Tin tức
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung không và biện pháp phòng ngừa
- 16/01/2025 | Nguyên nhân bụng to sau sinh: Khi nào mẹ bỉm lấy lại được vòng eo thon gọn?
- 23/01/2025 | Sa tử cung sau sinh: Nguyên nhân, dấu hiệu nhận biết và hướng điều trị
- 02/02/2025 | Lý giải 5 nguyên nhân khiến bụng có cục cứng sau sinh mổ và cách xử trí
1. Tại sao phụ nữ sau sinh có thể bị sa tử cung?
1.1. Như thế nào là sa tử cung?
Sa tử cung (sa dạ con), là tình trạng tử cung bị trượt khỏi vị trí bình thường trong khung chậu và rơi xuống âm đạo hoặc đi qua lỗ âm đạo. Tình trạng này thường gặp ở phụ nữ sau sinh, nhất là những người đã trải qua nhiều lần sinh nở hoặc sinh con to.
Nguy cơ sa tử cung tăng ở ở phụ nữ đã sinh nở nhiều lần
1.2. Nguyên nhân khiến phụ nữ bị sa tử cung là gì?
Muốn biết sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung hay không trước tiên hãy tìm hiểu nguyên nhân khiến phụ nữ gặp phải tình trạng này sau sinh. Những nguyên nhân đó gồm:
- Cơ sàn chậu bị yếu
Trong quá trình mang thai và sinh nở, áp lực từ tử cung và thai nhi khiến các cơ sàn chậu bị căng giãn và yếu hơn nên không còn khả năng nâng đỡ tử cung tốt như trước.
- Trải qua nhiều lần sinh
Phụ nữ sinh nở nhiều lần, nhất là những trường hợp sinh thường sẽ có nguy cơ yếu cơ sàn chậu cao hơn khi sinh mổ.
- Sinh con to
Thai nhi có trọng lượng lớn cũng làm tăng áp lực lên cơ sàn chậu, khiến sàn chậu yếu đi nên sau sinh sản phụ có nguy cơ sa tử cung.
- Đi lại hoặc lao động quá sớm
Cơ thể phụ nữ sau sinh luôn cần có thời gian để hồi phục về như bình thường. Nếu đi lại quá sớm với tần suất nhiều, làm việc nặng nhọc thì sản phụ dễ bị tăng nguy cơ sa tử cung.
- Táo bón mạn tính
Thói quen rặn mạnh khi đi vệ sinh tạo áp lực lớn lên vùng chậu, làm tử cung dễ bị trượt xuống.
- Béo phì
Trọng lượng cơ thể tăng quá mức cũng gây áp lực lên tử cung và các cơ quan ở vùng chậu.
2. Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung trong trường hợp nào?
2.1. Tác động của việc đi lại nhiều sau sinh đối với tử cung
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung hay không cần xem xét ở khía cạnh tác động của việc này đối với cơ thể sản phụ.
Việc đi lại nhiều ngay sau sinh có thể gây ra những tác động tiêu cực như:
- Tăng áp lực lên cơ sàn chậu
Trong giai đoạn phục hồi, các cơ và dây chằng chưa đủ mạnh để hỗ trợ tử cung, đi lại nhiều làm tăng áp lực lên vùng này nên dễ có gây nguy cơ sa tử cung.
- Làm chậm quá trình phục hồi
Đi lại quá sớm hoặc hoạt động mạnh có thể làm kéo dài thời gian phục hồi các cơ và mô bị tổn thương trong quá trình sinh nở.
- Tăng nguy cơ sa tử cung
Những người có tiền sử sinh nở khó khăn, sinh thường nhiều lần hoặc mang đa thai dễ bị sa tử cung khi đi lại nhiều.
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung nếu phụ nữ không được nghỉ ngơi đủ, sàn chậu bị tổn thương
2.2. Trường hợp nào đi lại nhiều sau sinh có thể bị sa tử cung?
Từ nguyên nhân gây sa tử cung và tác động của việc đi lại nhiều đối với sản phụ có thể thấy rằng, sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung khi:
- Phụ nữ không được nghỉ ngơi đầy đủ, quay lại lao động hoặc làm việc nhà sớm gây áp lực lớn lên tử cung.
- Mang vác đồ nặng khiến cơ sàn chậu yếu dần đi.
- Tiền sử sa tử cung hoặc có dấu hiệu suy yếu sàn chậu.
