễ bị mắc bệnh hơn cả.
2. Các biểu hiện của bệnh thấp tim ở trẻ
Các dấu hiệu như: trẻ bị sốt cao, thường là 38 tới 40 độ C, họng đỏ, mệt mỏi, kém ăn, vã mồ hôi, tiểu ít,... có thể là dấu hiệu ban đầu của bệnh. Một số trường hợp, triệu chứng không rõ ràng song sau đó lại đau ở khớp. Bệnh có thể biểu hiện tại các cơ quan khác nhau, đó là:
Những biểu hiện thường thấy tại tim
Phổ biến và có độ nguy hiểm rất cao, trong đó, đặc biệt là tổn thương ở màng trong, màng ngoài tim, tổn thương cơ tim, viêm cơ tim hoặc hẹp lá van hay hở van động mạch chủ,... Lúc này, người bệnh thường xuất hiện các triệu chứng như: luôn mệt mỏi, tức ngực, khó thở, hồi hộp, tim loạn nhịp hoặc nhịp đập bất thường.
Khi tình trạng viêm tim kéo dài, có thể dẫn tới suy tim gây tử vong hoặc để lại di chứng nguy hiểm ở van tim.
Các triệu chứng gây ra ở tim thường rất nguy hiểm
Những biểu hiện tại khớp
Với triệu chứng điển hình là đau, nóng đỏ, viêm sưng, thường gặp tại khớp gối, cổ tay, khuỷu tay chân. Thường cảm giác đau đớn này diễn ra với mức độ rất dữ dội khiến cho hoạt động đi lại, sinh hoạt gặp nhiều trở ngại.
Đồng thời, người bệnh cũng có thể cảm thấy cảm giác đau “chạy” từ nơi này sang nơi khác, chẳng hạn khi các khớp mới sưng đau lên thì các khớp đang sưng đau lại khỏi. Thời gian viêm đau của mỗi khớp thường có thể tự hết trong khoảng 7 ngày, nếu dùng thuốc, tốc độ sẽ nhanh hơn.
Mặc dù vậy, khi tại khớp của người bệnh xuất hiện dấu hiệu sưng đau thì đồng thời cũng là lúc bệnh tấn công tới tim dẫn tới cảm giác tức ngực, khó thở,...
Biểu hiện đối với thần kinh
Được thể hiện ở việc các vận động không tự chủ, không có định hướng hoặc mục đích, thường là tăng lên khi người bệnh thấy xúc động. Đối với trẻ, có thể nhận biết qua việc tâm tính thay đổi, trở nên mệt mỏi, cáu gắt hoặc có các hành động bất thường như: múa chân tay vô thức, nói khó, cầm nắm khó,...
Biểu hiện đối với da
Thường là hiếm gặp, có thể dạng hạt hay các ban hồng hoặc vàng.
3. Bệnh có thể được phòng ngừa không?
Với những phân tích trên, có thể thấy rằng mức độ nguy hiểm bệnh gây ra đối với cơ thể con người là rất lớn. Mặc dù vậy, chúng ta lại có thể phòng ngừa hoặc giảm nguy cơ bằng một số cách như sau:
-
Giữ gìn vệ sinh để môi trường sống xung quanh luôn được sạch sẽ, trong lành bằng cách thường xuyên dọn dẹp, khử trùng đồ dùng, đồ chơi của trẻ,...
-
Chú trọng việc đảm bảo vệ sinh cho cơ thể hàng ngày, trong đó, đặc biệt quan tâm tới vùng mũi họng. Vào mùa đông, nên giữ khu vực mũi, họng, cổ được ấm áp.
-
Thực hiện chế độ ăn uống và dinh dưỡng khoa học để bồi bổ, nâng cao sức khỏe bản thân.
-
Khi bị mắc các bệnh liên quan tới hô hấp, chẳng hạn viêm họng, mũi, amidan hay viêm xoang, nên chữa trị triệt để. Với đối tượng là trẻ em, khi thấy con bị viêm họng kèm các biểu hiện như: sưng tại các khớp, ngực đau tức, khó thở hoặc bất kỳ dấu hiệu bất thường nào liên quan tới vận động hay thần kinh,... nên đưa đi khám ngay.
Vùng mũi họng của trẻ cần được bảo vệ, chăm sóc
Đối với các trường hợp từng bị mắc, đã được điều trị ổn định, cha mẹ cần tiếp tục quan tâm tới việc phòng ngừa cho con bằng cách như:
-
Tiêm kháng sinh hoặc uống dự phòng liên tục bởi nếu trẻ bị tái phát, sẽ rất khó để chữa trị khỏi và có thể gây ra những ảnh hưởng rất nghiêm trọng cho tính mạng.
-
Với những trẻ từng bị bệnh hoặc từng bị hẹp van tim, cần được quan tâm giữ vệ sinh vùng răng miệng để phòng ngừa nguy cơ nhiễm khuẩn răng bởi điều này có thể gây ra nhiễm khuẩn máu hoặc nội mạc tim.
-
Khi thực hiện các thủ thuật hoặc phẫu thuật, ngay cả việc nhổ răng, cha mẹ cũng cần thông báo để bác sĩ được biết về tình trạng của con để được kê kháng sinh dự phòng.
-
Tái khám định kỳ là yêu cầu mang tính bắt buộc đối với những trẻ từng mắc. Khoảng cách giữa các lần tái khám có thể mỗi 4 tuần tới 6 tháng tùy trường hợp cụ thể.
Có thể nói, những mối đe dọa mà bệnh thấp tim ở trẻ gây ra đối với sức khỏe, tính mạng trẻ em là rất cao. Vì thế, cha mẹ cần trang bị cho mình những nhận thức đầy đủ về bệnh để có thể phòng tránh cho con mình.
Khi cơ thể trẻ xuất hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, các bậc phụ huynh có thể đưa con đến các cơ sở y tế uy tín như Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được các bác sĩ khám, điều trị và hướng dẫn chăm sóc.
Chữa trị cần kết hợp với phòng ngừa nguy cơ tái phát
Với cơ sở vật chất, thiết bị đồng bộ và hiện đại, lại là địa chỉ hội tụ các chuyên gia, bác sĩ đầu ngành trong nhiều lĩnh vực, từ khi thành lập đến nay, MEDLATEC đã khẳng định được tên tuổi, uy tín trong lĩnh vực chăm sóc sức khỏe, tạo được niềm tin cho nhân dân. Vì thế, thăm khám, điều trị bệnh tại MEDLATEC khách hàng có thể hoàn toàn yên tâm vào chất lượng dịch vụ.
Để biết thêm thông tin chi tiết về thấp tim ở trẻ hoặc đặt lịch khám, quý phụ huynh hãy gọi tới số 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!