Tin tức

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ và một số lưu ý quan trọng

Ngày 06/04/2023
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân
Mọc răng sữa là một trong những dấu mốc phát triển rất quan trọng của trẻ. Tuy nhiên nhiều cha mẹ mẹ áp lực về chuyện trẻ bị sốt và dễ quấy khóc khi mọc răng. Một số khác lại sốt ruột khi con mình mọc răng sớm hoặc chậm hơn các bạn cùng trang lứa. Vậy khi nào trẻ mọc răng, thứ tự mọc răng sữa của trẻ như thế nào và cha mẹ cần lưu ý điều gì khi chăm sóc cho trẻ trong giai đoạn này. 

1. Trẻ bắt đầu mọc răng vào thời điểm nào?

Trước khi tìm hiểu về thứ tự mọc răng sữa, mời các bậc phụ huynh cùng tham khảo một số thông tin về thời điểm trẻ bắt đầu mọc răng. Thông thường, trẻ sẽ mọc những chiếc răng đầu tiên khi đạt 6 tháng đến 1 tuổi. Sau đó, đến năm 3 tuổi, trẻ sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa.

Đến năm 3 tuổi trẻ sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa

Đến năm 3 tuổi trẻ sẽ mọc hoàn thiện 20 chiếc răng sữa

Một số trường hợp trẻ mọc răng sớm hơn hoặc trẻ mọc răng muộn hơn. Điều này có thể do nhiều yếu tố như chất lượng sữa mẹ, yếu tố di truyền hoặc cũng có thể là chế độ dinh dưỡng của mẹ trong thời gian mang thai. Trong trường hợp quá lo lắng về vấn đề chậm mọc răng của trẻ, cha mẹ có thể đưa con đến thăm khám tại các cơ sở y tế để tìm hiểu nguyên nhân gây ra tình trạng này và được bác sĩ đưa ra một số lời khuyên hữu ích.

2. Một số dấu hiệu khi trẻ mọc răng

Một số dấu hiệu thường gặp khi trẻ đang trong giai đoạn mọc răng như sau:

- Chảy dãi nhiều hơn bình thường: Nhờ cơ chế hoạt động của hệ thống thần kinh trung ương mà nước bọt trong miệng tiết ra. Khi trẻ mọc răng, dây thần kinh số 5 sẽ bị kích thích khiến trẻ chảy nước dãi nhiều hơn. Ở giai đoạn này, bé chưa hoàn thiện kỹ năng nuốt nước bọt, đồng thời khoang miệng của trẻ cũng còn khá nông nên trẻ thường bị chảy nước dãi ra ngoài.

Trẻ thích cắn đồ vật khi mọc răng

Trẻ thích cắn đồ vật khi mọc răng

- Cằm nổi mẩn: Nguyên nhân gây ra tình trạng này là do bé chảy quá nhiều nước dãi. Khi nước dãi tiếp xúc với da mặt và da miệng sẽ dẫn tới tình trạng nổi mẩn. Chính vì thế, cha mẹ cần chăm sóc da cho trẻ cẩn thận hơn..

- Ho: Nước dãi tiết ra nhiều trong miệng khiến trẻ dễ bị ho sặc.

- Thích nhai cắn: Khi những mầm răng nhú lên khỏi nướu sẽ khiển trẻ rất khó chịu và các con có xu hướng thích gặm nhấm những đồ vật xung quanh mình. Đây là hiện tượng quen thuộc và không cần lo ngại khi trẻ đang trong quá trình mọc răng. Điều cha mẹ cần lưu ý đó là lựa chọn những đồ chơi mềm để tránh làm tổn thương đến nướu của trẻ.

- Chán ăn: Khi bé cảm thấy khó chịu trong quá trình mọc răng, nhiều bà mẹ dỗ con bằng cách cho trẻ ti mẹ hoặc ngậm núm vú giả nhưng điều này có thể khiến cho trẻ càng cảm thấy khó chịu hơn và dẫn đến chán ăn.

3. Thứ tự mọc răng sữa của trẻ

Thứ tự mọc răng sữa của trẻ như sau:

- Từ 6 đến 10 tháng tuổi: Bé sẽ mọc những chiếc răng cửa đầu tiên và vị trí mọc răng đầu tiên thường là 2 chiếc răng cửa ở hàm dưới.

