Tin tức
Tìm hiểu về hẹp bao quy đầu ở trẻ và cách điều trị
- 31/10/2020 | Tìm hiểu về quy trình cắt bao quy đầu an toàn hiện nay
- 14/11/2020 | Có nên cắt bao quy đầu và những lưu ý vô cùng quan trọng!
- 11/04/2021 | Mức độ nghiêm trọng của viêm loét bao quy đầu ít ai biết đến
1. Tìm hiểu về hẹp bao quy đầu ở trẻ
Hẹp bao quy đầu là tình trạng lớp da vòng quanh bao quy đầu bị hẹp, không thể tự tuột xuống để lộ đầu dương vật. Để có thể kéo tuột ra khỏi đầu dương vật thì chỉ có cách dùng tay.
Hiện tượng này khá phổ biến ở những bé trai ngay khi mới chào đời, tuy nhiên tình trạng này có thể cải thiện theo độ tuổi. Khi trẻ lớn, theo thời gian dương vật cũng to ra và lớp bao quy đầu sẽ tự nhiên tuột xuống để lộ đầu dương vật.
Đối với những trẻ bình thường, theo thời gian bao dương vật phát triển và bao quy đầu cũng tự lột. Nhưng nếu sau 5 tuổi mà cha mẹ kiểm tra vẫn thấy bao quy đầu không thể tự tuột thì lúc này nên đưa con đi kiểm tra, thăm khám.
Hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ khá phổ biến ở những bé trai khi mới chào đời
Nguyên nhân gây hẹp bao quy đầu ở trẻ
Nguyên nhân của hiện tượng hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể do sinh lý hoặc bệnh lý. Nếu do sinh lý thì đây là hiện tượng bình thường, vì vậy chỉ cần trẻ lớn lên là bao da sẽ tự tuột xuống. Nhưng đối với những trường hợp bệnh lý sẽ không thể tự khỏi và cần có phương pháp điều trị.
Những dấu hiệu trẻ bị hẹp bao quy đầu
Khi bị hẹp bao quy đầu, trẻ sẽ không cảm thấy đau, vì vậy cha mẹ phải chú ý mới có thể phát hiện được. Ngoài ra hẹp bao quy đầu ở trẻ sẽ có những dấu hiệu sau để cha mẹ có thể nhận biết như: trẻ thấy đau, đi tiểu khó khăn, phải rặn mới được, tia nước nhỏ; khi đi tiểu bao quy đầu sẽ sưng phồng lên; có dịch và bị chảy mủ bất thường.
2. Trẻ bị hẹp bao quy đầu sẽ bị ảnh hưởng như thế nào?
Hẹp bao quy đầu ở trẻ có nguy hiểm không, có gây ra hậu quả và ảnh hưởng gì đến trẻ không là những thắc mắc được nhiều cha mẹ quan tâm. Dưới đây là những ảnh hưởng mà trẻ có thể gặp phải nếu bị hẹp bao quy đầu.
Hẹp bao quy đầu ở trẻ gây viêm nhiễm niệu đạo
Viêm nhiễm niệu đạo là ảnh hưởng mà hẹp bao quy đầu ở trẻ có thể gây ra. Vi khuẩn sẽ có cơ hội phát triển khi bao quy đầu hẹp do khó vệ sinh. Lúc này vi khuẩn tích tụ, sinh sôi nảy nở, gia tăng số lượng và lây lan, xâm lấn niệu đạo, từ đó gây viêm nhiễm.
Hẹp bao quy đầu có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm niệu đạo ở trẻ
Gây ra tình trạng nghẹt quy đầu
Khi bị hẹp, bao quy đầu không thể tự lột và phải dùng tay. Tuy nhiên sau khi tuột, bao da quy đầu có thể không kéo phủ trở lại được. Kể cả khi dương vật cương cứng, bao da vẫn căng và phủ quanh dương vật, từ đó khiến máu khó lưu thông, gây nghẹt. Tình trạng này kéo dài sẽ khiến quy đầu bị sưng tấy, phù nề, thậm chí nghiêm trọng hơn là hoại tử quy đầu, rất nguy hiểm.
