Tin tức
Tổng hợp thông tin cần biết về vacxin ung thư cổ tử cung
- 04/11/2020 | Gói tầm soát ung thư cổ tử cung - Giải pháp an tâm sống khỏe
- 17/10/2020 | Cảnh giác mắc ung thư cổ tử cung từ triệu chứng không điển hình
- 18/12/2020 | Những điều nên biết khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung
1. Vì sao cần phải tiêm vacxin ung thư cổ tử cung?
Khi nhắc đến ung thư chúng ta đều biết nó là một căn bệnh nguy hiểm, dễ di căn và gây tử vong nếu không phát hiện chữa trị kịp thời. Trong đó, ung thư cổ tử cung là bệnh phổ biến, đã cướp đi tính mạng của hàng nghìn phụ nữ Việt Nam mỗi năm.
Báo cáo của Globocan (2018) cho thấy, tại Việt Nam mỗi năm có gần 4.177 ca mắc ung thư cổ tử cung mới và có khoảng 2.420 người tử vong do mắc bệnh, cứ một ngày sẽ có 7 phụ nữ tử vong vì căn bệnh này. Báo cáo cũng đã thống kê ung thư cổ tử cung đứng vị thứ 3 - 4 theo mức độ đánh giá bệnh ung thư nguy hiểm phổ biến ở phụ nữ.
Để bảo vệ bản thân khỏi ung thư cổ tử cung phụ nữ nên tiêm vacxin HPV
Nguyên nhân chủ yếu khiến phụ nữ mắc phải bệnh này là do một chủng virus mang tên HPV - virus lây truyền phổ biến qua đường tình dục. Do đó, tiêm vacxin phòng ngừa ung thư cổ tử cung còn được gọi ngắn gọn là tiêm vacxin HPV. Virus HPV chỉ có thể phát hiện được khi phụ nữ thực hiện xét nghiệm tế bào cổ tử cung.
Như vậy, để phòng tránh sự xâm lấn của loại virus này và giảm khả năng mắc ung thư cổ tử cung, phụ nữ nên thực hiện tiêm ngừa ung thư cổ tử cung.
2. Các giai đoạn tiêm ung thư cổ tử cung
Có hai giai đoạn tiêm phòng và ngừa ung thư cổ tử cung là:
-
Phòng ngừa tiên phát: đây là phương pháp bảo vệ phụ nữ khỏi virus HPV bằng cách tiêm vacxin.
-
Phòng ngừa thứ phát: đây là phương pháp giúp kiểm soát và điều trị thương tổn tiền ung thư cổ tử cung.
Trong hai phương pháp trên, tiêm vacxin ung thư cổ tử cung là phương pháp đơn giản, hiệu quả và ít tốn kém hơn. Đây cũng là phương pháp chính để phòng ung thư cổ tử cung. Phụ nữ chưa từng quan hệ tình dục nên xem xét và cân nhắc thực hiện tiêm vacxin HPV để bảo vệ bản thân trước căn bệnh này.
Tiêm vacxin ung thư cổ tử cung ngày nay vô cùng đơn giản và dễ dàng
Bên cạnh đó, tiêm vacxin HPV ngừa ung thư cổ tử cung không thể bảo vệ bệnh nhân khỏi tất cả các chủng HPV gây bệnh, vì thế sau khi tiêm, phụ nữ vẫn nên thực hiện tầm soát ung thư định kỳ.
3. Độ tuổi nên tiêm phòng ung thư cổ tử cung
Ở mỗi độ tuổi vacxin sẽ cho khả năng phòng chống bệnh khác nhau. Đối với việc tiêm phòng ung thư cổ tử cung, Bộ Y tế khuyến cáo nữ từ 9 - 26 tuổi là độ tuổi nên thực hiện tiêm vacxin ung thư cổ tử cung để có hiệu quả cao nhất.
Các bạn nữ nên tiêm vacxin phòng ung thư cổ tử cung sớm vì liệu trình tiêm vacxin cần nhiều thời gian, với 3 mũi tiêm trong 3 lần - đối với nữ từ 9 tuổi trở lên.
