Tin tức
Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ: Liệu có đáng lo không?
- 04/03/2022 | Trẻ ngủ mở mắt có sao không - băn khoăn của nhiều cha mẹ
- 01/10/2023 | Trẻ ngủ nằm sấp thông minh, liệu điều này có đúng?
- 01/10/2023 | 5 mẹo khắc phục tình trạng trẻ ngủ ngày cày đêm ba mẹ không nên bỏ qua
1. Tình trạng trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ
Đây là tình trạng phổ biến thường gặp ở trẻ dưới 1 tuổi, đặc biệt là trẻ sơ sinh. Nhiều bé còn vặn mình, rướn người, khiến không ít bậc cha mẹ lo lắng. Tuy nhiên, trong chu trình phát triển của trẻ, đây hoàn toàn là hiện tượng sinh lý bình thường. Những cử động này đơn giản chỉ là dấu hiệu cho thấy bé chưa ngủ đủ giấc, giấc ngủ ngắn và không sâu.
Tình trạng trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ khá phổ biến
Tuy nhiên, trong một số trường hợp, đây có thể là dấu hiệu cảnh báo các vấn đề về sức khỏe. Chính vì vậy, bố mẹ không nên chủ quan, nếu nhận thấy trẻ có biểu hiện bất thường, hãy đưa trẻ đi khám kịp thời để được chẩn đoán và xử trí đúng cách.
2. Trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ - nguyên nhân do đâu?
Như đã thông tin ở trên hầu hết trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ là hiện tượng sinh lý bình thường. Tuy nhiên, bố mẹ cũng cần hết sức lưu ý vì tình trạng này xảy ra có thể do một số các nguyên nhân sau đây:
Trẻ chưa ngủ đủ giấc
Dụi mắt và bứt tai có thể là dấu hiệu trẻ chưa ngủ đủ hoặc bị thức giấc đột ngột. Trẻ sơ sinh thường dùng các hành động này để tự xoa dịu và giảm căng thẳng cho vùng mắt.
Trẻ bị nóng
Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên vào những ngày thời tiết oi bức, có thể bé đang cảm thấy khó chịu vì quá nóng. Lúc này, bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ phòng, điều chỉnh quần áo và môi trường ngủ để bé cảm thấy thoải mái hơn.
Không khí nóng bức có thể là nguyên nhân khiến trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ
Nhiễm trùng mắt hoặc tai
Tình trạng nhiễm trùng tai cũng có thể khiến trẻ có biểu hiện dụi mắt, bứt tai. Nếu kèm theo các triệu chứng như sốt, ho, quấy khóc nhiều, bố mẹ cần theo dõi sát sao và đưa trẻ đến bác sĩ để được thăm khám và điều trị kịp thời.
Trẻ đang mọc răng
Mọc răng là một trong những nguyên nhân ít ai ngờ tới nhưng lại có thể khiến trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ. Khi răng mọc, cơn đau có thể lan dọc theo dây thần kinh đến tai, khiến bé khó chịu và phản xạ đưa tay lên dụi hoặc kéo tai.
Mắt bị khô
Trẻ càng lớn càng dễ có hiện tượng bị khô và khó chịu mắt. Để khắc phục điều này, bé có xu hướng dụi mắt nhiều hơn nhằm kích thích tiết nước mắt, giúp mắt giữ ẩm tốt hơn.
Viêm da dị ứng
Trẻ có cơ địa viêm da dị ứng thường bị khô da, ngứa ngáy, gây cảm giác khó chịu, khiến trẻ khó ngủ, dễ có các biểu hiện dụi mắt, bứt tai.
Dị vật
Dị vật như bụi, côn trùng nhỏ hoặc lông vải có thể rơi vào mắt, tai của bé, gây cảm giác ngứa ngáy, khó chịu. Khi đó, trẻ sẽ phản xạ dụi mắt hoặc bứt tai để cố gắng loại bỏ chúng.
Ráy tai nhiều
Việc tích tụ nhiều ráy tai có thể khiến bé ngứa ngáy, khó chịu, dẫn đến thói quen bứt tai khi ngủ.
Việc trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ có thể gây gián đoạn giấc ngủ, khiến trẻ mệt mỏi, quấy khóc, từ đó ảnh hưởng tới sức khỏe và sự phát triển toàn diện của trẻ. Ngoài ra, hành động này còn làm tăng nguy cơ nhiễm trùng do vi khuẩn từ tay xâm nhập vào mắt, tai, gây viêm nhiễm, kích ứng, thậm chí tổn thương giác mạc. Do vậy, bố mẹ cần ngăn cản thói quen của trẻ đồng thời theo dõi các dấu hiệu bất thường để có hướng xử lý kịp thời.
3. Phương án xử trí cha mẹ nên tham khảo?
Để xử lý tình trạng trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ, cha mẹ có thể áp dụng các biện pháp sau:
- Cắt móng tay cho con để hạn chế tình trạng trẻ tự làm xước da. Đồng thời, bố mẹ nên kiểm tra nhiệt độ và môi trường trong phòng ngủ của trẻ, giữ nhiệt độ ổn định và thoải mái để giúp trẻ có giấc ngủ sâu và ngon hơn;
- Cần chú ý lựa chọn các sản phẩm chăm sóc phù hợp, đảm bảo không gây kích ứng cho làn da nhạy cảm của trẻ;
- Trong trường hợp trẻ dụi mắt, bứt tai quá nhiều kèm theo triệu chứng sốt cao, nổi mẩn, bố mẹ nên đưa con đến bác sĩ để được thăm khám và chẩn đoán kịp thời;
- Các bệnh lý như cảm cúm, viêm tai giữa… cần được điều trị triệt để nhằm tránh bệnh phát triển nặng hơn hoặc lây lan sang các bộ phận khác, ảnh hưởng đến sức khỏe tổng thể của trẻ;
- Giữ vệ sinh sạch sẽ vùng tai, mắt. Tránh tình trạng để nước vào tai trẻ khi tắm, trường hợp nếu có thì phải lau khô bằng bông tai và vệ sinh tai cẩn thận để tránh nguy cơ viêm nhiễm vùng tai - mũi - họng;
- Kiểm tra tình trạng ráy tai của trẻ. Tốt nhất nên cho trẻ đi thăm khám chuyên khoa Tai - mũi - họng để bác sĩ đánh giá và tiến hành lấy ráy tai cho trẻ một cách an toàn, đúng kỹ thuật;
- Nếu tình trạng này vẫn diễn biến trong thời gian dài khiến cho giấc ngủ không sâu ảnh hưởng đến tâm trạng của trẻ, bạn nên đưa trẻ đến bác sĩ để được khám và điều trị kịp thời.
Nên đưa trẻ đi thăm khám Tai - mũi - họng để bác sĩ lấy ráy tai cho trẻ một cách an toàn
Bài viết trên đây hy vọng mang đến những thông tin hữu ích cho cha mẹ về tình trạng trẻ hay dụi mắt bứt tai khi ngủ. Nếu cha mẹ có thêm thắc mắc cần giải đáp hoặc nhu cầu kiểm tra, thăm khám sức khỏe cho trẻ hãy liên hệ tới Hệ thống Y tế MEDLATEC qua Tổng đài 1900 56 56 56 để được tư vấn và hỗ trợ kịp thời.
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!
