Tin tức
Tìm hiểu nguyên nhân, cách phân biệt và điều trị mụn cóc
- 14/11/2020 | Tìm hiểu từ A đến Z các thông tin liên quan đến mụn
- 03/12/2020 | Bật mí cách trị mụn đầu đen an toàn, hiệu quả ngay tại nhà
- 14/11/2020 | Các cách trị mụn bọc mủ hiệu quả, ít thâm, không sẹo
1. Tìm hiểu mụn cóc là gì?
mụn cóc là một khối u màu trắng có kích thước gần giống với hạt cơm nên thường gọi là mụn cơm. Mụn sần sùi như bông súp lơ nhỏ, có khi phẳng mịn và mọc ở nhiều vị trí khác nhau như: bề mặt da bàn tay, lòng bàn chân, cơ quan sinh dục,… Phần lớn, mụn đều lành tính nên sẽ tự biến mất sau một thời gian. Tuy nhiên trong quá trình mọc, mụn phát triển dày cộm lên làm vướng víu và bất tiện trong sinh hoạt. Không chỉ vậy, mụn còn có xu hướng lây lan sang nhiều vùng da gây đau đớn và mất thẩm mỹ.
Mụn cóc là một khối u màu trắng có kích thước gần giống với hạt cơm nên thường gọi là mụn cơm
Mụn có thể xuất hiện ở mọi lứa tuổi, trong đó đối tượng mắc bệnh chiếm tỷ lệ cao nhất là trẻ em. Đồng thời, những người bị suy giảm miễn dịch hoặc mắc các bệnh như: ung thư máu, HIV/AIDS,… cũng rất dễ bị mọc mụn.
2. Nguyên nhân mụn cóc từ đâu?
Nhiều người cho rằng, bệnh chỉ xảy ra khi bạn tiếp xúc với dịch tiết ra từ da của con cóc. Nhưng nguyên nhân mụn cóc là do Human Papillomavirus (HPV) xâm nhập vào các vết trầy xước bên ngoài da gây ra. Đây là loại virus thường cư trú ở những nơi ẩm ướt như: bao quy đầu, âm hộ, âm đạo,…
Nguyên nhân gây mụn cơm là do Human Papillomavirus (HPV) xâm nhập vào các vết trầy xước bên ngoài da gây ra
Sau một thời gian ủ bệnh, virus sẽ kích thích các tế bào biểu mô tăng sinh. Chỉ đến khi mụn phát triển thành hạt cơm thì người bệnh mới nhìn thấy rõ.
3. Phân biệt mụn cóc như thế nào
Dựa vào hình dạng và vị trí mọc trên bề mặt da mà có thể phân biệt mụn cóc thành các dạng sau đây:
Mụn cơm thông thường:
Mụn cơm thông thường là những khối u nhú hình tròn hoặc hình oval. Mụn có nhiều kích thước khác nhau, có loại chỉ từ 1 - 2 mm, có loại lớn hơn đến vài chục mm. Bề mặt mụn sần sùi có màu xám hoặc đen, là đặc điểm dễ nhận biết nhất. Loại mụn này thường mọc ở bất kỳ vùng da nào trên cơ thể, nhưng chủ yếu tập trung ở ngón tay, ngón chân, bàn tay hay bàn chân,…
Mụn cơm phẳng:
Mụn cơm phẳng là những khối u có màu vàng nâu, kích thước nhỏ, khoảng 1 - 5mm nên phải nhìn và sờ kỹ thì mới phát hiện ra. Mụn có bề mặt trơn nhẵn, so với loại mụn khác, loại mụn này lây lan nhanh hơn. Chúng thường mọc ở các vùng da ở bàn tay, mặt cổ,... Nhiều trường hợp mụn mọc thành hàng dài, chồng chéo lên nhau khiến việc điều trị gặp rất nhiều khó khăn.
Mụn cóc ở chân:
Mụn cóc ở chân là hiện tượng các tế bào biểu mô tăng sinh ngược vào bên trong, từ đó tạo ra các mảng cứng khiến lòng bàn chân dày cộm lên. Nếu chạm phải chúng khi di chuyển, người bệnh sẽ cảm thấy rất đau đớn. Trong nhiều trường hợp, chân chịu áp lực quá mạnh thì mụn sẽ bị vỡ ra.
