Tin tức
Tháo sụn mũi: Lợi ích và những rủi ro có thể gặp phải
- 06/04/2023 | Sụn mũi là gì? Có nên nâng mũi bằng sụn tự thân không?
- 04/12/2024 | Nâng mũi sụn sườn có bị teo lại không và cách để có dáng mũi đẹp lâu bền
- 21/01/2025 | Sau phẫu thuật nâng mũi ăn mì tôm được không? Nên ăn gì và kiêng thực phẩm nào?
1. Tháo sụn mũi là gì, vì sao cần thực hiện?
Tháo sụn mũi là quy trình phẫu thuật nhằm lấy phần sụn mũi đã được cấy ghép trước đó trong các ca nâng mũi ra khỏi cơ thể. Quá trình này thường được thực hiện trong một số trường hợp:
- Kết quả phẫu thuật không như mong đợi, mũi quá cao hoặc quá thấp so với tỷ lệ khuôn mặt.
- Gặp phải các biến chứng như nhiễm trùng, sưng tấy, viêm, hoại tử,... do cơ thể phản ứng với sụn nhân tạo.
- Khó thở.
- Dị ứng với vật liệu sụn được sử dụng trong ca phẫu thuật nâng mũi.
Một số người bị dị ứng sụn dùng để nâng mũi nên sau thẩm mỹ phải tháo sụn mũi
2. Quy trình thực hiện tháo sụn mũi
Quy trình phẫu thuật tháo sụn mũi tuy không phức tạp, nhưng vẫn cần được đảm bảo diễn ra bởi bác sĩ chuyên khoa có kinh nghiệm và đảm bảo điều kiện y khoa. Cơ bản, quy trình này trải qua các bước:
- Bước 1: Thăm khám
Trước khi thực hiện phẫu thuật tháo sụn mũi, bác sĩ sẽ thăm khám để đánh giá tình trạng mũi hiện tại. Việc này giúp bác sĩ xác định đúng lý do cần tháo sụn và đưa ra phương án phù hợp.
- Bước 2: Phẫu thuật tháo sụn mũi
Bác sĩ tiến hành gây tê và thực hiện rạch đường nhỏ ở khoang mũi để thực hiện thao tác lấy sụn mũi đã được cấy ghép trước đó ra ngoài.
- Bước 3: Kiểm tra vết mổ và hướng dẫn chăm sóc sau phẫu thuật
Bác sĩ tiến hành kiểm tra để xác định quá trình phẫu thuật thành công, hướng dẫn người bệnh chăm sóc vết mổ để tránh nhiễm trùng và giảm thiểu tối đa nguy cơ gặp phải biến chứng. Trường hợp cần thiết, bác sĩ cũng sẽ kê đơn thuốc giảm đau và hướng dẫn sử dụng tại nhà.
3. Một số rủi ro có thể xảy ra sau tháo sụn mũi
Tháo sụn mũi là một quá trình đơn giản, không đau vì trước đó bác sĩ đã tiến hành tiêm thuốc gây tê cho người bệnh. Sau khi thuốc tê hết tác dụng, người bệnh có thể cảm thấy khó chịu hoặc sưng đau ở vùng mũi nhưng khi mũi hồi phục hoàn toàn, hiện tượng này cũng sẽ chấm dứt.
Cần lưu ý, quá trình tháo sụn mũi nếu không diễn ra đảm bảo quy chuẩn và điều kiện an toàn, chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật không đúng cách, người bệnh có thể gặp phải một số biến chứng như:
3.1. Nhiễm trùng
Trong quá trình phẫu thuật, nếu không đảm bảo vệ sinh hoặc không thực hiện đúng kỹ thuật, vi khuẩn có thể xâm nhập vào vết mổ, gây nhiễm trùng. Ngoài ra, nếu vết mổ sau phẫu thuật không đảm bảo vệ sinh, nguy cơ nhiễm trùng vẫn có thể xảy ra.
