Tin tức

Thùy phổi là gì? Vì sao phải cắt thùy phổi?

Ngày 07/02/2023
Phổi được chia thành 2 lá phổi: Phổi phải và phổi trái. Trong đó, phổi phải có 3 thùy và phổi trái có 2 thùy. Trong một số trường hợp, người bệnh cần phẫu thuật cắt bỏ một trong những thùy phổi này. Tuy nhiên, sau đó người bệnh vẫn có thể sống khỏe mạnh vì những mô khỏe sẽ có khả năng bù đắp cho phần thùy đã được cắt bỏ. 

1. Tìm hiểu về thùy phổi

Các phân thùy phổi được ngăn cách bởi các rãnh liên thùy. Tác dụng của những rãnh liên thùy này là giúp cho lá phổi có thể mở rộng. Vì vậy, các thùy phổi thường có chức năng tương đối độc lập với nhau.

Khe nứt giữa 5 thùy phổi

Khe nứt giữa 5 thùy phổi

Các loại thùy phổi:

- Thuỳ phổi trên: Nằm ở phía đỉnh phổi.

- Thuỳ phổi giữa: Chỉ có ở phần phổi bên phải. Vị trí của nó nằm ở giữa phần thùy trên và thùy dưới.

- Thuỳ phổi dưới: Nằm phía đáy phổi hai bên. Kích thước của thùy dưới thường tương tự với thùy trên. Có thể tách phần thùy dưới ra khỏi phổi và sau đó ghép vào phổi của người khác. Đây là một sự thay thế có thể thực hiện được mặc dù ít phổ biến. Với giải pháp này, người hiến tạng có thể hiến thùy phổi dưới ngay khi còn sống.

2. Vì sao cần cắt thùy phổi?

Cắt bỏ thùy phổi thường được áp dụng đối với những bệnh nhân mắc ung thư phổi ở giai đoạn này và chỉ xuất hiện một khối u ở một bên phổi. Đối với những bệnh nhân này, việc cắt bỏ thùy phổi được xem là một cơ hội duy nhất và tốt nhất để điều trị bệnh. Tuy nhiên, nếu tế bào, khối u ung thư đã lan ra toàn bộ phổi hay những cơ quan khác thì cơ hội để cứu sống người bệnh gần như không còn.

Cắt thùy phổi để điều trị ung thư và nhiều loại bệnh khác

Cắt thùy phổi để điều trị ung thư và nhiều loại bệnh khác

Cắt thùy phổi còn có thể được áp dụng trong điều trị một số bệnh lý khác như bệnh lao, khí phế thủng, khối u không phải do ung thư, các trường hợp nhiễm nấm hay áp-xe phổi. Sau phẫu thuật loại bỏ thùy phổi, những phần khác của phổi sẽ mở rộng hơn và người bệnh có thể dễ dàng hô hấp trở lại.

Có nhiều phương pháp phẫu thuật thùy phổi. Dựa vào triệu chứng, thể trạng sức khỏe của người bệnh, bác sĩ sẽ lựa chọn loại phẫu thuật phù hợp nhất. Dưới đây là một số phương pháp cụ thể:

- Phương pháp mổ mở hay phẫu thuật mở lồng ngực: Khi thực hiện phương pháp này, các chuyên gia sẽ cần rạch một đường dọc một bên ngực. Khi đó sẽ có thể banh các xương sườn và dễ dàng quan sát bên trong phổi và tiến hành cắt bỏ phần thủy phổi đang bị tổn thương.

- Phẫu thuật nội soi lồng ngực có dùng video hỗ trợ: Khi áp dụng phương pháp này, kỹ thuật viên sẽ cần thực hiện 2 đến 4 vết cắt nhỏ ở phần ngực của người bệnh. Điều này sẽ được quyết định tùy vào từng trường hợp cụ thể. Sau đó, dùng đoạn ống nhỏ được gắn camera để quan sát rõ bên trong phổi và thực hiện cắt bỏ phần thùy đang bị bệnh. Phương pháp này được đánh giá an toàn hơn so với kỹ thuật mổ mở. Người bệnh cũng bớt đau và thời gian lành vết mổ cũng nhanh hơn.

