Tin tức

Tìm hiểu đau bụng dưới khi mang thai và 1 số bệnh gây đau bụng dưới

Ngày 28/06/2020
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Nguyễn Thị Ly
Ở phụ nữ thường xảy ra tình trạng đau bụng dưới. Tình trạng đau bụng này xuất phát từ nhiều nguyên nhân vì thế các bạn cần nhận biết và phân biệt rõ ràng khi nào nguy hiểm, khi nào là bình thường. Đau bụng dưới có thể do kinh nguyệt, mang thai, đau ruột thừa,… Bài viết dưới đây sẽ giúp các bạn nhận biết tình trạng đau bụng dưới khi mang thai và 1 số bệnh lý gây đau bụng dưới khác. 

1. Thông tin cần biết về đau bụng dưới khi mang thai

1.1. Dấu hiệu nhận biết

Một số triệu chứng sau đây sẽ giúp các bạn nhận biết được đau bụng dưới khi mang thai:

  • Cơn đau bụng âm ỉ nhẹ xuất hiện vùng bụng dưới. Thêm vào đó, giai đoạn đầu của quá trình thai kỳ mẹ bầu sẽ có cảm giác tưng tức vùng bụng dưới.

  • Khi mẹ bầu bị ốm nghén và nôn mửa sẽ kèm theo cảm giác đau bụng.

Các đợt ốm nghén sẽ gây đau bụng dưới

1.2. Vì sao mẹ bầu bị đau bụng dưới?

Các cơn đau bụng này thường xảy ra do nhiều nguyên nhân như táo bón, quá trình làm tổ của thai nhi, mẹ bầu bị giãn dây chằng,… Mẹ bầu cần lưu ý về tình trạng đau bụng này bởi đó có thể là dấu hiệu cảnh báo về tình huống xấu của mẹ và bé. Những tình huống xấu đó có thể là thai ngoài tử cung, thai bị sảy hoặc báo hiệu sinh sớm.

1.2.1. Thai làm tổ trong buồng tử cung

Ở giai đoạn đầu của thai kỳ, mẹ bầu sẽ cảm nhận tình trạng đau lâm râm vùng bụng dưới. Thời gian này thai bắt đầu hình thành nơi tử cung và làm tổ tại buồng tử cung. Tuy nhiên, mẹ bầu không cần phải đắn đo về vấn đề này bởi chúng sẽ tự động khỏi sau khoảng 2 - 3 ngày.

1.2.2. Mẹ bầu thiếu chất dinh dưỡng

Khi mang thai, mẹ bầu cần đặc biệt xây dựng một chế độ ăn uống khoa học, có đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho cả mẹ và con. Nguồn dinh dưỡng này sẽ đảm bảo cho thai nhi có đầy đủ sức khỏe để phát triển toàn diện cho đến ngày chào đời. Không chỉ thế, mẹ bầu cũng có đủ sức khỏe trước những thay đổi của cơ thể khi mang thai và đủ năng lượng cho đến ngày vượt cạn.

Thiếu chất dinh dưỡng là nguyên nhân dẫn đến tình trạng đau bụng dưới khi mang thai

Nếu khi mang thai mẹ bầu cảm nhận được những cơn đau bụng dưới thì cần xem lại chế độ ăn uống đã đầy đủ hàm lượng dinh dưỡng cần thiết hay chưa. Không chỉ là đau bụng dưới mà có thể đi kèm cả táo bón khiến mẹ bầu thấy khó chịu.

Một vài nghiên cứu đã chỉ ra rằng, khi mang thai tử cung của nữ giới sẽ chịu lực tác động của thai nhi. Áp lực này khiến cho hệ tiêu hóa của mẹ bầu bị ảnh hưởng. Trong giai đoạn thai kỳ, progesterone sẽ tăng cao hơn bình thường dẫn đến việc tiêu hóa gặp khó khăn và xuất hiện chứng đau bụng dưới khi mang thai.

1.2.3. Thai phát triển ngoài tử cung

Đau bụng dưới do thai phát triển ngoài tử cung là tình trạng khá nguy hiểm cần được lưu ý. Nguyên nhân có thể xuất phát từ viêm nhiễm cơ quan sinh dục, vòi tử cung có vấn đề,… Tốt nhất là nếu có kế hoạch mang thai thì phụ nữ cần đi khám sức khỏe xem có đủ điều kiện mang thai hay không và có định hướng điều trị hợp lý.

1.2.4. Thai nhi đạp bụng mẹ

Em bé khi ở trong bụng mẹ thường hoạt động bằng cách đạp bụng mẹ và hoàn toàn là hiện tượng bình thường. Em bé đạp mẹ là biểu hiện tốt chứng tỏ con đang khỏe mạnh, phát triển bình thường. Các ông bố bà mẹ thường rất hứng khởi khi cảm nhận được em bé đang đạp trong bụng mẹ.

Thai càng lớn sẽ càng đạp mạnh hơn khiến thành bụng của mẹ trở nên căng cứng hơn và xuất hiện tình trạng đau bụng dưới. Tình trạng này cũng sẽ nhanh chóng kết thúc thế nên mẹ bầu không phải lo lắng.

1.2.5. Bong nhau thai

Một vài mẹ bầu sẽ gặp tình trạng bong nhau thai gây đau đớn do tử cung căng cứng hơn bình thường. Mẹ bầu không được chủ quan do đây là tình trạng chỉ có sau khi em bé được sinh ra.

