Tin tức
Tình trạng ho cấp tính và những điều bạn cần biết
- 10/03/2021 | Dấu hiệu bệnh ho gà, biến chứng và cách phòng tránh
- 29/01/2021 | Tình trạng ho ra máu có thể là dấu hiệu ung thư vòm họng?
- 26/01/2021 | Ho ra máu bệnh gì? Top các vấn đề nguy hiểm nếu ho ra máu
- 17/01/2021 | Tiết lộ kinh ngạc về nguyên nhân ho ra máu
- 11/01/2021 | Một số phương pháp điều trị ho ra máu phổ biến hiện nay
1. Tình trạng ho cấp tính là gì?
Tình trạng ho cấp tính thường sẽ kéo dài nhỏ hơn 3 tuần và ảnh hưởng tới sức khỏe, sinh hoạt hàng ngày của người bệnh.
Tình trạng ho cấp tính xảy ra do nhiều nguyên nhân khác nhau
Trên thực tế, hiện tượng này xuất phát từ rất nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó cảm lạnh, dị ứng hoặc bệnh viêm phổi là tác nhân chính gây ra tình trạng kể trên. Như vậy, chúng ta không nên chủ quan trước triệu chứng ho kéo dài liên tục nhé!
Mọi người hãy lưu ý một số triệu chứng đi kèm của tình trạng ho, đây là dấu hiệu giúp bạn kịp thời phát hiện và điều trị bệnh. Thông thường, người bệnh cảm thấy cơ thể mệt mỏi, uể oải trong thời gian mắc bệnh. Đặc biệt, họ có thể phải đối mặt với triệu chứng thở nông, thở khò khè và sổ mũi, tức ngực…
Ngoài ra, bạn đừng chủ quan nếu như đột nhiên sút cân không rõ lý do, gặp chứng ợ nóng. Khá nhiều người gặp phải tình trạng sốt, ớn lạnh, thậm chí là đổ mồ hôi vào ban đêm.
2. Một số nguyên nhân ho cấp tính thường gặp
Khi tìm hiểu về bệnh lý này, mọi người chắc hẳn rất quan tâm tới nguyên nhân ho cấp tính. Nếu nắm được vấn đề này, chúng ta có thể chủ động chăm sóc sức khỏe, ngăn ngừa tối đa nguy cơ mắc bệnh.
2.1. Do bệnh nhiễm trùng đường hô hấp trên
Một trong những nguyên nhân chủ yếu gây ho cấp tính đó là do bệnh nhân mắc nhiễm trùng đường hô hấp trên. Khi mắc bệnh, vi rút sẽ tấn công ở tai - mũi - họng và gây ra những triệu chứng cực kỳ khó chịu. Trong đó, người bệnh có thể gặp một số triệu chứng đặc trưng như: đau họng, sốt hoặc chảy nước mũi.
Bạn không nên chủ quan khi bị nhiễm trùng đường hô hấp trên
Thông thường, mọi người khá chủ quan khi gặp phải những triệu chứng kể trên, họ cho rằng đây chỉ là biểu hiện của cảm cúm thông thường. Nếu không điều trị kịp thời, sức khỏe của bệnh nhân suy giảm nghiêm trọng.
2.2. Do bệnh viêm mũi dị ứng
Bệnh viêm mũi dị ứng do không được phát hiện và điều trị kịp thời có thể gây nên tình trạng ho dai dẳng kéo dài hơn 3 tuần. Có thể nói, tỷ lệ người bị ho cấp tính do viêm mũi dị ứng chiếm phần lớn, đây là dấu hiệu đáng báo động. Bởi vì viêm mũi dị ứng là tình trạng khá phổ biến, các triệu chứng của bệnh rất dễ nhầm lẫn với cảm lạnh thông thường.
Mọi người nên theo dõi cẩn thận các triệu chứng bệnh viêm mũi dị ứng và điều trị kịp thời. Đó là cách tốt nhất để ngăn ngừa nguy cơ bị ho dai dẳng kéo dài.
2.3. Do hiện tượng tràn khí màng phổi
Bên cạnh những nguyên nhân kể trên, tình trạng suy hô hấp cũng có thể xảy ra khi bệnh nhân bị tràn khí màng phổi. Hiện tượng này xảy ra khi phổi bị xẹp do nhiều nguyên nhân khác nhau, trong đó có thể kể đến như: nguyên nhân tự phát hoặc do ngực gặp một số chấn thương nghiêm trọng.
