Tin tức

Tìm hiểu nguyên nhân gây ra bệnh nấm mắt và cách phòng tránh

Ngày 20/01/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Bệnh nấm mắt có thể gây ra bởi rất nhiều tác nhân. Khi mắc phải, chúng ta sẽ xuất hiện những triệu chứng khó chịu làm ảnh hưởng đến hoạt động sống hàng ngày. Nghiêm trọng hơn, đó chính là những biến chứng có thể dẫn đến mất thị giác như loét giác mạc hay thậm chí thủng giác mạc.

1. Những điều cần biết về bệnh nấm mắt

Mắt của chúng ta rất dễ bị nhiễm khuẩn bởi những loại vi khuẩn, virus hoặc ký sinh trùng amip. Ngoài ra, một số ít trường hợp mắt nhiễm phải các loại nấm. Ở Việt Nam, số người bị mắc bệnh nấm mắt khá cao. Điều này là do đặc điểm khí hậu nóng, ẩm, tạo điều kiện cho các loại nấm phát triển. Ngoài ra, theo một số kết quả lâm sàng cho thấy, đối tượng thường bị nấm mắt là những người làm nông.

Số người bị nhiễm bệnh nấm mắt ở Việt Nam khá cao

Số người bị nhiễm bệnh nấm mắt ở Việt Nam khá cao

Bệnh về nấm mắt sẽ có 2 dạng chính dưới đây:

  • Viêm giác mạc: Đây là tình trạng viêm nhiễm xảy ra ở phần phía trước mắt, cụ thể là giác mạc.

  • Viêm nội nhãn: Ngược lại với viêm giác mạc, tình trạng viêm nhiễm này thường xuất hiện ở phía bên trong mắt, đó là thuỷ dịch hoặc thuỷ tinh thể.

2. Nguyên nhân gây ra bệnh nấm mắt

Giác mạc được xem như là một tấm chắn có nhiệm vụ bảo vệ mắt tránh khỏi sự xâm nhập của các tác nhân gây hại, trong đó có nấm. Khi gặp phải những chấn thương khiến giác mạc bị rách sẽ tạo điều kiện cho nấm dễ dàng xâm nhập và gây ra những tổn thương nghiêm trọng cho mắt. 

Xung quanh chúng ta luôn tồn tại ít nhất 50 loại nấm mốc. Một trong số các loại nấm có thể khiến cho mắt bị nhiễm trùng, đó là:

Fusarium: 

Đây là một loại nấm sợi tồn tại ở môi trường xung quanh chúng ta, đặc biệt là trên cây hoặc dưới đất. Những tổn thương do nấm này gây ra sẽ nặng hơn so với những loại khác. 

Aspergillus:

Cũng giống như Fusarium, Aspergillus cũng là một loại nấm sợi. Chúng có thể tồn tại ở cả ngoài trời lẫn phía bên trong nhà. 

Các loại nấm sau khi đã xâm nhập được vào mắt sẽ phát sinh ra độc tố

Các loại nấm sau khi đã xâm nhập được vào mắt sẽ phát sinh ra độc tố 

Màng nhầy: 

Đây là một loại nấm men thường xuất hiện ở trên da người hoặc màng bảo vệ nằm phía bên trong cơ thể. Khả năng gây tổn thương cho mắt của loại này thường xảy ra ít hơn so với nấm sợi. Đa phần, nấm men chỉ gây ra nhiễm trùng khi mắt đã hoặc đang gặp phải những tình trạng như khô mắt, Herpes mắt hoặc viêm giác mạc biểu mô trong một thời gian dài,...

Sau khi đã xâm nhập được vào mắt thì cho dù nấm sợi hay nấm men đều có thể phát sinh ra độc tố làm hoạt hoá các men phân giải protein. Điều này sẽ khiến cho màng mắt bị huỷ hoại.

3. Triệu chứng của bệnh nấm mắt

Một số triệu chứng của người bị bệnh nấm mắt, đó là:

  • Bị đau nhói bất thường ở mắt.

  • Chảy nước mắt thường xuyên.

  • Mắt nhạy cảm với ánh sáng.

  • Thị lực suy giảm.

  • Đỏ mắt.

Tuy nhiên, những triệu chứng này rất khó nhận biết được chính xác mắt có bị nhiễm khuẩn do nấm hay không. Người bệnh cần phải đi khám và thực hiện một số xét nghiệm thông qua dịch hoặc mẫu nhỏ của mô mắt. 

4. Cách điều trị và phòng ngừa bệnh nấm ở mắt   

Mắt bị nhiễm trùng do nấm có thể khiến cho giác mạc bị loét hay thậm chí là thủng, dẫn đến mất thị giác. Chính vì vậy, chúng ta cần phải biết được cách điều trị cũng như phòng ngừa bệnh lý này.