Bong nhau thai là tình trạng nguy hiểm không được chủ quan

1.3. Mẹ bầu cần làm gì để giảm tình trạng đau bụng dưới khi mang thai?

 Chắc hẳn tình trạng đau bụng dưới khi mang thai sẽ đem lại cảm giác khó chịu, căng thẳng,… cho các mẹ bầu. Vì vậy hãy ghi nhớ ngay những gợi ý sau đây để hạn chế tình trạng này:

  • Xây dựng và thực hiện đều đặn thực đơn cung cấp đầy đủ dưỡng chất cần thiết đặc biệt là rau và trái cây giúp giảm các cơn đau bụng.

  • Bổ sung khoáng chất có liều lượng thích hợp với sự chỉ định của các bác sĩ.

  • Vận động, rèn luyện thể chất nhẹ nhàng với những bài tập yoga dành riêng cho bà bầu sẽ đem lại hiệu quả nhanh chóng.

Tập yoga giúp làm giảm tình trạng đau bụng khi mang thai  

Tập yoga giúp làm giảm tình trạng đau bụng khi mang thai

  • Massage cơ thể nhẹ nhàng mỗi ngày kết hợp với tắm nước nóng cho cơ thể thư giãn.

  • Mặc quần áo thoải mái tránh bó sát gây chèn ép cơ thể.

  • Uống thật nhiều nước mỗi ngày.

  • Không nên ăn nhiều đồ ăn đóng hộp, chế biến sẵn hoặc chứa nhiều lượng tinh bột. Đây chính là nguyên nhân khiến bạn bị táo bón và đau bụng.

  • Đặt thêm 1 chiếc ghế thấp để kê chân khi ngồi.

  • Hạn chế đứng quá lâu.

  • Ngủ đủ giấc mỗi ngày.

  • Có thể ăn nhiều chuối và nho khô để cung cấp thêm lượng canxi, kali, nước.

2. Một số bệnh lý dẫn đến tình trạng đau bụng dưới cần biết

Như vậy, các mẹ bầu đã nắm được những thông tin cơ bản về tình trạng đau bụng dưới khi mang thai. Trong thực tế, hiện tượng đau bụng dưới còn do 1 số bệnh lý khác gây ra và bạn có thể tham khảo thêm, ví dụ như:

2.1. Ruột bị tác động

Đây là biểu hiện của những người bị rối loạn tiêu hóa mãn tính. Những ai thường mắc táo bón, tiêu chảy và đầy hơi sẽ xuất hiện những cơn đau bụng lâm râm.

2.2. Sỏi thận

Trong giai đoạn đầu của sỏi thận bệnh nhân sẽ cảm nhận các cơn đau bụng vùng hạ sườn với mức độ nhẹ. Khi bệnh tiến triển, sỏi thận sẽ di chuyển đến niệu quản và bệnh nhân sẽ cảm nhận các cơn đau bụng lâm râm nơi dưới rốn. Nếu tình trạng này không có dấu hiệu thuyên giảm và kèm các biểu hiện như tiểu ra máu, tiểu buốt phải đến khám ngay tại các cơ sở y tế.

2.3. Nhiễm trùng đường tiểu

Bệnh nhân nhiễm trùng đường tiểu sẽ có biểu hiện đau lâm râm vùng bụng dưới và buồn tiểu thường xuyên. Khi đi tiểu có kèm biểu hiện nóng ran và đau rát rất khó chịu. Nếu không được chữa trị kịp thời bệnh sẽ gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng.

2.4. U xơ tử cung

U xơ tử cung có 2 dấu hiệu phổ biến nhất chính là rối loạn kinh nguyệt và đau bụng dưới. Đây là biểu hiện của khối u lành có thể xuất hiện nhiều vị trí khác nhau nơi tử cung.

Nếu để lâu khối u sẽ gây ra nhiều phiền toái cho người bệnh và có khả năng chuyển thành khối u ác tính.

2.5. Lạc nội mạc tử cung

Có thể bạn chưa biết có nhiều người rơi vào tình trạng mô nội mạc tử cung phát triển không bình thường mà ở ngoài tử cung. Đây là tình trạng lạc nội mạc tử cung. Chúng sẽ xuất hiện ở những nơi như buồng trứng, ống dẫn trứng, ruột,… Sự phát triển không ổn định của chúng là nguyên nhân gây ra các cơn đau bụng dưới và vô sinh ở phụ nữ.

2.6. Đau do sa tạng

Hiện tượng sa tạng này thường gặp ở những người lớn tuổi gây ra đau bụng dưới vùng chậu. Bàng quang và tử cung là nơi có nguy cơ mắc sa tạng cao nhất trong cơ thể.

Sa tạng là một trong các bệnh lý gây đau bụng

Sa tạng là một trong các bệnh lý gây đau bụng

Sa tạng tuy không phải là vấn đề quá nghiêm trọng nhưng lại khiến bệnh nhân gặp nhiều phiền toái trong cuộc sống. Một vài biểu hiện phổ biến nhất là tăng áp lực lên thành của âm đạo, đầy bụng, sinh hoạt tình dục bị đau,…

2.7. Các bệnh lây lan do quan hệ tình dục

Bệnh lậu và chlamydia là một trong những bệnh lây qua đường tình dục khiến bệnh nhân bị đau buốt vùng bụng dưới. Ngoài ra còn có những biểu hiện như dịch âm đạo tiết không bình thường, đau vùng chậu,….

Có thể thấy rằng đau bụng dưới khi mang thai nói riêng và đau bụng dưới nói chung đều do nhiều nguyên nhân gây nên và tạo ra cảm giác khó chịu. Nếu cảm thấy tình trạng kéo dài bất thường, bạn cần đến khám ngay tại các cơ sở y tế để được điều trị kịp thời.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.