Tin tức

Tìm hiểu các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản và ý nghĩa kèm theo

Ngày 01/01/2024
Nguyễn Thu Hằng
Tham vấn y khoa: BS. Đinh Văn Chỉnh
Xét nghiệm máu là một danh mục không thể thiếu trong gói khám sức khỏe định kỳ. Bên cạnh đó, bác sĩ còn sử dụng kết quả xét nghiệm máu để chẩn đoán một số bệnh lý, đánh giá hiệu quả của quá trình chữa bệnh. Vậy các chỉ số xét nghiệm máu nào đáng quan tâm, mời bạn tham khảo bài viết để giải đáp thắc mắc trên.

1. Ý nghĩa của xét nghiệm máu

Xét nghiệm máu cơ bản thường được các bác sĩ sử dụng trong những lần kiểm tra đầu tiên các chức năng của cơ thể, giúp bác sĩ kiểm tra hàm lượng các thành phần trong máu, bao gồm cả lượng hồng cầu, bạch cầu, tiểu cầu,... Kết quả xét nghiệm máu hỗ trợ bác sĩ phần nào trong việc đánh giá tình trạng sức khoẻ của từng người, phát hiện bệnh lý nếu có và theo dõi hiệu quả điều trị bệnh.

Xét nghiệm máu có nhiều ý nghĩa khác nhau

Xét nghiệm máu có nhiều ý nghĩa khác nhau

Xét nghiệm máu được chỉ định trong một số trường hợp, cụ thể như: đi kiểm tra sức khỏe định kỳ, kiểm tra kháng thể, sàng lọc bệnh ung thư, xác định nguyên nhân gây một số bệnh lý hoặc kiểm tra hiệu quả điều trị.

Một số trường hợp được chỉ định xét nghiệm máu có thể liệt kê như:

       Khi có dấu hiệu sốt cao, cơ thể thường xuyên mệt mỏi, hay bị chảy máu hoặc bầm tím, bạn nên chủ động đi kiểm tra. Bác sĩ sẽ chỉ định chúng ta thực hiện xét nghiệm máu, các xét nghiệm máu hỗ trợ bác sĩ chẩn đoán xem bệnh nhân có gặp vấn đề rối loạn máu hay không, từ đó đưa ra phác đồ điều trị phù hợp.

       Bệnh nhân mắc bệnh về máu cũng được yêu cầu xét nghiệm công thức máu định kỳ để theo dõi diễn biến bệnh, kịp thời phát hiện các biến chứng xấu nếu có.

       Nếu bạn đang điều trị với thuốc có tác dụng phụ ảnh hưởng tới thành phần máu, số lượng tế bào máu, bác sĩ cũng yêu cầu xét nghiệm công thức máu thường xuyên. Trong trường hợp công thức máu bị ảnh hưởng tiêu cực, bệnh nhân sẽ được điều chỉnh phác đồ an toàn và phù hợp với tình trạng sức khoẻ.

Như vậy, xét nghiệm máu có ý nghĩa vô cùng quan trọng trong theo dõi sức khỏe, chẩn đoán bệnh, đánh giá hiệu quả điều trị.

2. Điểm qua các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

Khi thực hiện xét nghiệm máu cơ bản, bác sĩ thường quan tâm tới chỉ số đường huyết, chỉ số men gan (ví dụ như: SGPT và SGOT),  chỉ số mỡ máu, chỉ số GGT, ure máu, creatinin, acid uric. Ngoài ra, các chỉ số khác chúng ta nên biết là: lượng bạch cầu, hồng cầu và tiểu cầu có trong máu, chỉ số huyết sắc tố, dung tích hồng cầu và tiểu cầu/ 1 đơn vị thể tích máu,…

2.1. Các chỉ số đường huyết

Theo dõi chỉ số đường huyết là điều cần thiết, đặc biệt đối với bệnh nhân đái tháo đường hoặc người có tiền sử mắc bệnh tim mạch. Ở người khoẻ mạnh, lượng đường trong máu sẽ dao động khoảng 4.1 - 6.1 mmol/l. Nếu đường huyết tăng hoặc giảm bất thường, sức khỏe có thể bị đe dọa.

