Tin tức

Viêm mũi dị ứng: nguyên nhân và cách điều trị bệnh hiệu quả

Ngày 08/05/2020
Tham vấn y khoa: BSCKI. Trần Thị Kim Ngọc
Viêm mũi dị ứng phổ biến ở mọi lứa tuổi, song thường gặp hơn ở người trưởng thành, với triệu chứng mãn tính, dai dẳng. Bệnh gây nhiều ảnh hưởng tới cuộc sống và sức khỏe người bệnh. Bệnh nếu không điều trị sớm có nguy cơ diễn tiến mạn tính, gây biến chứng viêm xoang, rối loạn giấc ngủ,…

1. Biểu hiện viêm mũi dị ứng

Bệnh gồm 3 loại là viêm mũi dị ứng theo mùa, viêm mũi dị ứng quanh năm và viêm mũi dị ứng do nghề nghiệp.

Viêm mũi dị ứng theo theo mùa đa phần người bệnh gặp ở đầu mùa lạnh hoặc mùa nóng ẩm, nguy cơ mắc bệnh tùy vào thời tiết. 

Viêm mũi dị ứng thường gặp khi thời tiết giao mùa

Viêm mũi dị ứng thường gặp khi thời tiết giao mùa

Khi bị bệnh, biểu hiện điển hình là tam chứng: hắt hơi thành tràng dài, chảy dịch mũi trong loãng ngạt mũi. Cụ thể:

- Cảm thấy ngứa mũi, cay trong mũi.

- Chảy nhiều nước mũi dạng lỏng.

- Cay mắt, đỏ mắt, dễ chảy nước mắt.

- Ngứa vùng vòm hầu họng.

- Hắt hơi, chảy nước mũi xảy ra nhiều hơn vào sáng sớm khi vừa ngủ dậy.

Nếu không điều trị hỗ trợ, viêm mũi dị ứng sẽ kéo dài từ vài ngày đến vài tuần. Bệnh diễn tiến dai dẳng sẽ dẫn tới mạn tính, gây khó khăn trong điều trị và biến chứng nguy hiểm. 

Viêm mũi dị ứng quanh năm diễn biến bất thường không phụ thuộc thời tiết hoặc mùa, nguyên nhân do gặp yếu tố dị ứng ngoài thời tiết. Bệnh nhân xuất hiện cơn viêm mũi đột ngột, có thể hắt hơi nhẹ, sau đó tình trạng nghẹt mũi tăng dần và kéo dài. 

Viêm mũi dị ứng mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm   

Viêm mũi dị ứng mạn tính có thể gây biến chứng nguy hiểm

Bệnh là loại mạn tính khi tình trạng ngạt mũi thường xuyên, liên tục, kéo theo các triệu chứng nặng hơn như: đau nặng đầu, nhức đầu, ù tai,… Một số trường hợp gây rối loạn khứu giác, ngủ ngáy,…

2. Nguyên nhân gây viêm mũi dị ứng

Có nhiều nguyên nhân gây bệnh, thường gặp như:

- Cơ địa nhạy cảm: thường do di truyền.

- Tiếp xúc với dị nguyên gây dị ứng.

Khá đa dạng như dị nguyên đường thở (lông động vật, bụi, phấn hoa,…), dị nguyên đường ăn uống (hải sản, sữa, trứng,…), các thành phần của thuốc (thường là kháng sinh như aspirin, penicillin, vaccine).

Xác định dị nguyên gây dị ứng giúp điều trị và phòng ngừa bệnh hiệu quả. 

3. Phân biệt viêm mũi và viêm mũi dị ứng

Rất nhiều bệnh nhân viêm mũi dị ứng lầm tưởng mình bị viêm mũi thông thường và ngược lại, dẫn tới điều trị không hiệu quả, để bệnh diễn tiến nặng gây biến chứng không mong muốn. 