Mụn cơm ở chân là hiện tượng các tế bào biểu mô tăng sinh ngược vào bên trong
Mụn cóc sinh dục:
Mụn cóc mọc ở cơ quan sinh dục hoặc quanh hậu môn. Đây là triệu chứng giúp nhận biết bệnh sùi mào gà - một căn bệnh lây truyền qua quan hệ tình dục. Đồng thời, bệnh có thể lây nhiễm từ mẹ sang con hoặc qua việc tiếp xúc với dịch tiết của mụn. Loại mụn này thường có hình dạng giống như chùm súp lơ. Chúng gây đau và ngứa ngáy nên khiến người bệnh rất khó chịu.
4. Cách điều trị mụn cóc hiệu quả
Mụn cóc ở trẻ em có thể tự biến mất sau một thời gian mà không để lại dấu vết gì. Tuy nhiên trong trường hợp, nốt mụn có xu hướng lan nhanh đến nhiều vùng da khác trên cơ thể thì bạn nên tìm gặp bác sĩ để có biện pháp xử lý kịp thời. Dựa vào tình trạng bệnh mà bác sĩ sẽ tư vấn cho bạn một trong các cách chữa trị dưới đây:
Phẫu thuật:
Người bệnh được bác sĩ chỉ định thực hiện tiểu phẫu để cắt bỏ những nốt mụn có kích thước lớn khoảng 2cm, mọc ở vị trí bằng phẳng. Sau khi phẫu thuật, vết thương sẽ nhanh lành và ít bị nhiễm trùng, vì đã được may kín.
Để giảm bớt đau đớn cho người bệnh, bác sĩ sẽ sử dụng thuốc gây tê tại chỗ, nên chi phí điều trị thường cao. Nếu tiểu phẫu không cắt bỏ được nhân mụn thì bệnh sẽ tái phát lại.
Sử dụng tia laser:
Khi bị nhiễm HPV nặng, người bệnh có thể sử dụng tia laser để đốt cháy mụn, đồng thời ngăn chặn mụn lây lan sang các vùng da khác. Ưu điểm của phương pháp này là loại bỏ chính xác các nốt mụn, nhưng không làm cho vết thương bị chảy máu. Sau khi điều trị bằng Laser, người bệnh nên sử dụng dung dịch vệ sinh để giảm thiểu nguy cơ tái phát.
Đốt điện:
Đốt điện là phương pháp được bác sĩ chỉ định điều trị trong trường hợp, mụn có kích thước nhỏ dưới 1cm, mọc ở vị trí khó phẫu thuật. Bằng cách sử dụng dòng điện cao áp, đầu đốt sẽ khoét sâu vào bên trong để lấy hết các nhân, rễ mụn. Đây chỉ là một phương pháp điều trị tạm thời, bởi vì nếu không chăm sóc cẩn thận thì vết thương tại vị trí đốt điện sẽ lâu lành và rất dễ bị nhiễm trùng. Nhiều trường hợp mụn to có thể dẫn đến tình trạng chảy máu và khó cầm.
Điều trị tại nhà:
Tỏi, tía tô, vỏ chuối xanh,… là những nguyên liệu dễ kiếm tại nhà. Các nguyên liệu này đều có tác dụng tiêu diệt HPV và ngăn ngừa sự phát triển của chúng. Vì vậy, bạn có thể dùng chúng chà xát trực tiếp lên bề mặt mụn hoặc giã nát rồi đắp lên.
Tỏi nguyên liệu dễ kiếm tại nhà, có tác dụng tiêu diệt HPV và ngăn ngừa sự phát triển của chúng
Để giảm bớt cảm giác khó chịu do mụn cơm ở chân gây ra, bạn có thể dùng miếng đệm lót giày. Đồng thời, bạn nên giữ chân khô ráo, đi giày, dép phù hợp và thường xuyên thay tất để bệnh không tiến triển nặng hơn.
Phần lớn mụn cóc đều lành tính. Nhưng nếu để kéo dài chúng sẽ lan rộng sang các vùng da khác và gây ảnh hưởng đến cuộc sống sinh hoạt. Dựa vào từng loại mụn mà bác sĩ sẽ tư vấn phương pháp chữa trị phù hợp cho bạn. Nếu phát hiện các dấu hiệu nghi ngờ của bệnh, bạn nên nhanh chóng đến cơ sở y tế để được thăm khám. Ngoài ra, tiêm vaccine HPV là cách bạn phòng ngừa mụn cóc và các bệnh liên quan như: ung thư cổ tử cung, sùi mào gà,… hiệu quả nhất.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!