Tin tức

Tìm hiểu về chỉ số nhịp tim và huyết áp

Ngày 04/11/2022
Tham vấn y khoa: BSCKI. Vũ Thanh Tuấn
Nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số quan trọng để đo lường sức khỏe tim mạch nói riêng cũng như sức khỏe tổng quát của cơ thể nói chung. Vì vậy, việc kiểm tra và theo dõi hai chỉ số này là rất cần thiết, bài viết sau tìm hiểu về “chỉ số nhịp tim và huyết áp an toàn? Mức cảnh báo nguy hiểm là bao nhiêu?”.

1. Nhịp tim và huyết áp có phải là hai chỉ số giống nhau?

Để đánh giá sức khỏe tim mạch, việc thực hiện kiểm tra chỉ số nhịp tim và huyết áp là rất quan trọng, dưới đây là sự phân biệt về điểm khác nhau của hai giá trị này.

Nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số khác nhau

Nhịp tim và huyết áp là hai chỉ số khác nhau 

Nhịp tim được đo bằng số nhịp tim đập trong mỗi phút. Với mỗi nhịp đập, tim đẩy máu đã được oxy hóa đến các động mạch của cơ thể, qua động mạch chủ và đẩy máu đã được khử oxy đến phổi, qua động mạch phổi. Nhịp tim có thể thay đổi tùy vào cảm xúc, sự vận động mạnh,… điều này hoàn toàn không ảnh hưởng đến sức khỏe.

Động mạch đưa máu từ tim đến các cơ quan, trong suốt hành trình đi qua tim, máu tạo áp lực lên các thành động mạch và huyết áp, chính là chỉ số giúp đo áp lực do máu tác động lên thành động mạch.

Huyết áp được tạo thành từ hai thành phần: huyết áp tâm thu, được ghi lại khi huyết áp ở mức tối đa trong quá trình co bóp tâm thất trái, và huyết áp tâm trương, được đo khi huyết áp ở mức tối thiểu khi tim nghỉ giữa các nhịp đập. Do đó, huyết áp là tỷ số của hai phép đo này (tỷ số giữa huyết áp tâm thu và huyết áp tâm trương). Huyết áp cao bất thường được gọi là tăng huyết áp hoặc huyết áp cao. 

Tăng huyết áp có liên quan đến rất nhiều bệnh lý (xơ vữa động mạch, suy tim, đột quỵ, nhồi máu cơ tim, tổn thương thận,...). Nếu không được điều trị, tăng huyết áp có thể gây tổn thương nghiêm trọng đến tim và mạch máu. Những bệnh nhân bị tăng huyết áp có thể kiểm soát bệnh của mình thông qua các phương pháp điều trị cụ thể và cải thiện chế độ ăn uống, lối sống.

2. Chỉ số nhịp tim và huyết áp được xác định như thế nào

Chỉ số nhịp tim và huyết áp được đo bởi hai cách khác nhau. Nhịp tim được xác định bởi hai cách sau:

  • Cách 1: dùng hai ngón tay (ngón trỏ và ngón giữa) đặt ở vị trí cổ tay còn lại, mặt lòng bàn tay, gần với phía ngón cái để cảm nhận và đếm số lần mạch đập, đây cũng là số nhịp tim của cơ thể. Lưu ý bạn có thể đếm nhịp đập trong vòng 60 giây hoặc đếm trong vòng 10 giây rồi nhân với 6 để xác định được nhịp tim của mình.

  • Cách 2: Ngoài việc đặt ngón tay ở vị trí cổ tay như cách 1, chúng ta có thể kiểm tra nhịp đập ở vị trí cổ, cạnh khí quản. Kết quả của cả hai cách đều giống nhau. 

Có hai cách để đo nhịp tim, ở vị trí cổ và cổ tay với kết quả như nhau

Có hai cách để đo nhịp tim, ở vị trí cổ và cổ tay với kết quả như nhau

Nhịp tim được đo rất đơn giản và dễ dàng thực hiện, vì vậy hãy tự kiểm tra nhịp đập mỗi ngày để đảm bảo rằng sức khỏe đang trong tình trạng tốt. Đặc biệt đối với các bệnh nhân đã hoặc đang mắc bệnh về tim mạch như rối loạn tim mạch, cần thường xuyên kiểm tra nhịp đập.

Nhịp tim bình thường ở mức từ 60 – 100 nhịp/phút, khi vận động hoặc cảm xúc thay đổi, nhịp tim có thể tăng, tuy nhiên đây không phải là tình trạng xấu, dấu hiệu cảnh báo nguy hiểm khi nhịp tim đập nhanh kèm tức ngực, đuối sức hay khó thở.

