Tin tức

Thuốc chống đông máu bệnh tim mạch - Sử dụng như thế nào cho hiệu quả?

Ngày 27/10/2024
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Trong điều trị bệnh tim mạch, người bệnh có thể được chỉ định dùng thuốc chống đông máu. Vậy thuốc chống đông máu bệnh tim mạch gồm những loại nào và nguyên tắc sử dụng ra sao? Bài viết dưới đây, MEDLATEC sẽ giúp bạn giải đáp thắc mắc.

1. Phân loại thuốc chống đông máu bệnh tim mạch

Thuốc chống đông máu - đúng như tên gọi - là thuốc có tác dụng ngăn ngừa cục máu đông (huyết khối) hình thành và phát triển trong mạch máu, tim, phổi. Loại thuốc này được sử dụng rất nhiều trong điều trị bệnh tim mạch và những bệnh lý liên quan đến rối loạn đông máu, có nguy cơ cao hình thành huyết khối. Về phân loại, thuốc chống đông máu bệnh tim mạch gồm có 3 nhóm chính như sau.

Nhóm thuốc Heparin

Nhóm thuốc Heparin được dùng để tiêm dưới da hoặc tiêm tĩnh mạch, không tiêm bắp. Ngoài ra, cũng có thuốc bào chế dạng uống tiện lợi. Tùy chỉ định của bác sĩ mà người bệnh lựa chọn phù hợp. Các công dụng của nhóm thuốc Heparin bao gồm:

  • Điều trị và phòng ngừa hình thành huyết khối trong động mạch, tĩnh mạch và phổi. 
  • Điều trị và dự phòng hội chứng mạch vành cấp, hội chứng thuyên tắc phổi, huyết khối tĩnh mạch sâu chi dưới. 
  • Dùng trước khi phẫu thuật cho bệnh nhân có nguy cơ cao bị đông máu.

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống đông máu trong điều trị bệnh tim mạch

Bác sĩ chỉ định dùng thuốc chống đông máu trong điều trị bệnh tim mạch

Nhóm thuốc chống đông máu kháng vitamin K

Trong cơ thể, vitamin K có vai trò hỗ trợ quá trình đông máu, điều chỉnh sự đông đặc của máu. Người bệnh sử dụng nhóm thuốc chống đông máu kháng vitamin K sẽ giúp cơ thể ức chế hoạt động của vitamin K, qua đó, ngăn chặn hình thành cục máu đông.

Khi sử dụng qua đường uống, thuốc sẽ nhanh chóng phát huy tác dụng nhờ khả năng hấp thu nhanh qua niêm mạc ruột. Nhưng lưu ý, sau khi dùng được 2 - 5 ngày, khả năng hấp thụ thuốc sẽ giảm dần. Vì vậy, với những trường hợp điều trị lâu dài, bác sĩ sẽ chỉ định dùng nhóm thuốc chống đông máu kháng vitamin K dạng tiêm tĩnh mạch. 

Nhóm thuốc chống kết tập tiểu cầu

Đây cũng là nhóm thuốc chống đông máu bệnh tim mạch được sử dụng rộng rãi cho các bệnh nhân bị hội chứng mạch vành cấp, nhồi máu cơ tim, tai biến mạch máu não hay bệnh nhân được đặt stent, van tim nhân tạo. Cơ chế hoạt động của thuốc là ngăn chặn, ức chế sự kết dính của các tiểu cầu, từ đó, phòng tránh hiện tượng hình thành cục máu đông trong mạch máu. 

Thuốc chống đông máu mang lại hiệu quả cao nếu dùng đúng hướng dẫn

Thuốc chống đông máu mang lại hiệu quả cao nếu dùng đúng hướng dẫn 

2. Nguyên tắc sử dụng thuốc chống đông máu bệnh tim mạch

Dù sử dụng nhóm thuốc chống đông máu bệnh tim mạch nào, bạn cũng cần lưu ý các nguyên tắc sau.

Rủi ro tiềm ẩn

Khi sử dụng thuốc chống đông máu, nếu bạn bị đứt tay, tai nạn, chấn thương gây chảy máu có thể đối mặt với rủi ro không thể cầm máu và mất máu. Nếu cơ thể mất máu quá nhiều sẽ gây nguy hiểm đến tính mạng. Vì vậy, nếu đang điều trị và dự phòng bằng thuốc chống đông máu, bạn cần chú ý cẩn trọng trong mọi hoạt động, hạn chế thấp nhất các tình huống bị chảy máu, xuất huyết để tránh rủi ro tiềm ẩn.