Tràn khí màng phổi là một nguyên nhân ho cấp tính thường gặp
Khi bị tràn khí màng phổi, bệnh nhân sẽ đối mặt với một vài triệu chứng điển hình, đó là thường xuyên cảm thấy khó thở, đột nhiên đau tức ngực,… Ngay khi phát hiện tình trạng trên, bạn hãy đi khám và thực hiện theo chỉ dẫn của bác sĩ. Nếu không, tình trạng ho cấp tính có thể xảy ra và ảnh hưởng ít nhiều tới sức khỏe của bệnh nhân.
Suy hô hấp thường xảy ra khi bạn gặp một số vấn đề khá liên quan tới hệ hô hấp, có thể kể đến như: thuyên tắc phổi, chảy dịch mũi sau hoặc bệnh suy tim,…
3. Phương pháp chẩn đoán, phát hiện tình trạng ho cấp tính
Nhìn chung, triệu chứng ho đem lại cảm giác khó chịu cho người bệnh cần được phát hiện và điều trị sớm để ngăn ngừa những tác động xấu đối với sức khỏe. Vậy chúng ta có thể phát hiện bệnh dựa vào những phương pháp nào?
Khi mắc bệnh, chúng ta cảm thấy mệt mỏi, uể oải
Đối với những bệnh nhân bị nghi ngờ mắc ho cấp tính, ban đầu các bác sĩ sẽ tìm hiểu về những thói quen của họ, tiểu sử mắc bệnh có liên quan. Đây là cơ sở để bác sĩ đánh giá sơ bộ tình trạng sức khỏe của mỗi người. Chính vì thế, bạn hãy hợp tác với bác sĩ, nêu rõ những vấn đề, triệu chứng mình đang gặp phải.
Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân sẽ được chỉ định thực hiện một số xét nghiệm, kiểm tra. Ví dụ như chụp X-quang giúp các bác sĩ kiểm tra ngực của bệnh nhân, xét nghiệm máu cho biết cơ thể có đang bị nhiễm trùng hay không?
Bên cạnh đó, bạn có thể tham khảo một số phương pháp hiện đại được áp dụng để chẩn đoán, phát hiện bệnh như: xét nghiệm vi rút hô hấp, xét nghiệm mẫu đờm hoặc kiểm tra dung tích phổi,…
4. Cách chăm sóc bệnh nhân ho cấp tính
Khi phát hiện tình trạng ho cấp tính, bệnh cạnh điều trị theo chỉ định của bác sĩ, mọi người nên chủ động tìm hiểu và xây dựng chế độ sinh hoạt lành mạnh. Nhờ vậy, tình trạng bệnh sẽ được cải thiện nhanh chóng, hiệu quả.
Đối với những người bị ho, mật ong là sản phẩm cực kỳ tốt cho việc điều trị, kiểm soát cơn ho. Mỗi ngày, chúng ta có thể dùng một cốc uống ấm pha chút mật ong để làm dịu cổ họng đang bị viêm nhé! Tuy nhiên, bạn cần lưu ý sử dụng một lượng vừa đủ để đảm bảo sức khỏe.
Nếu muốn giảm ho, dễ thở hơn, mọi người hãy thử sử dụng máy xông hơi hoặc máy tạo độ ẩm. Các sản phẩm này giúp điều chỉnh độ ẩm trong nhà, bạn sẽ cảm thấy dễ chịu và thoải mái hơn rất nhiều.
Chúng ta nên hạn chế tiếp xúc với khói thuốc lá
Đặc biệt, khi mắc bệnh, người bệnh nên tránh tiếp xúc với khói thuốc lá hoặc trực tiếp hút thuốc. Chúng là tác nhân khiến tình trạng bệnh trở nên tồi tệ, khó điều trị hơn nhiều.
Như vậy mọi người không nên chủ quan khi bị ho cấp tính, trước tiên chúng ta cần xác định nguyên nhân gây bệnh và điều trị kịp thời. Bên cạnh việc tuân thủ theo phác đồ điều trị của bác sĩ, bạn nên thay đổi thói quen sinh hoạt để tăng hiệu quả trị bệnh nhé!
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!