2 chiếc răng cửa hàm dưới thường mọc sớm nhất

2 chiếc răng cửa hàm dưới thường mọc sớm nhất

- Từ 8 đến 12 tháng tuổi: Bé mọc thêm 2 chiếc răng cửa hàm trên.

- Từ 9 đến 13 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa số 2. Như vậy, lúc này, bé sẽ có khoảng 4 chiếc răng cửa ở hàm trên.

- Từ 10-16 tháng tuổi: Tiếp tục mọc 2 chiếc răng cửa hàm dưới.

- Từ 13 đến 19 tháng tuổi: Bé mọc những chiếc răng hàm đầu tiên.

- Từ 16 đến 22 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm trên.

- Từ 17 đến 23 tháng tuổi: Mọc 2 chiếc răng nanh hàm dưới.

- Từ 23 đến 31 tháng tuổi: Bé mọc 2 chiếc răng hàm tiếp theo

- Từ 25 đến 33 tháng tuổi: Trẻ mọc 2 chiếc răng hàm trên cuối cùng.

4. Một số lưu ý khi chăm sóc răng sữa cho trẻ

Khi mọc răng sữa, trẻ đã có thể ăn rất nhiều loại thức ăn. Nếu không chăm sóc răng sữa đúng cách cho trẻ, trẻ có thể gặp phải một số vấn đề như mất răng sớm, viêm nướu, nhiễm trùng, có nhiều đốm vàng, nâu trên răng, sún răng, sâu răng,…Vì thế, chuyên gia khuyên các bậc phụ huynh nên đưa trẻ đi khám sức khỏe răng miệng ngay từ khi còn nhỏ.

Phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho trẻ

Phụ huynh nên vệ sinh răng miệng cho trẻ

Dưới đây là một số lưu ý về cách chăm sóc răng miệng cho trẻ:

- Khi thấy trẻ có một số biểu hiện như răng nhú lên khỏi nướu, lợi của bé có hiện tượng sưng và đỏ, kèm theo đó là hiện tượng sốt nhẹ, lười ăn, thường xuyên cáu gắt và quấy khóc, trẻ bị sụt cân,… mẹ nên thường xuyên dỗ dành bé và nên cho trẻ ăn sữa bột, cháo loãng trong thời điểm này. Tránh cho trẻ ăn những món ăn cứng để hạn chế nguy cơ tổn thương nướu và khiến trẻ bị đau khi ăn.

- Mẹ cần lưu ý vệ sinh khoang miệng cho con sạch sẽ bằng gạc rơ lưỡi. Thời điểm vệ sinh là khi trẻ vừa thức dậy, sau khi trẻ ăn hoặc trước khi trẻ đi ngủ.

- Nếu trẻ bị sốt, có thể cho trẻ uống thuốc hạ sốt theo chỉ dẫn của bác sĩ.

- Khi mọc răng, trẻ thường bị ngứa nướu, mẹ có thể cho con dùng núm vú giả để trẻ giảm bớt sự khó chịu. Bên cạnh đó, nên lựa chọn những đồ chơi mềm cho trẻ và thường xuyên vệ sinh đồ chơi cho trẻ để tránh tình trạng trẻ gặm đồ chơi bị nhiễm khuẩn hoặc đồ chơi cứng gây đau, tổn thương nướu.

- Đối với những trẻ lớn hơn (từ 12 đến 18 tháng tuổi), lúc này trẻ đã có kỹ năng cầm nắm đồ vật rất tốt. Mẹ có thể cho con dùng bàn chải đánh răng để vệ sinh răng miệng mỗi ngày.

Lưu ý, chọn những loại bàn chải nhỏ và có lông mềm, đồng thời nên mua kem đánh răng dành riêng cho trẻ. Để khuyến khích con đánh răng, mẹ có thể cho con đánh răng cùng với các anh chị. Hướng dẫn con đánh răng 2 lần mỗi ngày và chải răng sao cho đúng cách. Khoảng 3 tháng, mẹ nên thay bàn chải cho con 1 lần.

- Mẹ nên cho con đi khám răng định kỳ để bảo vệ sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.

Trên đây là một số thông tin về thứ tự mọc răng sữa của trẻ và những lưu ý khi chăm sóc răng cho trẻ. Để được giải đáp mọi thắc mắc hoặc có nhu cầu khám răng cho trẻ, mời quý khách hàng vui lòng liên hệ đến Chuyên khoa Răng hàm mặt của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC qua tổng đài 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.