3. Biện pháp phòng ngừa nguy cơ sau sinh bị sa tử cung
Việc đi lại sau sinh là cần thiết để thúc đẩy tuần hoàn máu, ngăn ngừa cục máu đông hình thành và giúp cơ thể phục hồi nhanh hơn. Tuy nhiên, mức độ vận động cần được kiểm soát để đảm bảo an toàn cho sức khỏe và tránh bị sa tử cung.
Sản phụ có thể phòng ngừa sa tử cung sau sinh bằng cách:
3.1. Nghỉ ngơi hợp lý
Sau khi sinh, nghỉ ngơi đầy đủ là điều kiện để cơ thể phụ nữ được phục hồi tốt. Việc quá sớm đi lại nhiều, làm việc nặng nhọc hoặc vận động mạnh có thể tạo áp lực lên cơ sàn chậu và tử cung, gây ra nguy cơ sa tử cung. Chính vì vậy, nghỉ ngơi đầy đủ là điều kiện tiên quyết để cơ thể có điều kiện phục hồi tốt.
Trong tuần đầu sau sinh, sản phụ nên nghỉ ngơi hoàn toàn, chỉ đi lại nhẹ nhàng trong nhà để tránh áp lực lên vùng chậu. Từ tuần thứ hai trở đi sản phụ có thể tăng dần cường độ đi lại nhưng cần tránh mang vác nặng hoặc các hoạt động đòi hỏi phải dùng nhiều sức. Sau 6 tuần, nếu sức khỏe không có vấn đề bất thường thì sản phụ có thể trở lại các hoạt động bình thường.
3.2. Tập luyện cơ sàn chậu
Cơ sàn chậu đóng vai trò quan trọng trong việc nâng đỡ các cơ quan trong vùng chậu, trong đó có tử cung. Sau khi sinh, cơ sàn chậu bị yếu đi, tử cung không được nâng đỡ chắc chắn nên dễ bị sa. Để tăng cường sức mạnh cho cơ sàn chậu, sản phụ có thể tập luyện bằng cách:
- Thực hiện bài tập Kegel
Bài tập này được thực hiện như sau:
+ Nằm thẳng trên mặt sàn, thực hiện động tác giống như khi đi tiểu nhưng ngưng lại giữa dòng để xác định cơ sàn chậu.
+ Từ từ co hai đầu gối lại, hai bàn chân để chạm sàn, nhấc dần hông lên.
+ Hít thật sâu và giữ trong 5 giây để các cơ sàn chậu co lại rồi thở ra trong 5 giây để toàn bộ cơ sàn chậu được thả lỏng.
+ Lặp lại động tác này 10 lần liên tục, duy trì tập 3 lần/ngày.
- Tập thể dục nhẹ nhàng với bài tập yoga, đi bộ, bơi lội,...
Mô phỏng tư thế trong bài tập Kegel giúp tăng sức mạnh của cơ sàn chậu
3.3. Kiểm soát cân nặng phù hợp
Thừa cân và béo phì làm tăng áp lực lên vùng chậu và cơ sàn chậu, là nguyên nhân tăng nguy cơ sa tử cung. Vì thế, để tránh sa tử cung sau sinh, sản phụ hãy kiểm soát cân nặng, tránh thừa cân hay béo phì tạo áp lực cho các cơ quan vùng chậu.
3.4. Phòng ngừa táo bón
Táo bón có thể dẫn đến sa tử cung. Để phòng ngừa sa tử cung, sản phụ hãy chú ý đến chế độ ăn uống giàu chất xơ nhằm cải thiện hoạt động của hệ tiêu hóa và uống đủ 2 lít nước/ngày giúp tiêu hóa tốt hơn và làm mềm phân.
3.5. Khám sức khỏe đều đặn
Chú ý khám sức khỏe định kỳ sau sinh sẽ giúp sản phụ phát hiện sớm và điều trị kịp thời các vấn đề về tử cung và cơ sàn chậu.
Sau sinh đi lại nhiều có bị sa tử cung nếu sản phụ thuộc nhóm nguy cơ cao và không được nghỉ ngơi hợp lý như đã đề cập ở trên. Nếu được nghỉ ngơi và chăm sóc bản thân đúng cách, cơ thể sản phụ sẽ sớm hồi phục, nguy cơ sa tử cung được ngăn ngừa.
Trường hợp phát hiện dấu hiệu bất thường như cảm giác nặng ở vùng chậu, đau lưng, tiểu khó,... sản phụ có thể liên hệ Hotline 1900 56 56 56, đặt lịch khám cùng bác sĩ chuyên khoa của Hệ thống Y tế MEDLATEC để được kiểm tra và đánh giá đúng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!