Tin tức

Tìm giải pháp tài chính cho nguồn thuốc điều trị HIV/AIDS

Ngày 10/10/2015
Thảo Ly
Dự kiến năm 2017, viện trợ kinh phí cho phòng chống HIV/AIDS ở Việt Nam sẽ bị cắt hoàn toàn, ngân sách chống dịch không đảm bảo khiến căn bệnh thế kỷ có nguy cơ bùng phát trở lại.

Theo ông Bùi Đức Dương, Phó Cục trưởng Cục phòng, chống HIV/AIDS (Bộ Y tế), Việt Nam đã áp dụng điều trị thuốc ARV từ năm 2000 ở quy mô nhỏ. Từ 2007 trở lại đây, chúng ta mở rộng điểm cung cấp dịch vụ ARV cho bệnh nhân. Tám năm qua, số bệnh nhân được điều trị ARV tăng rất nhanh, tới nay đã điều trị cho gần 100.000 người, giúp giảm tỉ lệ tử vong. Nếu như trước năm 2007, mỗi năm có từ 7.000-8.000 bệnh nhân tử vong thì những năm gần đây, số người chết do AIDS giảm còn 1.000-1.500 bệnh nhân/năm.

Các loại thuốc kháng ARV là chìa khóa để biến việc nhiễm HIV từ chỗ bị xem như “bản án tử hình” thành một căn bệnh mãn tính có thể dự phòng và điều trị được như những căn bệnh khác. Thuốc ARV là một trong những công cụ mạnh nhất chúng ta có được tính đến thời điểm này để ngăn chặn những căn bệnh liên quan đến AIDS. Người nhiễm HIV tiếp cận ARV càng sớm càng giảm các nguy cơ ốm đau và nhiễm các căn bệnh. Bằng chứng khoa học cho thấy nếu tiếp cận điều trị bằng ARV sớm, bệnh nhân có thể duy trì cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh, hữu ích như bất kỳ ai khác. Bên cạnh đó, ARV có tác dụng dự phòng HIV mạnh mẽ, có thể giảm khả năng truyền HIV từ người nhiễm sang bạn tình tới 96%; giảm khả năng lây nhiễm giữa những người nghiện… Đối với bà mẹ mang thai nhiễm HIV nếu được điều trị dự phòng ARV sớm, liên tục thì khả năng đứa trẻ sinh ra từ mẹ nhiễm HIV là dưới 5% trong khi trước đây không có thuốc thì tỉ lệ này tới 30-40%.

Theo đánh giá của ông Dương, giai đoạn đầu điều trị ARV sẽ có hiệu quả tốt. Người nhiễm HIV được tiếp cận thuốc ARV càng sớm thì càng giảm được nguy cơ ốm đau và tử vong, mất sức lao động. Bằng chứng khoa học cho thấy rất rõ ràng những người chủ động đi xét nghiệm HIV và điều trị ARV sớm có thể duy trì cuộc sống lâu dài, khỏe mạnh và hữu ích như bất kỳ ai khác.

Kinh phí cho phòng, chống HIV/AIDS ở Việt Nam chủ yếu dựa vào viện trợ quốc tế, chiếm 80% tổng kinh phí; trong đó mua thuốc ARV dùng 95% kinh phí viện trợ và mua thuốc Methadone dùng 100% kinh phí viện trợ. Các nguồn viện trợ này đang bị cắt giảm mạnh: Từ 245 tỉ đồng (2013) xuống 85 tỉ đồng (2014) và chưa có dấu hiệu khả quan cho những năm tiếp theo.

Ông Bùi Đức Dương cho biết, thiếu hụt kinh phí mua ARV được PEPFAR và Quỹ Toàn cầu cam kết đến năm 2017, phần thiếu hụt của năm 2015 khoảng 84 tỉ đồng, của năm 2016 là 152 tỉ đồng. Từ năm 2017 đến năm 2020 chưa có cam kết mới của các tổ chức quốc tế.

Như vậy, thiếu hụt ngân sách cho việc điều trị bằng thuốc ARV là rất lớn. Ước tính đến năm 2020, con số thiếu hụt sẽ lên đến hơn 919 tỉ VND. Nguồn viện trợ cạn kiệt đồng nghĩa với việc những người có HIV được tiếp cận miễn phí với thuốc ARV ngày một khó khăn. Làm thế nào để đảm bảo nguồn tài chính cho việc điều trị ARV một cách hiệu quả đang là thách thức lớn đối với ngành y tế.

Trước mắt khi bảo hiểm y tế chưa phải là giải pháp chủ yếu thì việc Nhà nước cần đầu tư kinh phí mua thuốc ARV bù đắp sự thiếu hụt do cắt giảm viện trợ là cần thiết. Cần gấp rút có các chiến dịch vận động đảm bảo tài chính, kiến nghị, đề xuất Chính phủ đưa ra các quyết định, lộ trình dài hạn và phân bổ ngân sách rõ ràng, chi tiết cho việc hỗ trợ điều trị bằng thuốc ARV từ giờ đến năm 2020.

Nguồn: baochinhphu.vn

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.