Tin tức
Tình trạng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
- 01/06/2021 | Giải đáp: Suy tĩnh mạch sâu có nguy hiểm không?
- 30/05/2021 | Cảnh báo các cấp độ suy tim và mức độ nguy hiểm của nó
- 25/05/2021 | Suy đa tạng là gì và điều trị như thế nào đạt hiệu quả cao?
1. Sơ lược về bệnh suy giãn tĩnh mạch
Suy giãn tĩnh mạch được đánh giá là một căn bệnh lành tính, nảy sinh do dòng máu tĩnh mạch lưu thông về tim bị rối loạn. Bên cạnh đó, tình trạng này cũng có thể xuất phát từ sự bất thường của cấu tạo thành mạch. Theo bác sĩ, bệnh lý này xảy ra nhiều ở các tĩnh mạch chân vì cấu tạo và hệ thống tĩnh mạch ở chân thường khá phức tạp. Ngoài ra, chân còn phải chịu một áp lực rất lớn từ trọng lượng cơ thể.
Tổng quan về tình trạng suy giãn tĩnh mạch
Vậy suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Thực tế, bệnh lý này có thể khiến cho chức năng van tĩnh mạch bị suy giảm trầm trọng. Trong đó, hậu quả thường gặp nhất ở bệnh nhân là sự gia tăng áp lực tĩnh mạch của các chi dưới dẫn đến sưng phù, gây đau và một số căn bệnh khác về tĩnh mạch nhỏ. Một số bệnh nhân có biểu hiện xơ hóa mỡ dưới da, si tuần hoàn bị xáo trộn hoặc bị viêm loét do lớp da bị suy yếu.
Ngoài ra, bệnh lý này còn liên quan đến một số rối loạn của van tĩnh mạch, cụ thể như:
-
Rối loạn chức năng van tĩnh mạch nông: thường nảy sinh do cấu trúc van biến đổi bất thường hoặc suy yếu. Ngoài ra, tình trạng giãn tĩnh mạch cũng gây ảnh hưởng đến khả năng hoạt động của van tĩnh mạch. Bên cạnh đó, sự rối loạn chức năng van cũng có tồn tại bẩm sinh hoặc do một số chấn thương, huyết khối, nội tiết tố thay đổi, điều kiện làm việc bắt buộc đứng lâu.
-
Rối loạn chức năng tĩnh mạch sâu: chủ yếu do sự bất thường của huyết khối tĩnh mạch sâu, chẳng hạn như hẹp lòng mạch, sẹo dính van hoặc viêm.
2. Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
Với những hậu quả mà bệnh lý này gây cho bệnh nhân, khác nhiều bạn đọc thắc mắc rằng tình trạng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Theo chia sẻ của bác sĩ, căn bệnh này hoàn toàn không gây nguy hiểm trực tiếp đến tính mạng nhưng lại tác động nhiều đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống bệnh nhân. Cụ thể như:
Giải đáp: Suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không?
-
Người bệnh luôn gặp khó khăn khi phải vận động nhiều, vận động mạnh. Do đó, những người lao động nặng nhọc thường dễ mất việc vì bệnh lý này. Điều đó cũng cho thấy, căn bệnh này gây ảnh hưởng nhiều đến công việc, cuộc sống của bệnh nhân.
-
Tĩnh mạch có thể bị vỡ nếu bệnh nhân không cẩn thận dẫn đến các chấn thương hoặc va chạm ở khu vực này. Đối với những trường hợp nặng, trong tĩnh mạch sẽ hình thành nhiều cục máu đông gây tắc nghẽn trong quá trình vận chuyển máu và khiến tính mạng người bệnh rơi vào tình trạng nguy kịch.
-
Nếu bệnh nhân không giữ gìn vệ sinh thì các vết loét rất dễ bị nhiễm trùng và việc điều trị dứt điểm thường rất khó.
Nhìn chung, các hậu quả do tình trạng suy giãn tĩnh mạch gây ra đã để lại nhiều ảnh hưởng đến sức khỏe và đời sống bệnh nhân. Chính vì thế, việc chủ động điều trị bệnh sớm là rất cần thiết. Hiện tại, trong y khoa, các phương pháp chữa trị cho người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch gồm có:
-
Điều trị nội khoa: bệnh nhân cần phải hạn chế đứng hoặc ngồi quá lâu, đồng thời tăng cường các hoạt động rèn luyện thể chất. Để giảm bớt các triệu chứng phù nề, hạn chế tình trạng máu ứ trệ chảy ngược, người bệnh có thể sử dụng vớ áp lực và tích cực điều chỉnh cân nặng của mình. Ngoài ra, bệnh nhân cũng có thể sử dụng một số loại thuốc giảm đau, chống viêm.
-
Chích xơ: chỉ áp dụng cho những bệnh nhân bị giãn tĩnh mạch nhỏ và khu trú.
-
Phẫu thuật: phương pháp tạo hình tĩnh mạch, sửa van hoặc cắt bỏ các tĩnh mạch đã bị giãn.
