Tin tức
Ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu có biểu hiện như thế nào?
- 23/03/2020 | Những người bị nhiễm HPV có nên tiêm vắc xin cổ tử cung không?
- 14/05/2020 | Đi chích ngừa ung thư cổ tử cung cần lưu ý những điều gì?
- 21/04/2020 | Viêm lộ tuyến cổ tử cung là gì và cách điều trị hiệu quả
1. Dấu hiệu nhận biết ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu
ung thư cổ tử cung, ung thư buồng trứng, ung thư vú là 3 bệnh ung thư phổ biến và gây tử vong cao ở nữ giới. Đối với ung thư cổ tử cung, bệnh có tỉ lệ chữa khỏi cao nếu được phát hiện sớm và điều trị đúng hướng. Tuy nhiên, đây lại là bệnh rất khó phát hiện ở giai đoạn đầu vì những triệu chứng của bệnh thường không rõ ràng, rất mơ hồ và dễ nhầm lẫn với những bệnh phụ khoa thông thường khác. Cách tốt nhất chính là tầm soát để phát hiện bệnh sớm, ngay cả khi chưa có triệu chứng.
Ở giai đoạn đầu, bệnh thường không có biểu hiện rõ ràng.
Bệnh có 3 giai đoạn, trong đó ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu thông thường chị em sẽ rất khó để nhận biết mình đang mang bệnh. Tuy nhiên, nếu có những dấu hiệu dưới đây, chị em hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị bệnh:
Xuất huyết âm đạo bất thường: Phụ nữ trong độ tuổi sinh sản bỗng nhiên xuất huyết giữa chu kỳ hoặc phụ nữ đã mãn kinh đột nhiên thấy xuất huyết âm đạo mà không rõ nguyên nhân. Lượng máu có thể ít và không kèm theo biểu hiện bất thường.
Dịch âm đạo nhiều hơn và có thay đổi bất thường: Người bệnh ung thư cổ tử cung có thể thấy lượng dịch âm đạo nhiều hơn, có màu sắc bất thường và kèm theo mùi hôi, tanh khó chịu.
Người bệnh ung thư cổ tử cung thường có dấu hiệu đau vùng chậu.
Đau vùng chậu và lưng: Hiện tượng này thường gặp khi bệnh đã ở mức độ nghiêm trọng. Những cơn đau vùng chậu, vùng lưng xuất hiện và có thể lan xuống chân, gây ra sưng phù chân.
Chuột rút: Hiện tượng chuột rút có thể là do nhiều nguyên nhân gây ra nhưng bạn cũng nên thận trọng vì đây rất có thể là biểu hiện của ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu.
Tiểu tiện bất thường: Hắt hơi hay vận động mạnh cũng khiến nước tiểu rò rỉ, nước tiểu lẫn máu hoặc bị đau buốt khi tiểu tiện,…
Rối loạn kinh nguyệt như chậm kinh, kinh có màu bất thường, kinh nguyệt kéo dài,…
2. Vì sao nên tầm soát để phát hiện và điều trị ung thư tử cung giai đoạn đầu?
Trên thực tế, rất nhiều chị em mắc bệnh nhưng không hề biết và chỉ đến khi bệnh chuyển biến nặng với những biểu hiện nghiêm trọng mới đi khám và dẫn tới cơ hội điều trị khỏi bệnh rất thấp. Bên cạnh đó, rất nhiều trường hợp được sàng lọc, phát hiện bệnh sớm và điều trị đúng cách đã được điều trị hiệu quả, cải thiện chất lượng sống.
Các chuyên gia giải thích, giai đoạn đầu những biểu hiện của bệnh có thể mơ hồ hoặc thậm chí chưa phát ra bên ngoài, nhưng với các phương pháp hiện đại, người bệnh vẫn được chẩn đoán bệnh nhanh chóng và chính xác. Càng phát hiện sớm thì cơ hội điều trị khỏi bệnh càng cao.
