Tin tức
Tìm hiểu các loại bảng kiểm tra mắt và quy trình đo thị lực
- 10/01/2025 | Những lưu ý khi thay mắt giả
- 11/01/2025 | Mắt: Cấu tạo, vai trò và các bệnh lý thường gặp của cơ quan thị giác
- 13/01/2025 | Thuốc Atropin nhỏ mắt: Những ai nên dùng? Có gây tác dụng phụ không?
- 15/01/2025 | Mắt 2 màu có phải mắc bệnh nguy hiểm không?
- 22/01/2025 | Bệnh Tic mắt có nguy hiểm không và biện pháp để ngăn ngừa căn bệnh này
1. Bảng kiểm tra mắt là gì?
Bảng kiểm tra mắt là công cụ hỗ trợ quá trình kiểm tra, đánh giá chức năng thị lực. Tại mỗi bảng đo thị lực, người ta đã in hệ thống các ký hiệu. Trong đó, kích thước ký hiệu được điều chỉnh giảm dần theo mỗi dòng, nhằm hỗ trợ kiểm tra khả năng nhìn, độ nhanh nhạy của đôi mắt.
Một bảng kiểm tra mắt sử dụng để đo thị lực
2. Phân loại bảng đo thị lực
2.1. Bảng đo dạng chữ E
Bảng đo mắt dạng chữ E gồm nhiều ký tự chữ E, được bố trí xoay chiều theo nhiều hướng. Trong đó, kích thước của mỗi ký tự chữ E sẽ tăng dần từ dưới lên trên. Khi sử dụng bảng đo thị lực này, mọi người cần đứng cách xa bảng 5m.
Bảng đo mắt dạng chữ E gồm nhiều ký tự chữ E
2.2. Bảng đo dạng chữ C
Bảng đo thị lực dạng chữ C, có thể hỗ trợ kiểm tra mắt cho nhiều đối tượng, nhất là trẻ em và người mù chữ. Dạng bảng này thiết kế khá đơn giản, ký hiệu chữ C được bố trí xoay vòng theo nhiều hướng, gồm 11 dòng, kích thước chữ tăng dần từ dưới lên trên. Người cần đo mắt phải đứng cách bảng 5m.
Khi đo thị lực bằng bảng đo dạng chữ C, bạn cần đứng hoặc ngồi cách bảng 5m
2.3. Bảng đo Snellen
Đây là dạng bảng đo cận thị thích hợp sử dụng cho người đã biết chữ. Các chữ cái in hoa trên bảng Snellen vẫn được sắp xếp thành 11 dòng, kích thước chữ tăng dần từ dưới lên trên.
2.4. Bảng đo Parinaud
Bảng kiểm tra mắt Parinaud phù hợp sử dụng cho người lớn hoặc trẻ nhỏ biết chữ. Trên bảng này, người ta đã ghi các câu hỏi ứng với chú thích. So với những bảng đo thị lực khác, bạn có thể ngồi gần bảng hơn khoảng 30cm đến 35cm thay vì cách đúng 5m.
2.5. Bảng đo dạng hình
Thay vì bố trí ký tự chữ, bảng đo thị lực dạng hình lại in hình ảnh dễ nhận biết, phù hợp sử dụng cho trẻ nhỏ hoặc người trưởng thành chưa biết chữ. Tương tự như những bảng đo thị lực khác, kích thước hình ảnh in trên bảng cũng tăng dần từ dưới lên trên. Người đứng trước bảng đo cần quan sát và đọc tên đồ vật.
2.6. Bảng đo dạng thẻ
Bảng đo mắt dạng thẻ thực chất là bảng đo dạng chữ C, chữ E và bảng Snellen nhưng kích thước lại được điều chỉnh phù hợp với việc đo thị lực theo khoảng cách gần hơn. Ngoài ra tại từng dòng đo, người ta đã ghi số thị lực chi tiết. So với phần lớn bảng đo khác, người cần đo thị lực có thể ngồi gần hơn khoảng cách 5m tiêu chuẩn từ 30cm đến 35cm.
3. Quy trình đo thị lực, thử kính mắt
Quy trình kiểm tra mắt hay đo thị lực, thử kính mắt thường diễn ra theo 4 bước cơ bản. Cụ thể là:
Bước 1: Bạn được kiểm tra mắt dưới thiết bị đo khúc xạ tự động.
Bước 2: Dùng đồng thời mặt nạ thị lực cũng như kính thử với số đo khác nhau để tiến hành đọc ký tự, hình ảnh trên bảng kiểm tra.
Bước 3: Tiến hành kiểm tra số độ cụ thể, đồng thời tập cho mắt thích nghi với tròng kính. Trong đó, số độ mới thường được xác định sau khi người dùng đeo thử kính khoảng 20 đến 30 phút, đã điều chỉnh tầm nhìn gần hoặc xa. Như vậy, mắt sẽ thích nghi dần với kính đeo.
Bước 4: Nếu khi thử kính mắt cảm thấy choáng đầu, loạng choạng, mỏi mắt, bạn hãy thông báo với người tiến hành đo khúc xạ để được điều chỉnh kính.