Giữa các mũi tiêm vacxin HPV cần có khoảng thời gian nhất định, không được phép thực hiện trong một lần hoặc rút ngắn thời gian tiêm. Thông thường thời gian cách nhau sẽ được tính là 0 tháng - 2 tháng - 6 tháng. Nếu bệnh nhân không có thời gian để tiêm theo liệu trình thì nên lưu ý khoảng thời gian giãn cách giữa các đợt tiêm không nên dài quá 12 đến 15 tháng. Nếu để quá hạn đợt tiêm tiếp theo thì sẽ làm giảm hiệu quả của vacxin.
4. Những lưu ý trước và sau khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung
Để liệu trình tiêm vacxin được diễn ra suôn sẻ và đạt hiệu quả cao thì bệnh nhân cũng nên lưu ý những vấn đề sau:
-
Trước khi tiêm vacxin ung thư cổ tử cung phụ nữ nên đến gặp bác sĩ để thăm khám và thực hiện các xét nghiệm sàng lọc kiểm tra sức khỏe. Trong trường hợp bệnh nhân không có dị ứng với các thành phần của vacxin và phụ nữ chưa quan hệ tình dục thì không cần thiết phải làm các xét nghiệm trên.
Bác sĩ thực hiện tư vấn cho bệnh nhân tình hình sức khỏe trước khi tiêm vacxin
-
Phụ nữ đã quan hệ tình dục vẫn có thể thực hiện liệu trình tiêm phòng ung thư cổ tử cung tuy nhiên hiệu quả mang lại sẽ không cao.
-
Phụ nữ đang mang thai không được phép tiêm vacxin. Trong trường hợp mang thai khi đang thực hiện liệu trình tiêm vacxin thì bệnh nhân nên dừng liệu trình cho đến khi thai nhi chào đời.
-
Phụ nữ đã nhiễm virus HPV vẫn có thể tiến hành tiêm vacxin ung thư cổ tử cung.
Sau khi tiêm vacxin bạn có thể sẽ gặp những triệu chứng và tác dụng phụ sau đây:
-
Vị trí tiêm bị đau và sưng, đây là phản ứng thường gặp sau khi tiêm thuốc. Thời gian để vết tiêm hết đau và sưng thường là 2 ngày.
-
Một số tác dụng phụ khác có thể ảnh hưởng là sốt nhẹ, chóng mặt, nhức đầu, đau cơ khớp hoặc buồn nôn.
-
Một số trường hợp thanh thiếu niên bị ngất sau khi tiêm. Nguyên nhân là do lo lắng, hồi hộp, sợ hãi. Vì thế, sau khi tiêm vacxin, bệnh nhân sẽ được ngồi nghỉ ngay tại chỗ và theo dõi trong vòng 15 - 30 phút.
-
Xảy ra sốc phản vệ sau khi tiêm. Nguyên nhân của sốc phản vệ có thể là do bệnh nhân bị dị ứng với thành phần có trong thuốc. Trường hợp này vô cùng hiếm và nếu xảy ra bác sĩ sẽ chữa trị ngay lập tức.
-
Duy trì lối sống lành mạnh và cân bằng chế độ ăn uống đầy đủ dinh dưỡng để đảm bảo có một sức khỏe tốt.
Tập thể dục góp phần làm tăng sức đề kháng giúp cơ thể chống lại bệnh tật
Với tỷ lệ mắc ung thư cổ tử cung ở phụ nữ là rất cao nên việc tiêm vacxin phòng ngừa có ý nghĩa quan trọng, giúp thiểu nguy cơ mắc bệnh. Tuy nhiên bạn cũng nên tìm hiểu, lựa chọn cơ sở y tế uy tín để thực hiện tiêm phòng. Nếu bạn chưa tìm được địa chỉ phù hợp thì có thể cân nhắc sử dụng dịch vụ tiêm vacxin ung thư cổ tử cung tại Bệnh viện Đa khoa MEDLATEC. Để đặt lịch thăm khám trước, bạn có thể liên lạc đến hotline: 1900 56 56 56.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!