Tin tức
Tìm hiểu những phương pháp kiểm tra thính giác ở trẻ hiệu quả nhất hiện nay
- 25/05/2021 | Hối hận vì bỏ qua dấu hiệu cảnh báo, bệnh nhân lấy lại thính giác nhờ phương pháp hữu hiệu này
- 16/12/2021 | Ý nghĩa của việc sàng lọc sơ sinh cho bé
- 23/11/2020 | Tìm hiểu thông tin đầy đủ xét nghiệm sàng lọc sơ sinh
- 14/11/2020 | Tìm hiểu các phương pháp sàng lọc sơ sinh
- 29/07/2020 | Xét nghiệm sàng lọc sơ sinh tại nhà MEDLATEC với độ chính xác cao
1. Những yếu tố làm tăng nguy cơ mất thính lực ở trẻ
- Do mẹ bị mắc bệnh khi mang thai: Các trường hợp thai phụ bị mắc phải một số bệnh lý như nhiễm rubella, bị giang mai, nhiễm toxoplasmosis,… và một số vấn đề sức khỏe sẽ khiến cho đứa trẻ khi sinh ra có nguy cơ mất thính lực cao hơn so với những đối tượng trẻ khác.
Nhiều yếu tố ảnh hưởng đến thính lực ở trẻ
- Trẻ được sinh ra trong gia đình có người mắc bệnh về ngôn ngữ, về khả năng nghe nói hoặc bị chậm phát triển thì nguy cơ mắc một số vấn đề về thính lực của trẻ cũng cao hơn.
- Mẹ sử dụng một số loại thuốc trong thời gian mang bầu chẳng hạn như kháng sinh liều cao, hóa trị phòng chống ung thư, làm việc trong môi trường hóa chất độc hại,…
- Trẻ sinh non hoặc nhẹ cân và gặp phải một số vấn đề về hô hấp, nhất là tình trạng suy hô hấp và buộc phải sử dụng thông khí hỗ trợ kéo dài có thể gây ảnh hưởng đến thính lực của trẻ.
- Chỉ số Apgar sau sinh thấp.
- Một số nguy cơ bất thường khác:
+ Bilirubin trong máu cao và buộc phải thay máu.
+ Trẻ mắc một số bệnh như viêm màng não mủ, viêm não, hay một số bệnh nhiễm trùng khác như quai bị, sởi,…
+ Trẻ bị chấn thương ở vùng thái dương.
+ Cấu trúc sọ não, vành tai, ống tai bất thường, đường chân tóc của trẻ thấp.
+ Mắc hội chứng Waardenburg hoặc Usher ảnh hưởng đến thính giác ở trẻ.
+ Trẻ mắc một số bệnh về thoái hóa thần kinh.
2. Vai trò của việc kiểm tra thính giác ở trẻ
Trên thực tế, nhiều trường hợp trẻ không có những yếu tố nguy cơ trên nhưng vẫn bị mất thính lực. Phần lớn những bậc phụ huynh có con gặp phải vấn đề về thính giác đều đã mất rất nhiều thời gian để chờ đợi, hoài nghi về khả năng nghe của con em mình. Chính vì thế, cách tốt nhất và nhanh nhất để nhận biết tình trạng sức khỏe của trẻ đó là kiểm tra thính giác ở trẻ.
Sàng lọc thính lực ở trẻ sơ sinh
-
Nên đo thính lực của trẻ khi nào?
Khi trẻ sơ sinh vài tháng tuổi đã có thể phản ứng với tiếng động xung quanh, chẳng hạn như tiếng cười đùa, tiếng thì thầm. Khi lớn hơn, trẻ bắt đầu có phản xạ về phía phát ra tiếng động, bắt đầu tập nói bi bô. Đến độ tuổi tập đi, trẻ sẽ phân biệt và nhận tên được các đồ vật quen thuộc, lắc lư theo nhạc. Từ 18 tháng tuổi trẻ sẽ bắt đầu có vốn từ vựng để nói được một câu có 2 từ trở lên. Lúc này bé có thể hiểu và làm theo một số yêu cầu của người lớn.