Nếu vết mổ của người bệnh sưng, đỏ, nóng, chảy dịch ở vết mổ và đau mũi trong thời gian dài thì đây là dấu hiệu nhiễm trùng. Trường hợp này người bệnh cần khám bác sĩ chuyên khoa ngay để được điều trị đúng hướng.
Phẫu thuật không đảm bảo vô trùng có thể gây nhiễm trùng sau tháo sụn mũi
3.2. Sẹo sau phẫu thuật
Mặc dù phẫu thuật tháo sụn mũi hiếm khi gây sẹo, nhưng vẫn có khả năng hình thành sẹo nhỏ ở vết mổ. Điều này thường phụ thuộc vào yếu tố cơ địa cũng như tay nghề bác sĩ thực hiện.
3.3. Tổn thương mô lân cận
Quá trình tháo sụn có thể gây tổn thương nhẹ đến các mô mềm xung quanh mũi như da, cơ, mạch máu. Tình trạng này sẽ làm người bệnh bị đau trong thời gian dài hoặc thay đổi độ đàn hồi của da vùng mũi.
3.4. Mũi không trở về hình dáng ban đầu
Sau khi tháo sụn, các mô và cấu trúc mũi có thể không trở lại trạng thái tự nhiên như trước khi nâng mũi. Điều này thường gặp ở trường hợp sụn đã tồn tại trong mũi một khoảng thời gian dài hoặc có hiện tượng co rút mô. Kết quả là mũi biến dạng nhẹ, không cân đối, độ cao thấp hơn ban đầu hoặc mất đi độ mềm mại tự nhiên.
4. Một số lưu ý trước và sau khi tháo sụn mũi
4.1. Trước khi tháo sụn mũi
Để quá trình tháo sụn mũi giảm thiểu tối đa rủi ro, người bệnh hãy:
- Chọn tháo sụn mũi tại cơ sở y tế sở hữu bác sĩ có tay nghề cao và chuyên môn giỏi.
- Kiểm tra sức khỏe theo hướng dẫn của bác sĩ để đảm bảo đủ điều kiện phẫu thuật.
- Trao đổi với bác sĩ về kỳ vọng và kết quả mong muốn để có được sự thống nhất cơ bản.
4.2. Sau khi tháo sụn mũi
Quá trình chăm sóc vết mổ sau phẫu thuật ảnh hưởng không nhỏ đến hiệu quả bảo vệ dáng mũi và nguy cơ nhiễm trùng, vì thế, người bệnh cần:
- Tuân thủ đúng chỉ dẫn của bác sĩ về vệ sinh và chăm sóc vết mổ.
- Trong thời gian phục hồi cần tránh các hoạt động mạnh, va chạm mạnh vào vùng mũi và tránh sử dụng các sản phẩm làm đẹp có thể gây kích ứng.
- Theo dõi quá trình hồi phục và báo ngay cho bác sĩ nếu có dấu hiệu bất thường.
- Tái khám đúng hẹn để theo dõi tiến trình hồi phục và phát hiện kịp thời các biến chứng nếu có.
Sau tháo sụn mũi, người bệnh cần tái khám để đánh giá khả năng hồi phục
Nếu có ý định tháo sụn mũi, người bệnh cần thăm khám, trao đổi kỹ với bác sĩ chuyên khoa. Quá trình này chỉ nên diễn ra khi người bệnh đã hiểu rõ về các rủi ro cũng như lợi ích của việc tháo sụn. Nếu chưa xác định tâm lý cho những rủi ro, chưa chắc chắn về quyết định này thì tốt nhất người bệnh nên trì hoãn cho đến khi các vấn đề băn khoăn đã được tháo gỡ.
Trường hợp đã đưa ra quyết định tháo sụn mũi, người bệnh cần tìm hiểu kỹ để thực hiện tại cơ sở uy tín và tuân thủ đầy đủ các chỉ dẫn chăm sóc sau phẫu thuật từ bác sĩ để đảm bảo quá trình hồi phục diễn ra tốt nhất.
Quý khách hàng nếu gặp phải dấu hiệu bất thường ở mũi có thể liên hệ đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Hotline 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!