Tin tức

Thuốc say xe cho bà bầu - Sử dụng sao cho an toàn?

Ngày 01/02/2024
Nguyễn Thị Hồng
Tham vấn y khoa: BSCKI. Dương Ngọc Vân

Thuốc say xe cho bà bầu - Sử dụng sao cho an toàn?

Trước khi sử dụng bất kỳ loại thuốc nào, bà bầu cần phải cân nhắc kỹ lưỡng - và thuốc say xe cũng không ngoại lệ. Vậy sử dụng thuốc say xe cho bà bầu sao cho đúng? Có những cách chống say xe nào hiệu quả cho bà bầu? Mời bạn tham khảo ngay nội dung bên dưới để tìm được câu trả lời.

1. Bà bầu có được uống thuốc say xe không?

Trước khi tìm hiểu cách sử dụng thuốc say xe cho bà bầu, chúng ta cùng giải đáp thắc mắc say xe là gì và bà bầu có được uống thuốc say xe hay không. Say xe là hiện tượng buồn nôn, nôn kèm theo mệt mỏi, đau đầu, đau bụng, khó chịu khi ngồi trên xe, tàu, máy bay,… Hiện tượng này có thể xảy ra với bất kỳ người nào và bất kể là di chuyển trên quãng đường ngắn hay dài.

Bà bầu cũng có thể bị say xe do nhiều nguyên nhân. Và bà bầu chỉ nên uống thuốc say xe nếu như có sự tham khảo ý kiến của bác sĩ trước đó. Điều này là cực kỳ quan trọng, không chỉ với thuốc say xe mà với bất kỳ loại thuốc nào khác - nhất là trong 3 tháng đầu của thai kỳ - giai đoạn cực kỳ nhạy cảm, nếu dùng thuốc không đúng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe bà bầu lẫn thai nhi.

A pregnant person holding a glass of water and pills

Description automatically generated

Trước khi uống thuốc say xe, bà bầu nên hỏi ý kiến bác sĩ

Ngoài ra, cũng cần lưu ý là thuốc say xe cho bà bầu có thể gây ra các tác dụng phụ sau:

       Tình trạng khô miệng do giảm tiết nước bọt.

       Gây buồn ngủ kéo dài làm suy giảm khả năng tập trung.

       Lờ đờ, không tỉnh táo.

       Rối loạn tiêu hóa, rối loạn nhịp tim, rối loạn chức năng cơ.

       Dễ khởi phát cơn hen suyễn.

2. Hướng dẫn sử dụng thuốc say xe cho bà bầu an toàn

Để phòng tránh và hạn chế tối đa các tác dụng phụ và ảnh hưởng của thuốc say xe cho bà bầu, bạn cần tuân thủ các hướng dẫn sau.

       Nếu say xe nhẹ thì có thể sử dụng các loại thuốc không kê đơn có chứa thành phần Dimenhydrinate hoặc Diphenhydramine.

       Tuyệt đối không sử dụng thuốc say xe có chứa Scopolamine vì những loại thuốc này gây tác dụng phụ nhiều và nghiêm trọng cho sức khỏe và tinh thần.

       Luôn hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa để được tư vấn loại thuốc say xe cho bà bầu phù hợp.

       Để gia tăng hiệu quả chống say xe thì bà bầu nên uống thuốc trước khi lên xe khoảng 30 - 60 phút.

       Không uống thuốc say xe khi bụng đói để tránh tình trạng kích ứng, đau bụng và các vấn đề khác về dạ dày, tiêu hóa.

       Không lạm dụng thuốc say xe cho bà bầu tần suất liên tục trong thời gian dài để tránh nguy hại cho sức khỏe bà bầu và thai nhi.

A person sitting on a couch holding a glass of water

Description automatically generated

Thời điểm uống thuốc say xe cho bà bầu tốt nhất là trước khi lên xe 30 - 60 phút

3. Những cách chống say xe khác cho bà bầu

Ngoài việc sử dụng thuốc say xe cho bà bầu như hướng dẫn trên thì bạn cũng có thể áp dụng những cách chống say xe khác sau.

Sử dụng gừng tươi

Với gừng tươi, bạn có thể giã nát lấy nước uống hoặc đơn giản nhất là ngậm một hoặc một vài lát gừng tươi trong suốt chuyến đi. Bằng cách này, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu hơn, cảm giác buồn nôn và nôn được thuyên giảm.

