Tin tức
Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ?
- 27/05/2021 | Trường hợp nam giới bị giãn tĩnh mạch thừng tinh có thể sinh con được không?
- 27/05/2021 | Liệu rằng giãn tĩnh mạch thừng tinh nhẹ có cần mổ không?
- 27/05/2021 | Hiện tượng giãn tĩnh mạch thừng tinh có chơi thể thao được không?
- 21/01/2021 | Mổ giãn tĩnh mạch thừng tinh được chỉ định khi nào?
1. Giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ?
Tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh thường được mô tả là hiện tượng các tĩnh mạch tinh sau, tĩnh mạch tinh trong và tĩnh mạch tinh bìu ở nam giới bị giãn. Trong khi đó, hầu hết các đối tượng mắc bệnh đều không nhận thấy bất kỳ triệu chứng bất thường nào trên cơ thể. Do đó, việc phát hiện bệnh sớm thường rất ít, đồng thời bệnh nhân thường vô tình đi khám vô sinh và biết được vấn đề sức khỏe của mình.
Bệnh giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ?
Theo bác sĩ, những nam giới mắc phải bệnh lý này vẫn có thể điều trị được để cải thiện vấn đề khó khăn trong sinh sản. Tuy nhiên, tùy vào cấp độ bệnh ở mỗi người mà những phương pháp điều trị sẽ khác nhau. Vậy tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ? Trong y khoa, dựa vào những biểu hiện lâm sàng, bệnh lý này được phân chia thành 5 cấp độ, cụ thể gồm:
-
Cấp độ 0: ở giai đoạn này, tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh xuất hiện nhưng hoàn toàn không gây ra bất kỳ triệu chứng lâm sàng nào. Không phát hiện được khi thăm khám, chỉ phát hiện được khi làm các thăm dò cận lâm sàng như siêu âm.
-
Cấp độ 1: Giãn tĩnh mạch tinh sờ thấy/nhìn thấy khi thực hiện nghiệm pháp gắng sức (hay còn gọi là nghiệm pháp Valsava).
-
Cấp độ 2: ở cấp độ này, bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch tinh hoàn toàn có thể sờ thấy nhưng sẽ không nhìn thấy búi tĩnh mạch trong tư thế đứng thẳng và không cần làm nghiệm pháp Valsava.
-
Cấp độ 3: các búi tĩnh mạch giãn đã nổi lên bề mặt da nên bệnh nhân có thể nhìn thấy thông qua mắt thường với tư thế đứng thẳng.
-
Cấp độ 4 (cấp độ cuối cùng): ở cấp độ này, các búi tĩnh mạch bị giãn dài và nằm ngoằn ngoèo bên dưới da bìu. Do đó, bệnh nhân dễ dàng quan sát rõ chúng cả khi nằm hoặc đứng.
2. Biểu hiện ở từng cấp độ dưới phương pháp cận lâm sàng
Ngoài lý giải giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ thì bác sĩ còn chia sẻ thêm một số biểu hiện đặc trưng ở từng cấp độ bệnh thông qua phương pháp kiểm tra cận lâm sàng. Thực tế, khi thực hiện kiểm tra với kỹ thuật siêu âm thì bệnh nhân được chẩn đoán giãn tĩnh mạch thừng tinh nếu kết quả đo đường kính tĩnh mạch tinh trên 2,5mm. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định phối hợp với nghiệm pháp Valsava nhằm đánh giá chính xác tình trạng của người bệnh ở cấp độ nào.
Dưới phương pháp kiểm tra cận lâm sàng, các biểu hiện của bệnh ở mỗi cấp độ được đánh giá cụ thể như:
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 0: thông qua kết quả kiểm tra lâm sàng, bác sĩ không nhận thấy tĩnh mạch tinh trong bìu bị giãn. Tuy nhiên, khi thực hiện nghiệm pháp Valsava, phát hiện đám rối tĩnh mạch tinh trong thừng tinh xuất hiện các dòng trào ngược.
Bệnh nhân không có triệu chứng lâm sàng ở cấp độ 0
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 1: bác sĩ không phát hiện tình trạng giãn tĩnh mạch thừng tinh khi bệnh nhân nằm. Ngược lại, khi trong tư thế đứng thì có thể nhận thấy trên tinh hoàn có các dòng trào ngược khu trú.