3. Triệu chứng của bệnh suy giãn tĩnh mạch
Ngoài việc thắc mắc tình trạng suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không thì bạn đọc còn muốn tìm hiểu một số dấu hiệu thường gặp để dễ dàng nhận diện bệnh. Thực tế, ở mỗi giai đoạn, các triệu chứng của bệnh sẽ có sự thay đổi với tính chất ngày một nghiêm trọng hơn. Cụ thể như:
3.1. Ở giai đoạn đầu
Ở thời kỳ đầu, cơ thể bệnh nhân bắt đầu xuất hiện một số triệu chứng như:
-
Bắp chân thường xuyên bị chuột rút, nhất là ban đêm.
-
Cảm giác chân nặng nề, bắp chân khó chịu, nóng rát hoặc đôi khi xuất hiện cảm giác dị cảm như kiến bò.
Bệnh nhân thường xuyên bị đau nhức ở chân
-
Thường xuyên bị tê mỏi và đau nhức chân.
-
Vùng mắt cá nhân có biểu hiện sưng phù và thường sưng to hơn vào buổi tối.
-
Các tĩnh mạch nông và mao mạch ở chân bị giãn.
Các triệu chứng trên thường có biểu hiện nặng nề hơn vào cuối ngày hoặc sau khi đứng lâu. Nếu người bệnh dành thời gian để ngủ, nghỉ ngơi, chườm lạnh hoặc kê chân cao thì chúng sẽ giảm đi.
3.2. Ở giai đoạn sau
Khi bệnh tình tiến triển nặng hơn, các biểu hiện của bệnh không còn đơn thuần là những triệu chứng đau nhức, tê mỏi hoặc sưng phù. Thay vào đó là những tác động của bệnh lên nhiều cơ quan khác, cụ thể như:
-
Các huyết khối tĩnh mạch được hình thành và dẫn đến nhiều triệu chứng nghiêm trọng. Trong đó, huyết khối tĩnh mạch nông hiện lên da khá rõ rệt và dễ dàng quan sát bằng mắt thường. Khi sờ vào sẽ cảm thấy hơi cứng, sắc da ở vị trí này cũng chuyển sang màu đỏ kèm theo triệu chứng đau. Đối với huyết khối tĩnh mạch sâu, bệnh nhân có thể cảm thấy chân hơi nóng, ngứa, đau nhức kèm theo tình trạng chảy máu, gây nhiễm trùng.
Vùng da bị suy giãn tĩnh mạch bị bong vảy
-
Loạn dưỡng da chân: vùng da chân dày hơn kèm theo biểu hiện phù nề. Một số trường hợp bệnh nhân bị bong vảy da dẫn đến chảy nước.
-
Loét chân: trên da chân hình thành nhiều vết loét khiến cho bệnh nhân cảm thấy đau rát và ngứa. Khi vết loét mới xuất hiện thường khá nông, tuy nhiên theo thời gian chúng sẽ lan rộng, sâu hơn và dễ bội nhiễm vi khuẩn.
4. Các yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh
Theo thống kê của bộ y tế, số lượng người mắc bệnh suy giãn tĩnh mạch đang ngày một tăng cao. Trong khi đó, bệnh lý này có thể nảy sinh do nhiều nguyên nhân như bẩm sinh, thứ phát hoặc nguyên phát. Bên cạnh đó, một số yếu tố khác cũng góp phần làm tăng nguy cơ mắc bệnh ở một vài đối tượng. Chẳng hạn như:
-
Độ tuổi: những đối tượng cao tuổi thường dễ bị suy giãn tĩnh mạch do sự lão hóa và suy giảm chức năng của một số cơ quan trong cơ thể. Do đó, tỷ lệ mắc bệnh ở những người cao tuổi thường cao hơn so với lứa tuổi trung niên và thanh niên.
Người bị béo phì thường dễ bị suy giãn tĩnh mạch
-
Thừa cân, béo phì: tình trạng thừa cân, béo phì thường thường là yếu tố thuận lợi để hình thành những bệnh lý liên quan đến tim mạch cũng như suy giãn tĩnh mạch.
-
Thói quen xấu: một số đối tượng mắc bệnh do đặc thù công việc buộc họ phải thường xuyên vận động mạnh hoặc đứng liên tục trong thời gian dài.
-
Yếu tố di truyền: một vài bệnh nhân mắc bệnh do ảnh hưởng từ gen di truyền của người thân.
Ngoài những yếu tố được kể trên thì nữ giới cũng là nhóm đối tượng có nguy cơ mắc bệnh khá cao. Bởi vì khi phụ nữ mang thai, tới thời kỳ kinh nguyệt hoạch rối loạn hormone thường gây ảnh hưởng đến tĩnh mạch.
Với những chia sẻ trên đây, chắc hẳn bạn đọc đã có câu trả lời cho thắc mắc suy giãn tĩnh mạch có nguy hiểm không? Ngoài ra, các bạn cũng cần phải lưu ý một số yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh để dễ dàng lựa chọn những giải pháp phòng ngừa bệnh phù hợp.
Video liên quan
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!