4.1. Cách điều trị

Bệnh nấm mắt cần được phát hiện sớm thông qua một số xét nghiệm. Đa phần, phương pháp tiêu chuẩn để biết được liệu mắt có đang bị nhiễm nấm hay không, đó là nuôi cấy mô. Bên cạnh đó, người bệnh còn có thể được chỉ định một trong số các phương pháp như PCR, ELISA, soi tươi hoặc soi trực tiếp,… 

Sau khi có kết quả xét nghiệm, bác sĩ sẽ xác định được mức độ nghiêm trọng của bệnh, loại nấm đang nhiễm hay những bộ phận nào ở mắt đang bị ảnh hưởng,… Từ đó, có thể sử dụng các loại thuốc đặc trị phù hợp. Cụ thể là:

  • Natamycin: Đây là một loại thuốc ở dạng nhỏ mắt được chỉ định nhằm điều trị các trường hợp nhiễm nấm Aspergillus và Fusarium ở phía bên ngoài mắt. 

  • Amphotericin B, Voriconazole hoặc Fluconazol: Các loại thuốc này thường được sử dụng thông qua đường uống, tiêm trực tiếp hoặc thông qua các tĩnh mạch. Đối tượng được chỉ định là những tình trạng nhiễm phải nấm mắt sâu và nghiêm trọng hơn. 

Dựa theo kết quả khám và xét nghiệm mắt để có phương pháp điều trị phù hợp

Dựa theo kết quả khám và xét nghiệm mắt để có phương pháp điều trị phù hợp

Ngoài ra, người bệnh cần phải tiến hành phẫu thuật khi đã sử dụng các loại thuốc điều trị nấm mắt ở trên mà không có hiệu quả, bao gồm cả việc cấy ghép giác mạc hoặc thuỷ tinh thể. Thậm chí, một số trường hợp nặng còn phải thực hiện khoét bỏ mắt.

4.2. Cách phòng ngừa

Để phòng ngừa bệnh nấm mắt, chúng ta cần lưu ý những điều dưới đây:

  • Cẩn thận hơn trong những sinh hoạt và lao động hằng ngày nhằm tránh gây ra những tổn thương cho mắt. 

  • Tác nhân chính gây ra bệnh lý này là nấm mốc từ thảo mộc. Chính vì vậy, nếu như mắt bị đau khi không may va quệt với các loại cây cỏ, chúng ta không nên chủ quan. Việc phải làm lúc này là rửa tay và mắt thật sạch. Nếu như cảm giác đau không hết, cần đi khám mắt ngay.

  • Nên thường xuyên giặt khăn mặt và phơi ngoài nắng. Đây là cách tốt nhất để hạn chế tối đa việc tạo môi trường cho nấm sinh sôi và phát triển. Bên cạnh đó, chúng ta cũng cũng nên tránh việc phơi khăn hay áo quần trên sào tre hoặc dây mây. 

Giặt sạch và phơi khăn mặt ngoài nắng là một cách phòng ngừa bệnh nấm mắt hiệu quả

Giặt sạch và phơi khăn mặt ngoài nắng là một cách phòng ngừa bệnh nấm mắt hiệu quả

  • Đeo kính để bảo vệ mắt khi lao động hoặc đi ra ngoài đường.

  • Không dùng tay day, dụi mắt nếu như bị bụi, cát hay hạt sạn,… bay vào mắt. Lúc này, chúng ta có thể rửa sạch mắt bằng nước sạch để loại bỏ bụi ra ngoài. Nếu như vẫn không khỏi, cần phải đến ngay các cơ sở chuyên khoa mắt để khám và có biện pháp can thiệp kịp thời. Điều này sẽ làm giảm nguy cơ khiến giác mạc bị rách, tạo điều kiện cho nấm xâm nhập. 

  • Đối với những người sử dụng kính áp tròng, cần phải đảm bảo việc vệ sinh và chăm sóc mắt đúng quy trình. 

  • Không tự ý sử dụng thuốc cho mắt khi xuất hiện những triệu chứng khó chịu như đau, rát, ngứa và đỏ mắt. 

Bài viết trên đây đã cung cấp những kiến thức hữu ích về bệnh nấm mắt. Đây là một bệnh lý về nhãn khoa mà chúng ta cần phải lưu ý và không được chủ quan. Nếu như cần hỗ trợ thêm về các thông tin y tế khác, hãy liên hệ ngay với Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC theo số Hotline 1900 56 56 56. 

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.