Gây ra tình trạng viêm quy đầu
Khi bao quy đầu bị hẹp, việc vệ sinh sẽ không thể sạch sẽ so với bình thường. Cặn bã khi đi tiểu tích tụ lại, tạo cơ hội tốt để vi khuẩn phát triển và khiến đầu dương vật sưng đỏ, mọng nước.
3. Cách điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ
Dù là tình trạng phổ biến ở trẻ nhưng nếu sau 5 tuổi cha mẹ vẫn thấy bao quy đầu của con không tự lột thì hãy suy nghĩ đến cách điều trị. Để biết cách điều trị phù hợp thì cha mẹ nên tìm hiểu hẹp bao quy đầu của con mình là do sinh lý hay bệnh lý. Dưới đây là một số cách điều trị hẹp bao quy đầu cho trẻ mà cha mẹ có thể tham khảo và áp dụng.
Kéo da quy đầu ngay tại nhà
Nếu trẻ bị hẹp bao quy đầu do sinh lý thì cha mẹ có thể chữa trị cho con ngay tại nhà. Với bài tập kéo căng da quy đầu, cha mẹ có thể chữa được tình trạng hẹp bao quy đầu cho con. Tuy nhiên phương pháp điều trị này đòi hỏi sự kiên trì của cả cha mẹ và sự phối hợp của con.
Cha mẹ có thể thực hiện bài tập kéo căng da quy đầu đều đặn từ 2 - 3 lần mỗi ngày. Lưu ý khi thực hiện nên dùng dầu dưỡng dành cho trẻ làm chất bôi trơn để tránh đau rát.
Cha mẹ có thể thực hiện kéo bao da quy đầu cho con ngay tại nhà
Sử dụng thuốc bôi
Thực chất đây vẫn là thực hiện kéo căng phần da của bao quy đầu nhưng sử dụng thêm thuốc để tăng hiệu quả. Thuốc sử dụng có chứa thành phần steroid giúp da được kích thích mỏng và căng hơn, giúp dễ kéo hơn.Vì vậy khi không dùng thuốc da vẫn sẽ dày trở lại nên cha mẹ hoàn toàn có thể yên tâm.
Theo dõi nếu thấy sau 3 tháng mà tình trạng hẹp bao quy đầu ở trẻ vẫn không cải thiện thì hãy đưa con đến các cơ sở y tế.
Nong bao quy đầu
Đây là hình thức tiểu phẫu giúp điều trị hẹp bao quy đầu ở trẻ nhỏ. Tiểu phẫu này rất đơn giản, thời gian thực hiện nhanh và ít gây đau đơn cho trẻ. Sau khi nong bao quy đầu, bác sĩ sẽ kê thuốc uống và bôi cho trẻ, vì vậy phụ huynh không cần phải quá lo lắng.
Cắt bao quy đầu
Nếu những cách điều trị trên không hiệu quả thì đây là phương pháp cuối cùng. Tuy nhiên biện pháp này khuyến khích áp dụng ở trẻ đã lớn và thanh thiếu niên.
Thực hiện phẫu thuật sẽ giúp mở rộng bao quy đầu. Biện pháp điều trị này không chỉ giúp chữa trị hẹp bao quy đầu mà còn giúp vệ sinh dễ hơn, hạn chế viêm nhiễm.
Đây cũng là phương pháp không quá phức tạp, nhưng cha mẹ vẫn nên chọn bệnh viện uy tín để thực hiện cho con.
Thực hiện phẫu thuật cắt bao quy đầu tuy không quá phức tạp nhưng cha mẹ nên chọn địa chỉ uy tín
Với những thông tin trên đây, hy vọng cha mẹ đã có thêm kiến thức hữu ích về hẹp bao quy đầu ở trẻ. Nếu muốn được tư vấn rõ hơn hoặc có nhu cầu thực hiện điều trị hẹp bao quy đầu, hãy nhấc máy cho MEDLATEC theo số 1900 56 56 56 để chúng tôi hỗ trợ.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!