Tin tức

Tổng hợp những thông tin về bệnh viêm mũi vận mạch

Ngày 01/11/2022
Viêm mũi vận mạch bệnh đường hô hấp vô căn, một số triệu chứng tương đối giống với viêm mũi dị ứng nên nhiều người nhầm lẫn. Các tác nhân bên ngoài môi trường sống được xem là yếu tố chính gây nên phản ứng giữa hệ thần kinh với giao cảm ở niêm mạc mũi và sinh ra bệnh.

1. Bệnh viêm mũi vận mạch là gì, nguyên nhân do đâu?

1.1. Như thế nào gọi là viêm mũi vận mạch?

Viêm mũi vận mạch có liên quan mật thiết với đường hô hấp. Sự phản ứng quá mức của hệ thần kinh giao cảm với niêm mạc mũi trước sự tác động của các yếu tố bên ngoài làm sinh ra các triệu chứng: ngạt mũi, hắt hơi, chảy nước mũi,... 

Thời tiết và độ ẩm thay đổi thất thường dễ gây ra viêm mũi vận mạch

Thời tiết và độ ẩm thay đổi thất thường dễ gây ra viêm mũi vận mạch

1.2. Căn nguyên gây nên viêm mũi vận mạch là gì?

Có thể xem đây là bệnh lý vô căn vì đến nay vẫn chưa thể xác định được chính xác nguyên nhân. Các tác nhân sau được xem là có nguy cơ gây bệnh cao: 

- Khí hậu: sự thay đổi một cách thất thường của thời tiết kết hợp cùng sự thay đổi của độ ẩm trong không khí gây kích ứng niêm mạc mũi và tạo cơ hội để tác nhân có hại tấn công sinh ra bệnh. 

- Dùng thuốc tây có chứa thành phần gây kích ứng niêm mạc mũi như: thuốc giảm đau, thuốc thần kinh,… 

- Môi trường sống, làm việc bị ô nhiễm, nhiều khói bụi,...

- Phải chịu áp lực lớn từ công việc, một thời gian dài trong môi trường máy lạnh,...

- Nữ giới bị rối loạn nội tiết tố khi mang thai hoặc chu kỳ kinh nguyệt.

2. Nhận biết bệnh viêm mũi vận mạch

Nhiều người nhầm lẫn bệnh viêm mũi vận mạch với bệnh viêm mũi dị ứng vì chúng có nhiều dấu hiệu tương đồng:

- Bị hắt hơi nhiều và thường xuyên.

- Bị ngạt mũi (hay xảy ra ở một bên) khiến cho khả năng thở bị ảnh hưởng. Khi bệnh trở nặng cả hai bên mũi đều bị ngạt nên phải thở bằng miệng, điều này thường xảy ra vào buổi đêm.

- Bị sổ mũi nhưng dịch trong không có mùi, nhiều nhất vào buổi sáng.

Triệu chứng sổ mũi, hắt hơi của viêm mũi vận mạch dễ nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng

Triệu chứng sổ mũi, hắt hơi của viêm mũi vận mạch dễ nhầm lẫn với viêm mũi dị ứng

Điều đáng nói là người bị viêm mũi vận mạch thường ngạt mũi nhiều hơn là hắt hơi, nước mũi chảy ít hơn so với các bệnh hô hấp khác và có kèm theo chảy nước mắt. Những triệu chứng này thường chỉ xuất hiện trong thời gian ngắn chứ không hề kéo dài quanh năm giống như viêm mũi dị ứng. Người bị viêm mũi vận mạch, dau khi dừng hắt hơi sẽ về trạng thái bình thường, hiếm khi kèm mệt mỏi hay đau đầu. Người bệnh thường bị ngứa và căng ở các đầu ngón tay, ngón chân khi trời trở lạnh. 

3. Điều trị viêm mũi vận mạch như thế nào?

3.1. Tại sao cần điều trị sớm bệnh viêm mũi vận mạch?

Việc điều trị viêm mũi vận mạch là cần thiết và cần được tiến hành sớm để tránh:

- Các triệu chứng của bệnh gây ảnh hưởng và làm suy giảm chất lượng cuộc sống của người bệnh.

- Khi tiến triển mạn tính, bệnh dễ gây đau đầu, ho tái phát thường xuyên, ngưng thở khi ngủ,...