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 2: khi người bệnh nằm vẫn chưa tìm thấy biểu hiện giãn tĩnh mạch thừng tinh. Ngược lại, với tư thế đứng, tĩnh mạch tinh xuất hiện tình trạng giãn kèm theo các dòng trào ngược đã dần lan tỏa xung quanh tinh hoàn, bao gồm cả cực dưới và cực trên.
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 3: khi tiến hành kiểm tra với nghiệm pháp Valsalva trong tư thế nằm, bác sĩ có thể nhận thấy các dòng trào ngược kèm theo biểu hiện tĩnh mạch thừng tinh bị giãn dài.
-
Giãn tĩnh mạch thừng tinh cấp độ 4: mặc dù không thực hiện nghiệm pháp Valsava nhưng bác sĩ vẫn có thể nhận thấy tình trạng giãn và trào ngược dòng trong các búi tĩnh mạch tinh.
3. Các biện pháp điều trị bệnh
Ngoài kỳ vọng được giải đáp thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu thêm một số giải pháp điều trị bệnh. Mặc dù, căn bệnh này không gây nguy hiểm đến tính mạng nhưng nếu bệnh nhân chủ quan có thể dẫn đến nhiều biến chứng nghiêm trọng. Trong đó, biến chứng nguy hiểm nhất chính là vô sinh. Vậy trong y khoa có những giải pháp nào chữa trị cho bệnh lý này?
Theo bác sĩ, đối với những trường hợp bệnh nhẹ, không gây ảnh hưởng đến chức năng sản xuất và chất lượng tinh dịch thì bệnh nhân chưa cần chữa trị và tiếp tục theo dõi thêm. Khi cơ thể xuất hiện các biểu hiện bất thường, điển hình như đau tinh hoàn, số lượng tinh trùng ít,... thì bác sĩ sẽ đưa ra biện pháp can thiệp thích hợp. Hiện tại, những đối tượng mắc bệnh có thể tiến hành điều trị theo hai phương pháp là:
3.1. Điều trị nội khoa
Điều trị nội khoa thường áp dụng cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh nhưng không ảnh hưởng đến khả năng sinh sản. Với phương pháp này, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng thuốc theo toa của bác sĩ. Để cải thiện tình trạng sức khỏe của mình, bệnh nhân nên tuân thủ đúng theo chỉ dẫn của bác sĩ và xây dựng lối sống lành mạnh để rèn luyện thể chất.
Điều trị bằng thuốc cho các trường hợp nhẹ
3.2. Điều trị phẫu thuật
Điều trị bằng phương pháp phẫu thuật thường chỉ định cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch thừng tinh và gây ảnh hưởng nhiều đến sức khỏe. Chẳng hạn như khả năng sản sinh tinh trùng, các búi tĩnh mạch giãn dài, to ngoằn ngoèo kèm, tinh hoàn bị teo, tinh dịch đồ bất thường,... Đối với phương pháp điều trị này, bác sĩ sẽ lựa chọn một kỹ thuật can thiệp phù hợp với tình trạng và điều kiện kinh tế của bệnh nhân. Cụ thể các kỹ thuật can thiệp gồm có:
-
Vi phẫu thuật: được áp dụng phổ biến nhất vì có hiệu quả cao. Đồng thời, phương pháp này cũng hạn chế được đa số các biến chứng có thể gặp.
-
Nội soi: trong ổ bụng hay ngoài phúc mạc (qua phúc mạc hoặc sau phúc mạc).
-
Mổ mở qua đường bẹn, đường bìu.
-
Thực hiện gây nghẽn mạch có chọn lọc thông qua da.
Tiến hành phẫu thuật cho búi tĩnh mạch bị giãn nặng
Tình trạng tái phát sau phẫu thuật giãn mạch thừng tinh ở các phương pháp là khoảng từ 0.6 - 45%. Tuy nhiên trong vi phẫu thuật sẽ hạn chế được tỷ lệ tái phát này.
Với những chia sẻ trên đây, thắc mắc giãn tĩnh mạch thừng tinh có mấy cấp độ đã được giải đáp rất chi tiết. Ngoài ra, bạn đọc có thể tham khảo thêm một số phương pháp điều trị bệnh cũng như những dạng kỹ thuật can thiệp ở trường hợp nặng.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!