Khi mua kính mắt, bạn cần đo thị lực theo hướng dẫn
4. Khi nào mọi người nên đi kiểm tra mắt?
Đôi khi, thị lực của chúng ta có thể bị suy yếu do tuổi tác hoặc thói quen xấu và bệnh lý nào đó. Để chủ động điều trị, lựa chọn kính cho phù hợp, bạn nên đi khám mắt. Cụ thể, việc kiểm tra mắt nên thực hiện nếu bạn nhận thấy những dấu hiệu sau:
- Mắt nhìn mờ: Trong trường hợp nhìn vật thể hoặc người phía trước bị mờ mà khoảng cách lại không quá xa (khoảng 10 bước chân) hoặc ở khoảng cách gần nhưng vẫn mờ thì rất có thể bạn đang bị viễn thị hoặc cận thị. Nếu tình trạng mắt nhìn mờ không cải thiện dù đã nghỉ ngơi, bạn hãy đi khám để được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn cách xử lý cải thiện thị lực.
- Khó nhìn khi trời tối: Nếu khả năng điều tiết tầm nhìn giảm, mắt mờ đục khi trời tối, khả năng cao bạn đang mắc bệnh lý về mắt như đục thủy tinh thể. Khi đó, bạn không nên tự chữa trị hoặc trì hoãn thăm khám mà hãy đi khám mắt càng sớm càng tốt.
- Hay bị nhạy cảm với ánh sáng: Mắt bị khó chịu, cần thời gian dài điều tiết trong lúc di chuyển từ vùng tối ra vùng sáng là dấu hiệu cho thấy cơ mống mắt đang dần thoái hóa do tuổi tác. Trong một số trường hợp, đây có thể dấu hiệu cảnh báo bệnh lý về mắt khác.
- Mắt bị đau, mỏi: Đây là triệu chứng mà hầu như ai cũng từng gặp phải, đặc biệt là khi phải làm việc với máy tính, điện thoại, đọc sách trong thời gian dài hơn một tiếng. Tuy nhiên, nếu dấu hiệu mắt đau, mỏi diễn ra thường xuyên, dài ngày, bạn tuyệt đối không nên xem thường. Khi đó, bạn nên nhanh chóng đi khám mắt.
- Đau nhức đầu thường xuyên: Trong một số trường hợp, khi giác mạc tập trung vào hình ảnh, hệ thống cơ trong mắt thường phải điều tiết mạnh hơn. Từ đó dẫn đến hiện tượng căng thẳng, gây đau nhức đầu.
- Mắt nhìn đôi: Đây là một trong những dấu hiệu cảnh báo bệnh lý nghiêm trọng về mắt, thường là tại vùng giác mạc. Người bị đục thủy tinh thể cũng hay biểu hiện triệu chứng nhìn đôi. Do vậy nếu nhận thấy triệu chứng này, bạn không nên chủ quan mà hãy đi khám mắt ngay.
- Nhìn lượn sóng: Khi thấy vật xung quanh bỗng nhiên lượn sóng, hình ảnh biến dạng, màu sắc vật thể nhạt hơn bình thường, bạn cẩn thận trọng theo dõi. Vì đây có khả năng là dấu hiệu cảnh báo bệnh lý thoái hóa điểm vàng. Nếu không điều trị sớm, thoái hóa điểm vàng có thể gây mù lòa.
- Đau nhức hố mắt: Bạn nên cẩn trọng theo dõi triệu chứng này. Bởi đây là dấu hiệu khá đặc trưng cảnh báo chứng tăng nhãn áp. Khi đó, lực dồn nén có khả năng ảnh hưởng đến hệ thống dây thần kinh thị giác. Để kịp thời điều trị giảm nhẹ biến chứng, bạn cần đi khám mắt càng sớm càng tốt.
- Nhìn thấy quầng sáng xuất hiện xung quanh vật thể: Thường là triệu chứng của bệnh lý đục thủy tinh thể. Khi di chuyển đến vùng tối, quầng sáng lại càng rõ hơn.
Nếu như thấy mắt nhìn mờ thường xuyên, bạn hãy đi khám mắt
Khi nhận thấy mắt biểu hiện triệu chứng bất thường, bạn tuyệt đối không chủ quan mà hãy đi khám mắt được bác sĩ kiểm tra, hướng dẫn cách thức xử lý cải thiện thị lực. Theo các bác sĩ, người trưởng thành trên 18 tuổi nên duy trì lịch khám 1 lần/năm hoặc khám khi mắt xuất hiện dấu hiệu khiến thị lực suy yếu. Một địa chỉ uy tín bạn có thể lựa chọn khi cần khám mắt là chuyên khoa Mắt thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC.
Hy vọng với những phân tích trong bài viết trên, bạn đã hiểu rõ hơn về từng loại bảng kiểm tra mắt và tầm quan trọng của việc khám mắt kịp thời. Nếu cần đặt lịch khám tại MEDLATEC, Quý khách có thể liên hệ theo số 1900 56 56 56 để được tư vấn, hỗ trợ 24/7.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!