Sàng lọc phát hiện bệnh sớm và điều trị hiệu quả đã giúp rất nhiều phụ nữ được cứu sống. Vì thế, chị em hãy biết cách tự bảo vệ, kiểm soát sức khỏe của mình bằng cách thăm khám định kỳ, tầm soát bệnh theo lời khuyên của các bác sĩ, đồng thời cũng không nên quá lo lắng.
3. Những ai nên tầm soát ung thư cổ tử cung?
Phụ nữ từ 25 tuổi trở lên và đã từng quan hệ tình dục đều nên làm xét nghiệm sàng lọc ung thư cổ tử cung. Tuy nhiên, nếu có biểu hiện bất thường và trong gia đình có người thân như mẹ hoặc anh chị em ruột từng mắc bệnh thì cũng nên làm xét nghiệm sớm.
Xuất huyết âm đạo bất thường cũng là một triệu chứng ung thư cổ tử cung.
Thời điểm tốt nhất để làm xét nghiệm là 2 tuần sau ngày đầu tiên của chu kỳ kinh nguyệt. Chị em cũng cần lưu ý không đặt thuốc âm đạo trong 48 giờ trước khi lấy xét nghiệm và kiêng quan hệ vào tối hôm trước.
Trong trường hợp xét nghiệm và không phát hiện bất thường, bạn có thể tiếp tục làm xét nghiệm sàng lọc cứ mỗi 3 năm sau đó. Đây là cách tốt nhất để bảo vệ sức khỏe và phát hiện sớm ngay cả khi bệnh ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu chưa có biểu hiện ra bên ngoài.
Xét nghiệm tầm soát sớm ung thư cổ tử cung gồm có: PAP-Smear và HPV. Theo khuyến cáo PAP-Smear được thực hiện 1 năm 1 lần trong vòng 3 năm liên tiếp, nếu kết quả bình thường thì 2 - 3 năm xét nghiệm 1 lần. HPV được khuyến cáo 2 năm xét nghiệm 1 lần.
4. Những ưu điểm khi tầm soát ung thư cổ tử cung tại MEDLATEC
Quy trình tầm soát bệnh đối với mỗi bệnh nhân sẽ khác nhau và phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố. Thông thường, người bệnh sẽ được khám tầm soát, làm xét nghiệm Pap smear bao gồm Thin-prep và Cell-prep. Xét nghiệm định type HPV, sinh thiết, soi cổ tử cung.
Bệnh viện Đa Khoa MEDLATEC là một trong những cơ sở y tế uy tín ở Hà Nội. Đội ngũ bác sĩ của bệnh viện có chuyên môn cao và được đào tạo bài bản để thực hiện tốt các kỹ thuật xét nghiệm trên các loại thiết bị y tế hàng đầu thế giới.
Xét nghiệm Pap smear cũng nằm trong quy trình tầm soát bệnh ung thư cổ tử cung.
Tầm soát để phát hiện ung thư cổ tử cung giai đoạn đầu là một gói dịch vụ rất quan trọng trong gói chăm sóc sức khỏe cho chị em. Nếu bạn có nhu cầu làm xét nghiệm riêng biệt, thì mọi thủ tục cũng hết sức thuận tiện.
Tại MEDLATEC, các thiết bị y tế đều được nhập khẩu từ những quốc gia có nền y tế phát triển, đồng thời những phương pháp xét nghiệm sàng lọc đều rất hiện đại với những kỹ thuật được đảm bảo để cho kết quả chẩn đoán bệnh luôn chính xác. Nếu bạn bận rộn, bạn cũng sẽ không cần quá lo lắng vì kết quả khám sẽ được gửi về tận nhà hoặc có trên hệ thống của bệnh viện, kèm theo đó là tư vấn của bác sĩ.
Tầm soát ung thư cổ tử cung chính là một phương pháp hiệu quả để phát hiện bệnh ngay ở giai đoạn sớm. Nó giống như một “cơ hội vàng” để tăng cơ hội điều trị bệnh hiệu quả và cũng chính là giảm nguy cơ tử vong, chi phí điều trị và cải thiện chất lượng sống cho người bệnh.
Hãy nhấc máy và gọi đến số 1900 56 56 56 để được chuyên gia tư vấn.
Bình luận ()
Lựa chọn dịch vụ
Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!