Do đó, phân biệt chính xác bệnh lý này rất quan trọng, dựa trên yếu tố nhận biết như:

4. Cách điều trị viêm mũi dị ứng

Bệnh tuy không khó chữa nhưng nếu không điều trị để bệnh chuyển sang giai đoạn mạn tính thì việc điều trị khó khăn hơn, ảnh hưởng lớn tới cuộc sống và sức khỏe. Do đó, khi nhận thấy triệu chứng nghi ngờ, bệnh nhân cần tới khám tại khoa tai mũi họng để được chẩn đoán và điều trị. Không tự ý sử dụng thuốc điều trị triệu chứng khi không có chỉ định của bác sĩ.

Các phương pháp điều trị bệnh hiện nay gồm:

4.1. Điều trị đặc hiệu

Biện pháp này thường dùng khi tìm được nguyên nhân chính xác gây dị ứng. Bác sĩ sẽ đưa lượng dị nguyên (nguyên nhân gây dị ứng) với lượng tăng dần vào cơ thể người bệnh để cơ thể tạo kháng thể bao vây, làm thay đổi sự đáp ứng miễn dịch. Phương pháp này giúp điều trị triệt để bệnh.

4.2. Điều trị bằng thuốc

Tùy vào tình trạng bệnh, bác sĩ sẽ chỉ định sử dụng các thuốc điều trị triệu chứng bệnh và phòng ngừa biến chứng. Cách điều trị này chỉ giúp khống chế và giảm triệu chứng của bệnh trong thời gian dùng thuốc hoặc sau 1 thời gian ngắn. Bệnh nhân có thể bị lại nếu tiếp tục tiếp xúc với dị nguyên.

Điều trị bệnh bằng thuốc xịt chống dị ứng

Điều trị bệnh bằng thuốc xịt chống dị ứng

Các loại thuốc thường dùng điều trị gồm:

- Thuốc kháng Histamin dạng xịt hoặc uống.

- Kháng sinh, steroid dạng xịt hoặc uống, co mạch.

- Thuốc kháng leukotriene.

- Thuốc ức chế phóng thích hạt của dưỡng bào.

- Kháng cholinergic.

4.3. Phẫu thuật

Với trường hợp bệnh nhân có thoái hóa cuốn mũi, polyp hoặc do yếu tố giải phẫu gây thuận lợi cho bệnh như gai vách ngăn, lệch vách ngăn. Phẫu thuật sẽ can thiệp làm thay đổi, loại bỏ yếu tố gây thuận lợi này. 

4.4. Cách li dị nguyên

Khi chưa tìm được nguyên nhân chính xác gây bệnh hoặc chưa có điều kiện đi khám, chữa bệnh, bệnh nhân có thể thực hiện cách li dị nguyên để điều trị tạm thời. Trong quá trình chữa trị bằng thuốc, cách ly dị nguyên cũng được khuyến cáo nên thực hiện để đạt hiệu quả tốt nhất.

- Vệ sinh nhà cửa sạch sẽ, thoáng mát, tránh ẩm mốc.

- Không nên nuôi chó, mèo trong nhà hoặc tiếp xúc với chó, mèo nếu lông thú vật là nguyên nhân khiến bạn bị dị ứng.

- Thay chăn, ga, gối đệm thường xuyên, định kỳ để hạn chế sự phát triển của ký sinh trùng.

- Cai thuốc lá, thuốc lào.

- Vệ sinh răng miệng sạch sẽ, ít nhất 2 lần mỗi ngày.

- Hạn chế tiếp xúc với bụi bẩn, đeo khẩu trang khi ra đường, lúc quét dọn nhà cửa.

- Tạo môi trường sống sạch sẽ, thoáng mát, nhiều cây xanh.

- Không ăn những thực phẩm gây dị ứng hoặc có nguy cơ cao gây dị ứng như sữa, hải sản,…

- Giữ ấm cơ thể, bổ sung dinh dưỡng, tăng sức đề kháng, tránh tắm quá khuya,… đặc biệt khi thời tiết giao mùa, thay đổi từ nóng sang lạnh.

Khi mắc bệnh cần tuân thủ điều trị, sử dụng thuốc đúng liều lượng đồng thời cách li dị nguyên tối đa. Như vậy, việc điều trị mới đạt hiệu quả cao. Liên hệ với MEDLATEC qua hotline 1900 56 56 56 nếu bạn có bất cứ vấn đề nào cần hỗ trợ tư vấn.

Từ khoá: viêm mũi dị ứng

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