Đường huyết là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

Đường huyết là một trong các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản

Khi chỉ số đường huyết tăng/giảm ngoài ngưỡng bình thường, chúng ta nên chủ động điều chỉnh chế độ sinh hoạt và ăn uống để kiểm soát lượng đường trong máu ở mức ổn định. Ngoài ra, các bạn cần kiểm tra chuyên sâu để xác định chính xác nguyên nhân làm thay đổi đường huyết, có kế hoạch điều trị phù hợp.

2.2. Các chỉ số men gan

Nhắc tới các chỉ số xét nghiệm máu, chúng ta không thể bỏ qua các chỉ số men gan, đặc biệt là SGPT và SGOT. Trung bình, chỉ số men gan sẽ dao động trong khoảng 20 - 40 UI/I. Chỉ số men gan tăng cao là dấu hiệu cảnh báo chức năng gan suy giảm, tình trạng này xảy ra do nhiều nguyên nhân, trong đó thói quen ăn uống là một lý do gây tổn thương gan.

Khi chỉ số SGPT và SGOT tăng cao, bệnh nhân nên thay đổi thói quen ăn uống, hạn chế ăn đồ dầu mỡ, các món ăn nhanh, rượu bia hoặc nước ngọt…

2.3. Chỉ số GGT

Ngoài các chỉ số men gan như SGPT và SGOT, GGT cũng là chỉ số đáng quan tâm khi xét nghiệm máu. Ở người khoẻ mạnh, chỉ số GGT không vượt quá ngưỡng 53 UI/I, khi lượng GGT tăng cao, các tế bào gan đang bị nhiễm độc. Về lâu về dài, nếu chỉ số GGT không được kiểm soát, bệnh nhân sẽ bị suy gan, sức khỏe bị đe dọa nghiêm trọng.

2.4. Các chỉ số mỡ máu

Các chỉ số mỡ máu thường gặp là: Triglyceride, Cholesterol, HDL-cholesterol và LDL-cholesterol. Ở người khoẻ mạnh, các chỉ số này là bao nhiêu? Đối với người khoẻ mạnh, các chỉ số sẽ dao động như sau:

Chỉ số mỡ máu giúp xác định bệnh lý tim mạch

Chỉ số mỡ máu giúp xác định bệnh lý tim mạch

-         Triglyceride từ 0.4 - 2.3 mmol/l.

-         Cholesterol từ 3.4 - 5.4 mmol/l.

-         HDL-cholesterol dưới 2.9 mmol/l.

-         LDL-cholesterol từ 0.9 - 2.1 mmol/l.

Cần lưu ý khi các chỉ số mỡ máu tăng cao, đặc biệt là Cholesterol và LDL-cholesterol. Lúc này chúng ta có nguy cơ mắc bệnh liên quan tới tim mạch. Thậm chí, nhiều bệnh nhân bị đột quỵ do chỉ số Cholesterol, LDL-cholesterol tăng quá cao.

2.5. Ure máu

Bác sĩ thường dùng chỉ số ure trong máu để đánh giá chức năng thận, ở người khoẻ mạnh chỉ số này nằm trong khoảng 2.5 - 7.5 mmol/l. Nếu như ure trong máu quá cao, bạn phải đối mặt với một số bệnh lý về thận.

2.6. Chỉ số Creatinin

Creatinin cũng là một trong các chỉ số xét nghiệm máu dùng để theo dõi chức năng thận. Ở nam và nữ giới, chỉ số này sẽ dao động trong khoảng khác nhau, cụ thể:

-         Chỉ số creatinin ở nữ từ 44 - 99 µmol/l.

-      Chỉ số creatinin ở nam giới 53 0 106 µmol/l.

