Tin tức

Tìm hiểu về nguyên nhân và hướng xử trí trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ?

Ngày 28/04/2025
Tham vấn y khoa: ThS.BS Trần Thị Kim Ngọc
Trẻ sơ sinh dụi mắt khi ngủ thường là dấu hiệu cho thấy con đang cảm thấy mệt và muốn được nghỉ ngơi. Tuy nhiên, nếu bé liên tục có hành động này, đây có thể là một thói quen không tốt, tiềm ẩn nguy cơ gây tổn thương cho đôi mắt non nớt của bé. Vậy vì sao bé lại hay dụi mắt và làm thế nào để có thể hạn chế tình trạng này một cách an toàn, hiệu quả? Hãy cùng tìm hiểu nhé!

1. Nguyên nhân khiến trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ

Tình trạng trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ có thể do nhiều nguyên nhân khác nhau. Dưới đây là một số nguyên nhân và dấu hiệu mà mẹ có thể nhận biết:

  • Mệt mỏi và buồn ngủ: Đây là nguyên nhân phổ biến nhất. Khi bé cảm thấy buồn ngủ, dụi mắt là một phản xạ tự nhiên giúp giảm bớt căng thẳng ở các vùng cơ quanh mắt và mí mắt hoặc đơn giản chỉ là một dấu hiệu cho thấy bé đang rất buồn ngủ và cần được nghỉ ngơi;

Tình trạng khô mắt có thể khiến trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ

Tình trạng khô mắt có thể khiến trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ

  • Ngứa mắt: Bụi bẩn, lông thú cưng hoặc các tác nhân gây dị ứng khác có thể rơi vào mắt bé, gây ngứa và kích ứng. Dụi mắt là phản ứng tự nhiên để loại bỏ dị vật và giảm cảm giác ngứa ngáy;
  • Khó chịu hoặc đau: Nếu bé cảm thấy khó chịu ở đâu đó trên cơ thể, ví dụ như trẻ bị viêm kết mạc, mọc răng, đau bụng, hoặc cảm thấy quá nóng hoặc quá lạnh, bé có thể dụi mắt như một cách để giải tỏa sự khó chịu hoặc thể hiện sự bứt rứt;
  • Phản xạ tự nhiên: Đôi khi, dụi mắt chỉ đơn giản là một phản xạ tự nhiên của cơ thể bé mà không có nguyên nhân cụ thể nào.

2. Trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ có sao không?

Nhiều bậc cha mẹ thường cho rằng việc trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ đơn thuần chỉ là một phản xạ tự nhiên nhằm xoa dịu cảm giác khó chịu và không gây hại gì. Tuy nhiên, trên thực tế, thói quen này nếu diễn ra thường xuyên hoặc không kiểm soát, có thể tiềm ẩn nhiều hệ lụy nghiêm trọng đối với thị lực và sức khỏe của trẻ. Một số nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra như sau:

  • Trầy xước giác mạc: Nếu có bụi bẩn hoặc vật thể cứng nhỏ rơi vào mắt, việc dụi mạnh có thể khiến dị vật cọ xát vào bề mặt giác mạc, gây trầy xước, tổn thương và thậm chí dẫn đến viêm nhiễm;
  • Tổn thương mắt: Trong trường hợp mắt trẻ tiếp xúc với côn trùng nhỏ hoặc hóa chất gây kích ứng, hành động dụi mắt có thể khiến côn trùng bị nghiền nát, hoặc làm dung dịch lan rộng, từ đó gây viêm, bỏng hoặc nhiễm trùng nặng.

Trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ có thể gây tổn thương mắt

Trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ có thể gây tổn thương mắt 

  • Tăng nhãn áp: Việc liên tục chà xát vào mắt có thể làm gián đoạn tuần hoàn máu tại khu vực này, dẫn đến hiện tượng tăng áp lực nội nhãn. Nếu kéo dài, tình trạng này có thể làm tổn thương dây thần kinh thị giác, ảnh hưởng đến chức năng nhìn, thậm chí gây mất thị lực vĩnh viễn.

Như vậy, thông thường việc trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi buồn ngủ là điều hoàn toàn bình thường và không có gì đáng lo ngại trong hầu hết các trường hợp. Đây là một phản xạ tự nhiên của trẻ nhỏ khi cảm thấy mệt mỏi, buồn ngủ, hoặc đôi khi là khi mắt bị khô hoặc có chút khó chịu. Tuy nhiên, các bậc phụ huynh hãy theo dõi chặt chẽ về thời điểm, tần suất tình trạng này diễn ra để có hướng xử trí kịp thời. 

3. Bố mẹ cần làm gì khi trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ? 

Để ngăn ngừa tình trạng trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ, phụ huynh có thể tham khảo các phương pháp sau đây:

  • Đảm bảo vệ sinh tay cho bé: Giữ tay bé sạch sẽ bằng cách rửa tay thường xuyên hoặc đeo bao tay mềm cho bé khi ngủ để tránh bé đưa vi khuẩn lên mắt khi dụi;
  • Duy trì độ ẩm phù hợp trong phòng: Sử dụng máy tạo ẩm nếu không khí trong phòng quá khô, đặc biệt là vào mùa đông hoặc khi sử dụng điều hòa. Độ ẩm lý tưởng cho trẻ sơ sinh là khoảng 40-60%;
  • Giữ môi trường ngủ sạch sẽ: Thường xuyên giặt giũ chăn ga gối đệm, hút bụi phòng ngủ để loại bỏ các tác nhân gây dị ứng;
  • Kiểm tra mắt bé: Nhẹ nhàng quan sát xem có dị vật (lông mi, bụi nhỏ) trong mắt bé không. Nếu có, hãy thử nhẹ nhàng dùng nước muối sinh lý nhỏ mắt để rửa trôi;
  • Tránh các tác nhân gây kích ứng: Hạn chế sử dụng các loại nước hoa, chất xịt phòng…, tránh để bé tiếp xúc với khói thuốc lá;
  • Tạo môi trường ngủ thoải mái: Đảm bảo phòng ngủ yên tĩnh, thoáng mát và đủ tối để bé ngủ ngon giấc.
  • Nếu trẻ dụi mắt quá thường xuyên hoặc bạn nhận thấy mắt trẻ có dấu hiệu đỏ, sưng, chảy ghèn hoặc trẻ có vẻ khó chịu nhiều, bạn nên đưa trẻ đi khám bác sĩ để được kiểm tra và có hướng điều trị cụ thể.

Nếu tình trạng trẻ dụi mắt kéo dài, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi kiểm tra

Nếu tình trạng trẻ dụi mắt kéo dài, cha mẹ cần chủ động đưa trẻ đi kiểm tra 

Trên đây là toàn bộ thông tin về tình trạng trẻ sơ sinh hay dụi mắt khi ngủ có thể gây. Cha mẹ hãy theo dõi chặt chẽ các biểu hiện của trẻ để có hướng xử trí kịp thời, hạn chế những tác động nghiêm trọng tới thị lực nói riêng và sức khỏe tổng quát nói chung của trẻ. Nếu có thêm thắc mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu thăm khám, kiểm tra sức khỏe cho trẻ, cha mẹ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được hỗ trợ kịp thời. 

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