Tin tức

Thuốc long đờm Acetylcysteine - Tác dụng và liều lượng dùng thuốc

Ngày 18/02/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Bùi Thị Thanh
Thuốc Acetylcysteine được phân loại vào nhóm thuốc hỗ trợ long đờm với nhiều dạng bào chế khác nhau. Để tác dụng điều trị của thuốc phát huy tối ưu nhất, người bệnh phải kiểm tra sức khỏe cẩn thận, tuân thủ theo hướng dẫn mà bác sĩ chuyên môn đề ra.

1. Acetylcysteine là thuốc gì? 

Acetylcysteine phân loại vào nhóm dược phẩm long đờm, giúp làm cho chất dịch đờm bớt đặc hơn. Một số dạng bào chế và hàm lượng phổ biến của Acetylcysteine là: 

  • Dạng viên nén, viên nang: Hàm lượng 200 mg. 
  • Dạng bột: Hàm lượng 200 mg. 
  • Dạng dung dịch sử dụng hít qua miệng, thuốc nhỏ hoặc thuốc uống: Hàm lượng 100mg/ml hoặc 200mg/ml. 
  • Dạng dung dịch tiêm đặc: Hàm lượng 200mg/ml, sử dụng để pha dịch truyền. 

Acetylcysteine viên nang hàm lượng 200mg

Acetylcysteine viên nang hàm lượng 200mg 

Ngoài ra, Acetylcysteine còn được bào chế theo dạng dung dịch nhỏ mắt. Ứng với từng dạng điều chế, cách sử dụng và liều lượng dùng cũng thay đổi. 

2. Tác dụng điều trị của Acetylcysteine

Thuốc Acetylcysteine giúp chất nhầy loãng dần. Nhờ vậy, chất nhầy sẽ lưu thông thuận lợi qua phổi hơn. Theo đó, sau khi vào cơ thể, thuốc bắt đầu tác động vào phế quản giảm độ đặc của chất nhầy hay chính là đờm, với cơ chế tách đôi cầu nối Disulfua của Mucoprotein. 

Nhờ vậy, đờm sẽ bị đào thải ra ngoài thuận lợi hơn khi chúng ta ho khạc, hoặc khi áp dụng kỹ thuật dẫn lưu tư thế.

Thuốc Acetylcysteine giúp đờm tống ra ngoài nhanh hơn

Thuốc Acetylcysteine giúp đờm tống ra ngoài nhanh hơn

3. Chỉ định và chống chỉ định của Acetylcysteine

Thuốc Acetylcysteine bào chế theo nhiều dạng. Chính vì vậy, mọi người nên tìm hiểu kỹ thông tin về trường hợp chỉ định và chống chỉ định của loại thuốc này. 

3.1. Chỉ định 

Thông thường, Acetylcysteine có thể được chỉ định điều trị cho những nhóm đối tượng sau: 

  • Người mắc bệnh lý về đường hô hấp xuất hiện đờm nhầy đặc như viêm phế quản cấp tính hoặc mạn tính. 
  • Điều trị ngộ độc Paracetamol. 

Acetylcysteine có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm phế quản

Acetylcysteine có thể được chỉ định cho bệnh nhân bị viêm phế quản 

3.2. Chống chỉ định 

Tuy rằng giúp long đờm khá hiệu quả nhưng Acetylcysteine lại không được chỉ định cho nhóm đối tượng sau:

  • Người dị ứng với Acetylcysteine hay các thành phần, hoạt chất khác trong thuốc. 
  • Người từng bị hen. 
  • Trẻ nhỏ dưới 24 tháng tuổi. 

4. Cách dùng và liều dùng 

Cách dùng và liều dùng Acetylcysteine điều chỉnh thay đổi theo từng dạng bào chế, đặc điểm bệnh lý. Cụ thể:

4.1. Cách dùng 

Cách sử dụng thuốc Acetylcysteine thay đổi theo dạng bào chế cụ thể. Chẳng hạn với dạng viên nang, viên nén sẽ được bổ sung vào cơ thể theo đường uống. 

Mọi người cần dùng thuốc Acetylcysteine theo hướng dẫn của bác sĩ

Mọi người cần dùng thuốc Acetylcysteine theo hướng dẫn của bác sĩ 

4.2. Liều dùng 

Liều lượng sử dụng Acetylcysteine được bác sĩ xem xét dựa trên tình trạng bệnh lý, dạng bào chế cụ thể của loại thuốc này. 

Nều dùng cho chỉ định tiêu đờm, liều khuyến cáo như sau:

  • Người lớn và trẻ em trên 7 tuổi: 200mg/ lần, chia thành 3 lần/ ngày. Liều tối đa không quá 600mg/ ngày
  • Trẻ em từ 2 - 7 tuổi: 200mg/ lần, chia thành 2 lần/ ngày.
  • Trẻ em nhỏ hơn 2 tuổi: 50mg/lần, chia thành 2 - 3 lần/ ngày.

Ví dụ cụ thể, với dạng dung dịch thì liều dùng tham khảo có thể như sau:

4.2.1. Với người trưởng thành

Nếu dùng theo dạng hít, bệnh nhân có thể xịt thuốc 3 đến 4 lần/ngày. Trong quá trình hít thuốc, người bệnh cần phải đeo mặt nạ chuyên dụng, ống ngậm. Dung dịch 10% hoặc 20% cần được hít vào thông qua mặt nạ. 

