Tin tức

Top các biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến hiệu quả

Ngày 01/06/2021
Tham vấn y khoa: Bác sĩ Trần Thị Kim Ngọc
Không chỉ có người già, ngay cả người trẻ cũng có nguy cơ phải hứng chịu các di chứng nặng nề sau tai biến như không nói chuyện được, không thể đi lại hay thậm chí không thể cử động các chi,… Dưới đây sẽ là một số biện pháp hỗ trợ phục hồi chức năng sau tai biến theo lời khuyên của các chuyên gia.

1. Biện pháp số 1: Đặt bệnh nhân ở tư thế đúng

Đa số mọi người đều cho rằng phục hồi chức năng sau tai biến là các hoạt động tập luyện cơ hoặc thực hành các hoạt động sinh hoạt thường nhật. Tuy nhiên, trên thực tế việc phục hồi chức năng cần bắt đầu ngay từ bước chọn tư thế nằm cho người bệnh. 

Hỗ trợ đặt bệnh nhân về tư thế chuẩn là một phần quan trọng của quá trình phục hồi chức năng sau tai biến

Hỗ trợ đặt bệnh nhân về tư thế chuẩn là một phần quan trọng của quá trình phục hồi chức năng

Bản thân bệnh nhân mới tai biến mạch máu não đều tương đối yếu, các khớp cũng như cơ tay, chân vô lực. Việc đặt người bệnh nghỉ ngơi tại tư thế chuẩn sẽ giảm bớt tình trạng co cứng cơ cũng như đề phòng biến dạng khớp trong tương lai. Một số tư thế đặt người bệnh cơ bản bao gồm:

Tư thế nằm ngửa:

Đây là tư thế cơ bản có thể giúp người bệnh cảm thấy thoải mái. Chúng ta nên chủ động sử dụng gối mềm để nâng cao phần vai và hông bị yếu hoặc liệt, khớp gối có thể gập nhẹ cho thư giãn. Lưu ý kê cổ chân vuông góc với cẳng chân để tránh biến dạng theo thời gian.

Tư thế nằm nghiêng sang bên liệt:

Người bệnh hoàn toàn có thể nằm nghiêng sang bên có cơ đang bị liệt nếu chúng ta biết hỗ trợ đưa họ về tư thế chuẩn. Trong trường hợp này chúng ta cần gập vai liệt, giúp cánh tay vuông góc với thân, thân mình nằm hơi ngửa và chân bị liệt duỗi thẳng. Bên lành có thể đặt tuỳ ý người bệnh.

Tư thế nằm nghiêng sang bên lành:

Trường hợp này chúng ta vẫn nên để phần vai và tay bên lành được co duỗi tự do. Tuy nhiên chân lành nên duỗi để giúp thân mình được vuông góc với mặt giường. Sử dụng hai chiếc gối để đỡ tay và chân bị liệt.

2. Biện pháp số 2: Hỗ trợ người bệnh lăn trở đều đặn

Các phương pháp phục hồi chức năng sau tai biến không nên bắt đầu ngay với các hoạt động đi lại hay ăn uống. Điều này sẽ khiến người bệnh gặp áp lực nhiều nhưng không hiệu quả. Thay vào đó hãy hướng dẫn bệnh nhân tự lăn trở để tránh viêm loét do tỳ đè phần cơ thể bị liệt lâu ngày.

Để lăn trở sang bên liệt, người bệnh có thể tự nâng phần tay và chân lành lên rồi đưa sang bên liệt, xoay mạnh thân để toàn bộ cơ thể chuyển động về phía đó.

Nếu muốn lăn trở về bên lành thì chúng ta nên hỗ trợ bệnh nhân. Đầu tiên hãy hướng dẫn họ dùng tay lành kéo tay liệt sang hướng mình muốn. Kế đó hỗ trợ gập gối và háng rồi đẩy hông để cơ thể xoay được sang bên lành.

3. Biện pháp số 3: Tập ngồi dậy

Nếu bệnh nhân đã thực hiện nhuần nhuyễn hai bước phục hồi chức năng sau tai biến nêu trên thì tiếp theo chúng ta có thể chuyển sang bước thử tập ngồi.

Đối với các bệnh nhân có phần cơ thể bị liệt, bước tập ngồi sẽ cần sự có mặt và hỗ trợ từ người khác. Trước hết người bệnh cần đưa cơ thể về tư thế nằm ngửa. Kế đến bệnh nhân sẽ bám vào tay của người nhà, người nhà có thể hỗ trợ bằng cách quàng tay đỡ vai người bệnh rồi dùng lực từ từ nâng người bệnh chuyển sang tư thế ngồi.