- Phẫu thuật bằng robot: Chuyên gia sẽ ngồi kế bên người bệnh để điều khiến những cánh tay robot và tiến hành phẫu thuật bằng robot. Khi thực hiện phương pháp này, chỉ cần thực hiện vết rạch từ ngắn giữa các xương sườn. Do đó, tránh mất máu nhiều. Hơn nữa, nguy cơ nhiễm trùng cũng sẽ giảm thiểu đáng kể và bệnh nhân có khả năng phục hồi nhanh hơn các phương pháp kể trên.

3. Một số rủi ro có thể gặp phải khi thực hiện cắt thùy phổi

Cắt thùy phổi được đánh giá là một cuộc đại phẫu và đương nhiên nó có thể tiềm ẩn rất nhiều nguy cơ rủi ro. Trong đó có thể kể đến như:

- Nhiễm trùng.

- Xẹp phổi.

- Áp xe hay tràn mủ màng phổi.

Những rủi ro này phụ thuộc vào nhiều yếu tố như tình trạng sức khỏe của người bệnh, các bệnh lý nền đang mắc phải và trình độ chuyên môn của bác sĩ cũng như hệ thống máy móc được sử dụng có đảm bảo hay không.

 Kiêng thuốc lá khi chuẩn bị thực hiện phẫu thuật Kiêng thuốc lá khi chuẩn bị thực hiện phẫu thuật

Trước khi phẫu thuật, bệnh nhân cần thực hiện:

- Người bệnh sẽ được chỉ định làm các xét nghiệm chuyên khoa để các bác sĩ có thể xác định rõ tình trạng, chức năng của lá phổi như thế nào. Nhờ vào những kết quả chi tiết này, bác sĩ sẽ đưa ra một số cách phù hợp để giúp người bệnh cải thiện chức năng hô hấp trước khi tiến hành phẫu thuật. Sau cuộc phẫu thuật, người bệnh cũng cần được thực hiện một số bài tập vật lý trị liệu để phục hồi chức năng hô hấp nhanh chóng và hiệu quả hơn.

- Ngoài ra, nếu đã có quyết định phẫu thuật, bệnh nhân cũng cần kiêng hút thuốc ít nhất 1 tháng. Ngược lại, nếu vẫn hút thuốc thì người bệnh có thể gặp phải rủi ro sau phẫu thuật, đồng thời khả năng phục hồi sau phẫu thuật cũng kém hơn.

- Nên tập thể dục hàng ngày để phổi hoạt động hiệu quả hơn.

- Không sử dụng những loại thuốc chống đông máu.

4. Những lưu ý sau phẫu thuật

Sau phẫu thuật thùy phổi, người bệnh cần có một thời gian nhất định để phổi được phục hồi chức năng. Với những bệnh nhân phẫu thuật mở, người bệnh cần phải nhập viện khoảng vài tuần. Tuy nhiên, nếu thực hiện phẫu thuật bằng robot thì thời gian xuất viện và phục hồi sẽ nhanh hơn.

Người bệnh cần lưu ý những điều dưới đây:

- Cơn đau: Sau khi phẫu thuật, bệnh nhân có thể bị khó chịu, đau trong một vài tháng đầu. Nhưng sau đó, cơn đau sẽ giảm dần về mức độ và tần suất. Có thể dùng thuốc giảm đau theo chỉ dẫn của bác sĩ. Ngoài ra, việc tắm nước ấm cũng là phương pháp khá hiệu quả để giúp giảm đau cơ bắp.

- Sự mệt mỏi: Những ngày đầu sau phẫu thuật, nhiều người bệnh có cảm giác khó thở, mệt mỏi. Nhưng phần lớn những triệu chứng này sẽ được cải thiện sau một vài tuần.

Tập thể dục giúp làm sạch phổi, nâng cao sức đề kháng

Tập thể dục giúp làm sạch phổi, nâng cao sức đề kháng

- Táo bón: Khi ít vận động và dùng thuốc giảm đau nhiều có thể dẫn đến táo bón. Người bệnh nên hạn chế dùng thuốc giảm đau và có thể tham khảo ý kiến bác sĩ về việc sử dụng thuốc nhuận tràng hay một số loại thuốc làm mềm phân

- Vận động mỗi ngày chính là cách giúp cơ thể khỏe mạnh và lá phổi sạch hơn.

Để tìm hiểu thêm các vấn đề về thùy phổi và có nhu cầu kiểm tra sức khỏe đường hô hấp, quý khách hàng có thể liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC theo đường dây nóng 1900 56 56 56.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