Dùng vỏ cam, quýt

Đây cũng là cách chống say xe quen thuộc với nhiều người, đặc biệt là các bà bầu. Trong chuyến đi, bạn có thể ăn cam, quýt và sử dụng vỏ của các loại trái cây này để ngửi. Hương thơm và tinh dầu trong vỏ cam, quýt có tác dụng làm dịu cơn buồn nôn cực kỳ hiệu quả và “lấn át” mùi khó chịu trên xe.

A pregnant person slicing a lemon

Description automatically generated

Cam, quýt có tác dụng giảm say xe hiệu quả và an toàn cho bà bầu

Sử dụng dầu gió

Có thể nói đây chính là “trợ thủ đắc lực” của những ai bị say tàu xe. Và bà bầu bị say xe hoàn toàn có thể dùng dầu gió để phòng tránh bằng cách thoa dầu lên trán, mũi, cổ và ngực. Dầu gió có tác dụng thuyên giảm cơn đau đầu, mệt mỏi và thư giãn tinh thần hiệu quả.

Uống giấm ăn

Thay vì uống thuốc say xe cho bà bầu, bạn cũng có thể pha một xíu giấm ăn với nước ấm rồi uống. Để vừa an toàn, vừa gia tăng hiệu quả chống say xe thì nên uống lúc bụng no và trước khi xe từ 30 phút đến 1 tiếng.

Những lưu ý khác

Để phòng tránh hoặc làm thuyên giảm các cơn say xe thì song song với các cách trên, bà bầu cần lưu ý:

       Bổ sung các loại thực phẩm giàu vitamin B như sữa tươi, chuối, đậu, cà rốt,…

       Không nên ăn quá nhiều, quá no hoặc thức ăn khó tiêu, nhiều dầu mỡ trước khi lên xe.

       Chọn vị trí ngồi ở trước, đảm bảo thoáng mát, sáng sủa. Có thể ngả nhẹ ghế về phía sau để tạo tư thế ngồi thoải mái nhất cho bà bầu.

       Nên bố trí không gian thoáng mát (mở cửa sổ hoặc sử dụng điều hòa), tránh mùi mạnh, tránh nóng bức.

       Giữ tinh thần thoải mái, tránh xa căng thẳng, lo âu.

       Mặc quần áo rộng rãi để tạo cảm giác dễ chịu. Sử dụng gối cổ chữ U hoặc gối tựa đầu để tránh các chuyển động không cần thiết ở phần đầu.

       Kích thích lưu thông máu để tránh mệt mỏi và giảm cảm giác buồn nôn bằng cách xoay cổ tay, cổ chân hoặc bấm huyệt nội quan chính giữa cổ tay.

       Ngậm kẹo gừng, kẹo me hoặc “nhâm nhi” món ăn vặt mà bà bầu thích cũng là cách giảm say xe.

       Không nhìn vào điện thoại hay vị trí nào đó trên xe quá lâu,, thay vào đó là hướng tầm nhìn ra ngoài cửa sổ hoặc nhắm mắt để nghỉ ngơi.

A person sitting in a car

Description automatically generated

Bà bầu nên chọn vị trí ngồi gần cửa sổ và giữ tinh thần thoải mái trong chuyến đi

Trên đây là những hướng dẫn sử dụng thuốc say xe cho bà bầu cùng các cách giảm say xe hiệu quả cho mẹ mang thai, hy vọng đã mang đến nhiều thông tin hữu ích cho bạn đọc. Mọi thắc mắc cần được tư vấn, hay nhu cầu thăm khám, theo dõi thai kỳ, bạn có thể an tâm đến khám tại chuyên khoa Sản Phụ khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC.

Chuyên khoa quy tụ đội ngũ bác sĩ giỏi chuyên môn, giàu kinh nghiệm. Đặc biệt, MEDLATEC trang bị hệ thống máy siêu âm hiện đại và Trung tâm xét nghiệm đạt chuẩn quốc tế với 2 chứng chỉ ISO 15189: 2012 và CAP, đáp ứng tốt nhất nhu cầu thăm khám, xét nghiệm sàng lọc trước sinh cho mẹ bầu.

Để được tư vấn sức khỏe hoặc đặt lịch khám tại MEDLATEC, quý khách hãy gọi đến hotline 1900 56 56 56. Tổng đài viên của bệnh viện luôn sẵn sàng giải đáp mọi thắc mắc cũng như giúp quý khách đặt lịch khám nhanh chóng.

BS Vân đã duyệt

 

 

 

 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.