3. Những lưu ý về cách đo và xác định chỉ số huyết áp đúng

Đối với huyết áp, để biết được chỉ số huyết áp của mình là bao nhiêu, cần sử dụng máy đo huyết áp. Lưu ý cách sử dụng và xác định huyết áp như sau:

Huyết áp khi đo ở tay trái và tay phải có sự khác nhau, vì vậy để có được kết quả chính xác, cần đo nhiều lần ở cả hai tay. 

  • Trường hợp 1, trong lần đo đầu tiên, huyết áp tay trái cao hơn hoặc bằng tay phải, các lần đo sau, đo ở tay trái. Và ngược lại, huyết áp tay trái thấp hơn tay phải, các lần đo sau thì đo ở tay phải. Sau đó đo thêm vài lần, kết quả sẽ ổn định và xác định được chỉ số huyết áp chính xác.

  • Nếu các thao tác đo đều đảm bảo đúng nhưng huyết áp hai tay bị chênh lệch lớn, đây là một dấu hiệu sức khỏe cảnh báo.

Tư thế đo huyết áp:  ngồi thoải mái, tâm lý thư giãn, không đo huyết áp khi đói và vừa mới thực hiện các hoạt động thể chất (chạy nhanh, chơi thể thao, làm việc nặng,…).

Cần nắm rõ cách đo, vị trí và tư thế đo để có kết quả chính xác

Cần nắm rõ cách đo, vị trí và tư thế đo để có kết quả chính xác

Có 2 vị trí đo huyết áp, bao gồm bắp tay và cổ tay. Nếu đo ở bắp tay, đặt điểm cảm ứng của máy đo nằm phía trên cách nếp khuỷu tay 2 cm, còn đo ở cổ tay thì cánh tay gập 45 độ. Sau đó, mang bao quấn tay, ấn nút điều khiển, tư thế giữ nguyên, máy sẽ đưa ra kết quả về chỉ số huyết áp. 

Huyết áp bình thường dao động như sau: huyết áp tâm thu nhỏ hơn 120 mmHg và huyết áp tâm trương nhỏ hơn 80 mmHg. Huyết áp cao khi huyết áp tâm thu lớn hơn 140 mmHg và huyết áp tâm trương lớn hơn 90 mmHg. Đối với huyết áp thấp, huyết áp tâm thu nhỏ hơn 90 mmHg.

4. Các biện pháp nhằm kiểm soát huyết áp 

Huyết áp cao có thể do nhiều nguyên nhân gây ra, trong đó, một số yếu tố nguy cơ nằm ngoài tầm kiểm soát của bạn, bao gồm tuổi tác và giới tính. Các yếu tố khác, chẳng hạn như chế độ ăn uống, hoạt động thể chất và hút thuốc có thể thay đổi nhằm cải thiện nguy cơ cao huyết áp. Từ 65 tuổi, phụ nữ dễ bị cao huyết áp hơn nam giới. Bởi vì, các tác nhân như biện pháp tránh thai, mang thai và mãn kinh có thể làm tăng nguy cơ phát triển bệnh cao huyết áp. Dưới đây là một vài lời khuyên giúp kiểm soát huyết áp:

  • Kiểm tra huyết áp thường xuyên.

  • Nếu bác sĩ đã kê đơn thuốc, hãy uống theo chỉ dẫn. 

  • Ăn thực phẩm giàu kali, chẳng hạn như rau và trái cây tươi, các sản phẩm từ sữa ít béo, đậu và đậu lăng.

Chế độ ăn uống khoa học, giàu kali và lối sống lành mạnh giúp cải thiện bệnh huyết áp

Chế độ ăn uống khoa học, giàu kali và lối sống lành mạnh giúp cải thiện bệnh huyết áp

  • Chế độ ăn uống lành mạnh, cân bằng, ít muối và chất béo bão hòa. 

  • Hoạt động thể chất ít nhất 150 phút mỗi tuần.

  • Duy trì cân nặng hợp lý. Nếu bạn bị thừa cân, khi bạn giảm từ 5% đến 10% trọng lượng cơ thể, giúp giảm huyết áp, nguy cơ đột quỵ và đau tim.

  • Không hút thuốc cũng như tránh khói thuốc thụ động.

  • Hạn chế uống rượu. 

  • Quản lý căng thẳng, vì đây là một trong những nguyên nhân gây bệnh về huyết áp.

Trên đây là những giải đáp về “Chỉ số nhịp tim và huyết áp an toàn? Mức cảnh báo nguy hiểm là bao nhiêu?”, ngoài ra, bạn có thể tham khảo và tự áp dụng cách đo nêu trên ngay tại tại nhà. Nếu bạn nhận thấy những bất thường về 2 chỉ số này, hoặc thắc mắc về tình trạng sức khỏe tim mạch của mình, hãy đến trực tiếp Chuyên khoa Tim mạch của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để nhận được sự thăm khám và hướng điều trị hiệu quả.

Ngoài ra, bạn có thể liên hệ đến tổng đài sau: 1900 56 56 56 để được tư vấn và đặt lịch khám nhanh nhất.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.