Chỉ số Creatinin trong máu giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận

Chỉ số Creatinin trong máu giúp bác sĩ đánh giá chức năng thận

2.7. Chỉ số Acid Uric

Để phát hiện bệnh Gout và các bệnh lý về thận, bác sĩ sẽ theo dõi chỉ số Acid Uric. Vậy chỉ số Acid Uric bao nhiêu là bình thường?

-         Ở nữ giới khỏe mạnh, chỉ số Acid Uric dao động từ 150 - 360 µmol/l.

-      Ở nam giới khỏe mạnh, chỉ số Acid Uric dao động từ 180 - 420 µmol/l.

2.8. Chỉ số huyết sắc tố

Thông thường, chỉ số huyết sắc tố HBG ở nam và nữ giới lần lượt dao động trong khoảng 13,5 - 17,5 g/dl và 12 - 15,5 g/dl. Bệnh nhân bị mất nước nghiêm trọng, người mắc bệnh tim phổi thường có chỉ số HBG tăng cao hơn bình thường. Ngược lại, khi chỉ số huyết sắc tố giảm mạnh, bạn có thể rơi vào tình trạng thiếu máu hoặc phản ứng tan máu đang xảy ra trong cơ thể.

2.9. Lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu

Số lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu là các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản.

-         Lượng hồng cầu trong máu được ký hiệu là RBC. Chỉ số này ở nam giới dao động từ 4.32 - 5.75 T/l, ở nữ giới dao động từ 3.9 - 5.03 T/l

-         Lượng bạch cầu trong máu được ký hiệu là WBC. Trung bình trong cơ thể người khoẻ mạnh có 4300 - 10.800 tế bào/mm3.

-         Lượng tiểu cầu trong máu được ký hiệu là PLT, chỉ số này ở người khoẻ mạnh là 150 - 450 G/l. Khi lượng tiểu cầu tăng cao, mạch máu dễ bị tắc nghẽn và gây tình trạng nhồi máu cơ tim, vỡ mạch máu hoặc đột quỵ,…

Chúng ta cần theo dõi lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu

Chúng ta cần theo dõi lượng hồng cầu, bạch cầu và tiểu cầu trong máu

2.10. Dung tích hồng cầu, tiểu cầu/1 đơn vị thể tích máu

-         Dung tích tiểu cầu/1 đơn vị thể tích máu từ 4 - 11 fL

-         Dung tích hồng cầu/1 đơn vị thể tích máu dao động khoảng 37 - 51%

3. Địa chỉ y tế cung cấp dịch vụ xét nghiệm máu chất lượng

Xét nghiệm máu là dịch vụ cơ bản, hầu hết các đơn vị y tế đều cung cấp. Tuy nhiên chúng ta nên đi xét nghiệm tại những cơ sở y tế uy tín, được đầu tư cơ sở vật chất hiện đại như Hệ thống Y tế MEDLATEC để đảm bảo kết quả chính xác nhất. MEDLATEC hiện sở hữu Trung tâm Xét nghiệm đạt tiêu chuẩn ISO 15189:2012 và được cấp chứng chỉ CAP từ Hội Bệnh học Hoa Kỳ. Xét nghiệm thực hiện tại MEDLATEC luôn đảm bảo độ chính xác cao.

Đặc biệt, MEDLATEC cũng là đơn vị tiên phong triển khai chương trình lấy mẫu xét nghiệm tại nhà với chi phí phải chăng. So với xét nghiệm tại bệnh viện, khách hàng chỉ cần chi trả thêm 10.000VND/lần lấy mẫu. Đổi lại, khách hàng sẽ tiết kiệm được thời gian đi lại cũng như chờ đợi, rất tiện lợi.

Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC nhận được phản hồi tích cực

Dịch vụ xét nghiệm tại nhà của MEDLATEC nhận được phản hồi tích cực

Hy vọng rằng bài viết này đã giúp các bạn nắm được các chỉ số xét nghiệm máu cơ bản. Nếu có nhu cầu đặt lịch xét nghiệm tại MEDLATEC, Quý khách vui lòng liên lạc tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn chi tiết hơn.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