Trẻ vài tháng tuổi đã có phản ứng với âm thanh, tiếng động xung quanh
Nếu trẻ không phát triển theo những giai đoạn nói trên hoặc có những biểu hiện bất thường dưới đây, mẹ nên đưa con đi kiểm tra thính lực càng sớm càng tốt:
+ Trẻ không có phản ứng với những tiếng động lớn và bất ngờ.
+ Không quay về phía có âm thanh phát ra.
+ Không có biểu hiện bập bẹ, cố gắng bắt chước âm thanh.
+ Bé đã đạt 12 tháng tuổi nhưng không hiểu những cụm từ đơn giản nhất.
+ Không phản ứng khi mọi người gọi tên của mình và đồng thời không xác định được âm thanh phát ra từ đâu.
+ Trẻ chậm nói, nói không rõ.
+ Không nghe tivi.
+ Đối với những trẻ lớn hơn, biểu hiện về thính lực kém ở trẻ có thể kể đến như: Nói chuyện quá lớn, xem tivi và nghe nhạc với âm lượng cao, không nghe rõ lời giảng của giáo viên, hay làm sai chỉ dẫn của thầy cô, cha mẹ, không bị giật mình với những âm thanh lớn,…
3. Các phương pháp kiểm tra thính giác ở trẻ
Dưới đây là một số phương pháp kiểm tra thính giác ở trẻ:
- Đo âm ốc tai: Trước tiên, các bác sĩ sẽ gắn một miếng gắn lỗ tai nhỏ và có đầu mềm ở phần bên ngoài tai. Sau đó âm thanh sẽ được truyền vào tai. Nếu tai nhận được âm thanh, ốc tai sẽ tạo ra phản ứng âm ốc tai và có thể đo lường được. Từ đó có thể xác định được thính lực của trẻ.
Nên đưa trẻ đi khám để được kiểm tra thính lực
- Đo thính lực đơn âm: Những loại âm thanh ở mức âm lượng khác nhau sẽ được truyền vào tai nghe mà trẻ đang sử dụng. Nếu đáp ứng được với âm thanh, trẻ sẽ giơ tay và bấm nút.
- Đo thính lực lời: Có thể kết hợp phương pháp này với đo thính lực đơn âm để có những chẩn đoán chính xác hơn về thính giác của người bệnh. Trẻ sẽ có nhiệm vụ lặp lại các từ hoặc chỉ tay vào những bức hình đã được chuẩn bị sẵn.
- Đo nhĩ lượng: Phương pháp này để đánh giá sự chuyển động của màng nhĩ, đồng thời có thể phát hiện được dịch trong tai giữa. Bên cạnh đó, đo nhĩ lưỡng cũng có thể phát hiện được những bất thường khác xảy ra ở tai giữa.
Khi có được kết quả, các bác sĩ sẽ đánh giá được khả năng nghe của trẻ và những vấn đề về thính lực mà trẻ đang gặp phải. Tình trạng của trẻ đã phải sử dụng đến những thiết bị trợ thính hay chưa, hoặc nếu sử dụng máy trợ thính thì trẻ có thể học nói và phát triển ngôn ngữ một cách bình thường hay không, trẻ có cần cấy điện cực ốc tai hay không,….
Tình trạng mất thính giác của trẻ có thể là tạm thời hoặc vĩnh viễn. Tuy nhiên, phần lớn đều chỉ là trường hợp tạm thời và có thể điều trị được. Các chuyên viên thính học sẽ huấn luyện và điều trị cho trẻ, giúp trẻ cải thiện thính lực.
Trên đây là một số thông tin về vấn đề thính giác và vai trò cũng như phương pháp kiểm tra thính giác ở trẻ. Nếu có thắc mắc hoặc có nhu cầu thăm khám sức khỏe cho trẻ, các bậc phụ huynh có thể gọi đến tổng đài 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để được tư vấn chi tiết.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!