Với sự hỗ trợ đến từ mọi người xung quanh, người bị tai biến hoàn toàn có thể luyện tập ngồi dậy

Với sự hỗ trợ đến từ mọi người xung quanh, người bị tai biến hoàn toàn có thể luyện tập ngồi dậy

4. Biện pháp số 4: Thực hành các hoạt động sinh hoạt cá nhân đơn giản

Sau khi bệnh nhân đã dễ dàng tiếp cận với tư thế ngồi, chúng ta có thể hướng dẫn bệnh nhân thực hiện một số hoạt động tự chăm sóc đơn giản tại tư thế này nhé! Tùy vào thể trạng cũng như khả năng tự phục hồi của người bệnh mà chúng ta có thể lựa chọn luyện tập với các hoạt động như ăn uống, đánh răng, chải tóc, rửa mặt, thay áo,…

Lưu ý rằng bước này cần sự kiên nhẫn đến từ cả hai phía gồm bệnh nhân và người nhà. Không nên thúc giục vào giai đoạn này thì việc cố sức luyện tập có thể đem đến một số tác dụng phụ không mong muốn.

5. Biện pháp số 5: Tập đứng giúp phục hồi chức năng sau tai biến

Vấn đề lớn nhất của hoạt động đứng sau khi phục hồi chức năng sau tai biến của phần lớn bệnh nhân chính là khó đứng vững do dồn lực không đều xuống hai chân. Bao giờ chân lành cũng chịu lực chính và chân liệt hầu như không tham gia nhiều vào quá trình này.

Cần lưu ý hướng dẫn người bệnh cách đứng sao cho không bị lệch chân

Cần lưu ý hướng dẫn người bệnh cách đứng sao cho không bị lệch chân

Cách giải quyết tình trạng này một cách dứt điểm là hướng dẫn người bệnh phải dồn lực đều xuống cả hai chân. Nếu chưa quen thì có thể sử dụng nạng để hỗ trợ. Khi đã đứng vững được thì có thể kết hợp một số động tác nhẹ nhàng như dùng tay với sang các bên hoặc cúi người để nhặt đồ vật. Luyện tập đứng càng nhiều thì quá trình phục hồi càng được rút ngắn.

6. Biện pháp số 6: Tăng cường vận động

Quá trình phục hồi sẽ được đánh giá là hiệu quả nếu bệnh nhân có thể di chuyển và không mắc các di chứng cứng khớp. Để đạt được mục tiêu này chúng ta cần thường xuyên động viên người bệnh tăng cường vận động theo khả năng.

Tăng cường vận động là giải pháp tốt nhất để tránh tình trạng bị cứng khớp

Tăng cường vận động là giải pháp tốt nhất để tránh tình trạng bị cứng khớp

Có hai bài tập đơn giản nhưng được các bác sĩ chuyên khoa gợi ý là:

  • Bài tập nâng hông: Người bệnh thực hiện bài tập tại tư thế nằm ngửa, tay đặt dọc theo cơ thể và hai chân chụm nhẹ, đặt sát nhau. Tận dụng tư thế gập chân để đẩy hông lên cao càng lâu càng tốt và lặp lại nhiều lần.

  • Bài tập cài tay ra sau đầu: Tiến hành cài các ngón tay lành đan xen với các ngón tay bị liệt rồi duỗi cả hai cánh tay về phía đầu, giữ khuỷu tay ở khoảng ngang tai. Sau khi giữ một thời gian có thể hạ xuống và lặp lại bài tập.

Vừa rồi MEDLATEC đã hướng dẫn cho các bạn độc giả các biện pháp phục hồi chức năng sau tai biến cơ bản và mang lại hiệu quả nhanh nhất. Quá trình phục hồi có thể thay đổi tùy theo thể trạng cũng như khả năng của mỗi người bệnh nên chúng ta nên giữ vững quyết tâm cũng như sự kiên nhẫn. Mọi thắc mắc liên quan đến vấn đề này xin gửi về cho chúng tôi theo đường dây nóng 1900 56 56 56. Chúng tôi sẽ giải đáp thắc mắc cũng như lắng nghe các yêu cầu hỗ trợ y khoa của cộng đồng 24/7.

Bình luận ()

Ý kiến của bạn sẽ được xét duyệt trước khi đăng.

Lựa chọn dịch vụ

Quý khách hàng vui lòng lựa chọn dịch vụ y tế theo nhu cầu!

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà

Lấy mẫu xét nghiệm tại nhà giúp khách hàng chủ động tầm soát bệnh lý. Đồng thời tiết kiệm thời gian đi lại, chờ đợi kết quả với mức chi phí hợp lý.

Đặt lịch thăm khám tại MEDLATEC

Đặt lịch khám tại cơ sở khám chữa bệnh thuộc Hệ thống Y tế MEDLATEC giúp chủ động thời gian, hạn chế tiếp xúc đông người.