Trong một số trường hợp, dung dịch 10% hoặc 20% cần đặt trực tiếp vào khu vực ống khí của hoặc đặt qua ống thông dẫn vào khí quản. Ngoài ra trong trường hợp cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý liên quan đến phổi, bác sĩ đôi khi sẽ dùng đến 1ml đến 2ml Acetylcysteine 20% hoặc 2ml đến 4ml Acetylcysteine 10% đặt vào khí quản 2 hoặc 3 lần. 

4.2.2. Với trẻ nhỏ

Khi sử dụng ở dạng hít, liều dùng vào khoảng 3ml đến 5ml Acetylcysteine 20% hoặc khoảng 6ml đến 10ml Acetylcysteine 10%, sử dụng thông qua dụng cụ hỗ trợ phun 3 lần hoặc 4 lần/ngày. Dung dịch thường được người bệnh hít vào thông qua mặt nạ, ống ngậm chuyên dụng. 

Trong một số trường hợp, dung dịch Acetylcysteine 10% hoặc 20% có thể được đặt vào khí quản hoặc sử dụng thông qua ống thông dẫn đến khí quản. Trường hợp cần xét nghiệm chẩn đoán bệnh lý về phổi, bác sĩ đôi khi cũng chỉ định cho trẻ dùng Acetylcysteine 20% hoặc Acetylcysteine 10% vào khí quản 2 đến 3 lần trước thời điểm làm xét nghiệm. 

5. Tác dụng phụ khi dùng Acetylcysteine

Tác dụng phụ khi người bệnh điều trị bằng Acetylcysteine là khó tránh khỏi. Sau đây là một vài tác dụng phụ có thể xuất hiện ở người dùng loại thuốc này:

  • Cảm thấy buồn nôn, nôn ói. 
  • Buồn ngủ. 
  • Đau đau nhức. 
  • Bị ù tai
  • Miệng bị viêm. 
  • Chảy nước mũi. 
  • Da phát ban, nổi mề đay.
  • Lên cơn sốt hoặc ớn lạnh. 
  • Phế quản bị co thắt kèm theo tình trạng phản vệ diện rộng, toàn cơ thể. 

Nếu tác dụng phụ ngày càng nghiêm trọng, ảnh hưởng đến sức khỏe, bệnh nhân phải thông báo cho bác sĩ để được can thiệp y tế kịp thời, tránh biến chứng nghiêm trọng. 

Sau khi uống thuốc Acetylcysteine, cơ thể thường buồn ngủ

Sau khi uống thuốc Acetylcysteine, cơ thể thường buồn ngủ 

6. Lưu ý khi sử dụng thuốc Acetylcysteine

Trong quá trình điều trị bằng thuốc Acetylcysteine, mọi người phải tuân thủ chỉ định về liều lượng, không tự ý kết hợp với bất kỳ loại thuốc nào khác. Để hạn chế tối đa rủi ro, bạn hãy thông báo tình hình dùng thuốc, bệnh lý đang mắc phải (nếu có) cho bác sĩ trước khi được kê đơn điều trị bằng Acetylcysteine. Bởi loại thuốc này có khả năng tạo tương tác phản ứng với một số chất, loại thuốc khác như: 

  • Acetylcysteine dễ tương tác với nhiều kim loại như sắt, niken, đồng. 
  • Thuốc Acetylcysteine thường tạo phản ứng với Carbamazepine, Nitroglycerin. Trường dùng đồng thời với cả 2 loại thuốc này, bác sĩ cần điều chỉnh liều lượng hoặc điều chỉnh tần suất để tránh ảnh hưởng đến tác dụng của thuốc. 
  • Thuốc lá, rượu, bia có thể tạo phản ứng với thuốc, ảnh hưởng đến hiệu quả điều trị. Vì thế nếu đang dùng Acetylcysteine, bạn không sử dụng những chất dễ gây kích thích này. 

Trường hợp có dùng quá liều, bạn phải thông báo ngay cho bác sĩ để được hướng dẫn điều trị. Thực tế, từng có bệnh nhân tử vong khi sử dụng quá liều loại thuốc này. Vì vậy trong suốt quá trình dùng thuốc, bạn phải thận trọng theo dõi biểu hiện của cơ thể, không điều chỉnh tăng hoặc giảm liều dùng khi chưa được hướng dẫn cụ thể. 

Lưu ý: Phần hướng dẫn về liều lượng và cách thức sử dụng Acetylcysteine đề cập trong bài viết này không có giá trị thay thế cho tư vấn của chuyên gia y tế. Trong mọi trường hợp, bạn không nên tự ý dùng Acetylcysteine khi chưa được bác sĩ kê đơn, hướng dẫn sử dụng cụ thể.

Thuốc Acetylcysteine giúp long đờm, điều trị tình trạng ngộ độc do dùng quá liều Paracetamol khá hiệu quả. Tuy vậy, việc sử dụng loại thuốc này cần thực hiện một cách cẩn trọng. Tốt nhất nếu nhận thấy cơ thể đang gặp vấn đề, bạn hãy đi khám sức khỏe tại cơ sở y tế uy tín như chuyên khoa Hô hấp thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC. Để đặt lịch khám, Quý khách hãy gọi đến số 1900 56 56 56 của MEDLATEC để được hỗ trợ. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