- Biến chứng: viêm xoang, polyp mũi, viêm tai giữa,…

3.2. Phương pháp điều trị viêm mũi vận mạch 

Chẩn đoán viêm mũi vận mạch thuộc dạng loại trừ, điều này có nghĩa là sau khi đã loại trừ các nguyên nhân khác gây nên triệu chứng mà người bệnh đang mắc phải thì bác sĩ sẽ đưa ra kết luận về bệnh. Ngoài ra, một số loại xét nghiệm cũng có thể được thực hiện như: xét nghiệm IgE huyết thanh và xét nghiệm dị ứng da (khi bị viêm mũi vận mạch kết quả của hai xét nghiệm này thường âm tính) hoặc các xét nghiệm khác:

- Tế bào học mũi: cung cấp thông tin về loại tế bào cấu tạo niêm mạc mũi, nhờ đó mà xác định được sự hiện diện dấu hiệu viêm.

- Thử nghiệm kích thích mũi: bệnh nhân được tiếp xúc với các chất gây dị ứng, thông qua phương pháp sóng âm mũi hoặc đo khí áp mũi để đánh giá phản ứng.

- Nội soi mũi xoang: gợi ý nguyên nhân khác gây viêm mũi.

- Chụp CT Scan hốc xoang cạnh mũi: loại trừ bệnh viêm mũi xoang.

- Chụp MRI: với trường hợp nghi ngờ khối u ở vùng đầu mặt cổ gây chảy mũi và ngạt mũi.

 Khi nghi ngờ triệu chứng viêm mũi vận mạch người bệnh nên khám để được chẩn đoán chính xác

 Khi nghi ngờ triệu chứng viêm mũi vận mạch người bệnh nên khám để được chẩn đoán chính xác

Đối với việc điều trị bệnh viêm mũi vận mạch, quan trọng nhất là tránh tiếp xúc với chất kích thích có trong môi trường để làm giảm triệu chứng bệnh. Trường hợp điều này không thể thực hiện được thì sẽ điều trị bằng:

- Thuốc 

+ Corticoid tại chỗ: giảm viêm và phù nề.

+ Thuốc kháng cholinergic tại chỗ: điều trị triệu chứng chảy nước mũi

+ Thuốc kháng histamin đường uống: đạt hiệu quả với những người bị ngứa, hắt hơi vì bệnh viêm mũi vận mạch.

- Plasma 

Đây là phương pháp dùng nhiệt độ thấp tự động để tìm kiếm vị trí đang bị viêm trong khoang mũi và đánh tan ổ viêm.

- Laser

Điều trị Laser có ưu điểm cầm máu tốt và giảm thiểu được tối đa biến chứng chảy máu mũi. Tuy nhiên, sau điều trị một thời gian dài sẽ tồn tại vảy mũi nên trong 4 - 8 tuần đầu, cần vệ sinh mũi thường xuyên.

- Phẫu thuật

Phương pháp điều trị này áp dụng với người đã từng trị bệnh bằng thuốc nhưng không đáp ứng. Việc phẫu thuật sẽ làm giảm kích thước cuốn dưới nên cải thiện được triệu chứng bệnh đồng thời vẫn bảo tồn được niêm mạc và tăng hiệu quả của thuốc, khiến thuốc dễ tác dụng sâu vào bên trong hốc mũi. Phẫu thuật thường được lựa chọn để làm vỡ nhánh thần kinh tự chủ chi phối hốc mũi và đạt kết quả giảm dịch tiết ở mũi.

Điều chỉnh lối sống và chế độ ăn uống khoa học, cân bằng có vai trò rất lớn đối với hỗ trợ điều trị và đề phòng bệnh tái phát. Bên cạnh đó, việc vệ sinh sạch sẽ không gian sống cũng sẽ giảm bớt sự tồn tại của tác nhân gây hại từ môi trường bên ngoài, nhờ đó mà giảm thiểu nguy cơ mắc bệnh lý này.

Nhìn chung, bệnh viêm mũi vận mạch không quá phức tạp nhưng cần được điều trị sớm để tránh các nguy cơ biến chứng tiềm ẩn. Vì thế, khi phát hiện có những triệu chứng nghi ngờ, người bệnh nên chủ động đến gặp bác sĩ chuyên khoa để có biện pháp kiểm tra giúp chẩn đoán đúng bệnh và được điều trị tích cực ngay từ đầu.

Ngoài những thông tin được chia sẻ trên đây, nếu còn băn khoăn nào khác về viêm mũi vận mạch, quý khách hàng có thể chia sẻ qua số điện thoại chăm sóc sức khỏe 1900 56 56 56 của Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC để có được những giải đáp chi tiết về bệnh.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.
bác sĩ lựa chọn dịch vụ