Các tác dụng phụ

Trường hợp sử dụng thuốc chống đông máu bệnh tim mạch và gặp các triệu chứng đau đầu, chóng mặt, nôn và đi ngoài ra máu, chảy máu cam, chảy máu chân răng, máu kinh ra nhiều và kéo dài,… bạn cần đến gặp bác sĩ nhanh chóng. Đây là những tác dụng phụ của thuốc bạn tuyệt đối không được chủ quan.

Khi đang dùng thuốc, nếu hay bị chảy máu chân răng, cần đến gặp bác sĩ

Khi đang dùng thuốc, nếu hay bị chảy máu chân răng, cần đến gặp bác sĩ

Thời gian dùng thuốc

Để tránh các tác dụng phụ và rủi ro tiềm ẩn nói trên, bạn cần tuân thủ thời gian dùng thuốc theo đúng hướng dẫn. Thông thường, thuốc chống đông máu sẽ được dùng hàng ngày, trường hợp quên liều, bạn cần uống ngay khi nhớ. Nếu ngày hôm sau mới nhớ ra, bạn cần hỏi ý kiến bác sĩ nên uống liều tiếp theo như thế nào, không tự ý tăng liều gấp đôi.

Tuân thủ liều dùng

Không chỉ với thuốc chống đông máu mà bất kỳ loại thuốc nào cũng cần uống đúng liều chỉ định. Nếu giảm liều, thuốc sẽ không phát huy tác dụng; nếu tăng liều, thuốc gây ra nhiều tác dụng phụ. Do đó, bạn không tự ý tăng hay giảm liều dùng mà hãy tái khám theo lịch trình để bác sĩ có điều chỉnh phù hợp.

Theo dõi vitamin K trong máu

Đây là nguyên tắc quan trọng nếu bạn được kê thuốc chống đông máu kháng vitamin K. Lúc này, cần tránh hoặc hạn chế dung nạp các thực phẩm chứa nhiều vitamin K như rau họ cải, nho, việt quất,… để thuốc phát huy tối đa công dụng. Trường hợp cần thiết, bạn có thể được chỉ định làm xét nghiệm máu định kỳ để theo dõi chỉ số vitamin K trong cơ thể, từ đó, bác sĩ có điều chỉnh thuốc và giải pháp phù hợp.

Cần theo dõi và kiểm soát lượng vitamin K dung nạp vào cơ thể

Cần theo dõi và kiểm soát lượng vitamin K dung nạp vào cơ thể

Mang đồ cầm máu

Như đã nói ở trên, người đang dùng thuốc chống đông máu sẽ có nguy cơ khó cầm máu khi bị chảy máu. Đó là lý do bạn cần mang đồ cầm máu, bao gồm băng gạc, bột cầm máu,… để phòng sự cố tai nạn, chấn thương gây chảy máu và vết thương không thể tự cầm máu. Điều này đặc biệt quan trọng nếu bạn tham gia các hoạt động thể thao hoặc khi làm vườn, sử dụng các dụng cụ, vật dụng sắc nhọn, dễ gây sát thương. 

Thông báo y tế

Trường hợp đi khám bệnh, dù là bệnh lý nào, bạn cũng cần thông báo cho nhân viên y tế và bác sĩ biết về các loại thuốc chống đông máu bệnh tim mạch mình đang sử dụng. Việc này giúp bác sĩ nắm bắt được tình trạng sức khỏe của bạn, và quan trọng nhất là có những chỉ định phù hợp, nhất là trong trường hợp cần nhổ răng, phẫu thuật hay phải kê thuốc (tránh tương tác thuốc).

Chúng ta đã cùng tìm hiểu các nhóm thuốc chống đông máu bệnh tim mạch và nguyên tắc khi sử dụng. Hy vọng bài viết đã mang đến cho bạn nhiều thông tin hữu ích để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và các thành viên trong gia đình.

Để sử dụng dịch vụ khám và điều trị bệnh lý tim mạch tại Khoa Tim mạch - Hệ thống Y tế MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên sẽ giải đáp mọi thắc mắc của khách hàng để quý khách chọn được dịch vụ và đặt được lịch khám phù hợp nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